trong hai bài thơ Về thăm mẹ và à ơi tay mẹ lớp 6 em thích bài thơ nào vì sao hãy viết 5-7 câu về hình ảnh đó giúp với ạ cứu cứu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ông cha ta từng viết:
Con người có cố, có ông,
Như cây có cội, như sông có nguồn.
Đây là một trong những bài ca dao hay nhất thuộc chủ đề tình cảm gia đình. Bài ca dao nói về sự thủy chung mà con cháu dành cho tổ tiên của mình. Nhắc nhở chúng ta nhớ ơn đến tổ tông nòi giống và còn rộng lớn hơn nữa. Hình ảnh so sánh con người giống như cây, như sông. Cây có gốc, sông có thượng nguồn, nơi bắt đầu để chúng phát triển, sinh sôi. Con người cũng thế, nhờ ông bà, tổ tiên thì mới có chúng ta ngày hôm nay. Bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc, nêu lên một cách giản dị và dễ hiểu, muốn nhắn nhủ con cháu phải nhớ ơn ông bà tổ tiên, không được vong ơn bội nghĩa. Hình ảnh thơ quen thuộc, dung dị như một lời nhắc nhở về sự biết ơn những thế hệ đi trước. Qua đó, bài ca dao đã bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến ông bà, tổ tiên và cả những thế hệ đi trước từ rất lâu.
Tham Khảo
Dàn ý đây nhé (Em hãy dựa vào để làm một bài văn hoàn chỉnh)
1. Mở đoạn: Nêu được tên bài thơ, tác giả (nếu có) và cảm nghĩ chung của em về bài thơ.
2. Thân đoạn:
Chỉ ra nội dung hoặc nghệ thuật cụ thể của bài thơ khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ.
Ví dụ: Về nội dung, bài thơ viết về đề tài gia đình thân thuộc, về tình cảm yêu thương, gắn bó với tất cả mọi người; Về hình thức, bài thơ sử dụng thể lục bát quen thuộc, gần gũi, có cách ngắt nhịp và gieo vần phù hợp với việc thể hiện nội dung tình cảm gia đình,...
Nêu lên các lí do khiến em thích.
Ví dụ: Về nội dung, bài thơ gợi cho em những kỉ niệm, tình cảm, cảm xúc thân thương về ông, bà, mẹ , cha và những người thân,...; Về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng các từ ngữ, hình ảnh rất sinh động, gợi cảm; các biện pháp tu từ và cách gieo vần, ngắt nhịp độc đáo;...
3. Kết đoạn: Khái quát lại cảm nghĩ của bản thân về ý nghĩa của bài thơ.
tham khảo
Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương là một bài thơ lục bát nói về tình cảm của người con dành cho mẹ khi nhìn thấy cuộc sống của mẹ từ những “chuyện giản đơn thường ngày”. Thơ lục bát vẫn gắn liền với ca dao, thể hiện đời sống và tâm tình của người Việt. Khi nói về những hình ảnh cuộc sống của mẹ, với những hình ảnh giản dị, vốn quen thuộc với người dân Việt Nam, cùng với việc bộc lộ tình cảm thì lục bát là một lựa chọn phù hợp. Dùng lục bát để thể hiện tình cảm tưởng như là điều đã quen thuộc, rất dễ rơi vào sáo mòn, nhưng tác giả bài thơ vẫn thể hiện được sự độc đáo về mặt nghệ thuật. Điển hình là cụm từ “òa cơn mưa”. “Òa” vốn là từ dùng để chỉ trạng thái biểu cảm của con người, ở đây lại được dùng cho “trời”. Vậy là con người xúc động sẽ òa khóc, còn trời xúc động thì “đang yên vậy” sẽ “òa cơn mưa”. Cơn mưa của trời xét trong chỉnh thể bài thơ là một hiện tượng tự nhiên, để sau đó: “Chum tương mẹ đã đậy rồi/ Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”. Song, với một từ “òa”, hình ảnh cơn mưa lúc này không còn chỉ là hiện tượng tự nhiên mà nó đã là một chỉ dấu cho những điều gây xúc động được liệt kê ở phía sau đó như: áo tơi “lủn củn khoác hờ người rơm”, “cái nơm hỏng vành”, v.v… Có thể nói tác giả đã rất khéo dùng hiện tượng tự nhiên để nói lên tình cảm của mình, hay cách khác, tác giả đã ngụ trong cảnh vật cái tình muốn gửi gắm. Bài thơ Về thăm mẹ nếu thiếu từ “òa” sẽ vẫn hay bởi cái nhìn của tác giả về hình ảnh người mẹ và cuộc sống của mẹ bình dị làm xúc động chủ thể trữ tình – người con. Nhưng có thêm từ “òa”, bài thơ đã tạo được điểm sáng về nghệ thuật.
Bài thơ Những điều bố yêu khác với bài thơ À ơi tay mẹ (Bình Nguyên) và Về thăm mẹ (Đỉnh Nam Khương) là: Diễn tả tâm trạng của người cha
Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương là một bài thơ lục bát nói về tình cảm của người con dành cho mẹ khi nhìn thấy cuộc sống của mẹ từ những “chuyện giản đơn thường ngày”. Thơ lục bát vẫn gắn liền với ca dao, thể hiện đời sống và tâm tình của người Việt. Khi nói về những hình ảnh cuộc sống của mẹ, với những hình ảnh giản dị, vốn quen thuộc với người dân Việt Nam, cùng với việc bộc lộ tình cảm thì lục bát là một lựa chọn phù hợp. Dùng lục bát để thể hiện tình cảm tưởng như là điều đã quen thuộc, rất dễ rơi vào sáo mòn, nhưng tác giả bài thơ vẫn thể hiện được sự độc đáo về mặt nghệ thuật. Điển hình là cụm từ “òa cơn mưa”. “Òa” vốn là từ dùng để chỉ trạng thái biểu cảm của con người, ở đây lại được dùng cho “trời”. Vậy là con người xúc động sẽ òa khóc, còn trời xúc động thì “đang yên vậy” sẽ “òa cơn mưa”. Cơn mưa của trời xét trong chỉnh thể bài thơ là một hiện tượng tự nhiên, để sau đó: “Chum tương mẹ đã đậy rồi/ Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”. Song, với một từ “òa”, hình ảnh cơn mưa lúc này không còn chỉ là hiện tượng tự nhiên mà nó đã là một chỉ dấu cho những điều gây xúc động được liệt kê ở phía sau đó như: áo tơi “lủn củn khoác hờ người rơm”, “cái nơm hỏng vành”, … Có thể nói tác giả đã rất khéo dùng hiện tượng tự nhiên để nói lên tình cảm của mình, hay cách khác, tác giả đã ngụ trong cảnh vật cái tình muốn gửi gắm. Bài thơ Về thăm mẹ nếu thiếu từ “òa” sẽ vẫn hay bởi cái nhìn của tác giả về hình ảnh người mẹ và cuộc sống của mẹ bình dị làm xúc động chủ thể trữ tình – người con. Nhưng có thêm từ “òa”, bài thơ đã tạo được điểm sáng về nghệ thuật.
NHỚ TICK NHA