Do lời nói ngây thơ của bé Đản và do sự đa nghi của Trương Sinh đã đoạt Vũ Nương tới cái chết.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1, Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận
2, Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện
3, Nêu được những chi tiết hé mở trong truyện để có thể tránh được thảm kịch cho Vũ Nương:
=>Thể hiện tài năng kể chuyện của Nguyễn Dữ (thắt nút truyện làm cho mâu thuẫn đẩy lên đỉnh điểm tăng sự li kỳ, hấp dẫn cho câu chuyện)
4, Suy nghĩ về cái chết của Vũ Nương:
5, Đánh giá, liên hệ, mở rộng:
Nếu như cái chết đầy bi thương của lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao gợi nên trong tâm hồn người đọc một sự thương xót và căm phẫn xã hội bất công, tàn bạo đã bóp nghẹt quyền sống của người dân, để họ phải tìm đến lối thoát duy nhất là cái chết thương tâm. Thì với tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ người đọc sẽ cảm thấy thật thắc mắc rằng chỉ với một lời nói không rõ ngọn ngành của một đứa trẻ mới tập nói, chỉ bởi những suy nghĩ đơn giản và ngây thơ lại dẫn đến một cái chết vô cùng bi thương cho người phụ nữ công, dung, ngôn, hạnh - người mà đáng lẽ ra sẽ phải nhận được niềm hạnh phúc xứng đáng.
Câu trả lời có lẽ từ đây, nếu tỉnh táo và xem xét thấu đáo vấn đề thì có lẽ Trương Sinh đã không đẩy vợ đến con đường chết. Chính vì sự đa nghi và mất lòng tin vào vợ, chính vì sự vũ phu nam quyền độc đoán, vì sự bất công, coi rẻ mạng sống người phụ nữ mà khiến cho cái chết của Vũ Nương lại thêm muôn phần bi thảm. Sự ra đi của nàng là cách duy nhất để chứng minh cho nỗi oan nghiệt của bản thân, là chút hy vọng cuối cùng để níu giữ lại phẩm giá tốt đẹp của người phụ nữ.
Sự ra đi của Vũ Nương để lại trong lòng người đọc bao niềm cảm thương, đau đớn và ngậm ngùi, bao nhiêu sự tiếc nuối dành cho một kiếp “hồng nhan bạc mệnh” quá đỗi xót xa trong lòng xã hội lúc bấy giờ.
Có thể thấy thoát ẩn hiện trong những trang văn của Nguyễn Dữ là một niềm thương cảm quặn xé trước bi kịch ngang trái của Vũ Nương, là lời tố cáo đanh thép một chế độ xã hội với những hủ tục lạc hậu những lời văn của Nguyễn Dữ thấm đẫm sâu sắc giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
Trước và sau Vũ Nương, ta bắt gặp Thị Kính, Thúy Kiều - họ đều là nạn nhân của lễ giáo phong kiến dù bị oan khuất, bị vùi dập về cả thể xác lẫn tinh thần, dù phải sống dưới lớp bùn đen nhơ nhớp của xã hội tanh bẩn nhưng ở họ sẽ mãi ngời sáng vẻ đẹp về phẩm chất luôn ngời sáng để cho người đương thời và mãi mãi về sau khâm phục, nâng niu, kính trọng.
Tham khảo:
Đọc “Chuyện người con gái Nam Xương”, chắc hẳn người đọc sẽ cảm thấy ám ảnh với cái chết của nàng Vũ Nương.
Truyện kể rằng, Vũ Thị Thiết là một phụ nữ đức hạnh ở Nam Xương. Chồng là Trương Sinh, người nhà giàu nhưng không có học, tính lại đa nghi. Triều đình bắt lính, Trương Sinh phải tòng quân trong khi vợ đang mang thai. Chồng đi xa mới được mười ngày thì nàng sinh con trai đặt tên là Đản. Năm sau, giặc tan, việc quân kết thúc, Trương Sinh trở về thì con đã biết nói, những đứa trẻ nhất định không nhận Trương Sinh làm bố. Nó nói: “Ơ hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ thin thít. Trước đây thường có một ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Tính Trương Sinh hay ghen, nghe con nói vậy đinh ninh rằng vợ hư, đã vu oan cho Vũ Nương, ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương bị oan ức đã nhảy xuống sông tự vẫn.
Đọc kĩ tác phẩm, em thấy truyện không phải không hé mở khả năng có thể dễ dàng tránh được thảm kịch đau thương đó. Tài kể chuyện của tác giả là ở chỗ đó, cởi ra rồi lại thắt vào đẩy câu chuyện đi tới, khiến người đọc hứng thú theo dõi và suy nghĩ, chủ đề của tác phẩm từng bước nổi lên theo dòng kể của câu chuyện. Lời con trẻ nghe như thật mà chứa đựng không ít điều vô lý không thể tin ngay được, nếu Trương Sinh biết suy nghĩ, người cha gì mà lạ vậy: “không biết nói, chỉ nín thin thít” chẳng bao giờ bế con mình, mà hệt như “cái máy” - “mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi”. Câu nói đó của đứa trẻ chẳng phải là một câu đố, giảng giải được thì cái chết của Vũ Nương sẽ không xảy ra. Nhưng Trương Sinh cả ghen, ít học, thiếu suy nghĩ, đã vô tình bỏ dở khả năng giải quyết tấm thảm kịch, dẫn tới cái chết oan uổng của người vợ mà chàng không phải không có tình yêu thương. Tất nhiên sự đời có thế mới thành chuyện, vả lại trên đời làm gì có sự ghen tuông sáng suốt.
Bi kịch có thể tránh được khi vợ hỏi chuyện kia ai nói, chỉ cần Trương Sinh kể lại lời con nói mọi chuyện sẽ rõ ràng. Vũ Nương sẽ chứng minh cho chồng rõ ở một mình nàng hay đùa với con trỏ vào bóng mình và nói là cha Đản. Mãi sau này, một đêm phòng không vắng vẻ, ngồi buồn dưới bóng đèn khuya, chợt người con chỉ vào bóng mình trên vách mà bảo đó là cha nó, Trương Sinh mới tỉnh ngộ, thấu hiểu nỗi oan của vợ thì mọi chuyện đã xong. Vũ Nương không còn nữa trên đời.
Câu chuyện bắt đầu từ một bi kịch gia đình, một chuyện trong nhà, một vụ ghen tuông. Không ít tác phẩm xưa nay đã viết về cái chuyện thường tình đầy tai họa này. Vũ Nương không may lấy phải người chồng cả ghen, nguyên nhân trực tiếp dẫn nàng đến cái chết bi thảm là “máu ghen” của người chồng nông nổi. Nhưng sự thực vẫn là sự thực! Cái chết oan uổng quá đến từ người chồng độc đoán.
Một phụ nữ đức hạnh, tâm hồn như ngọc sáng mà bị nghi oan bởi một chuyện không đâu ở một lời con trẻ, một câu nói đùa của mẹ với con mà phải tìm đến cái chết bi thảm, ai oán trong lòng sông thăm thẳm. Câu chuyện đau lòng vượt ra ngoài khuôn khổ của một gia đình, nó buộc chúng ta phải suy nghĩ tới số phận mong manh của con người trong một xã hội mà những oan khuất, bất công, tai hoạ có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với họ bởi những nguyên nhân nhiều khi rất lạ lùng không thể lường trước được. Đó chính là hiện thực xã hội phong kiến ở nước ta, nhất là ở thời nó đã suy vong. Xã hội đó đã sinh ra những chàng Trương Sinh, những người đàn ông đặc đầu óc “Nam quyền” chà đạp lên quyền sống của người phụ nữ. Tính ghen tuông của cá nhân cộng với tư tưởng “nam quyền” trong xã hội đã làm nên một Trương Sinh độc đoán đến kỳ cục, khư khư theo ý riêng, nhất thiết không nghe ý kiến của người khác. Đứa trẻ nói thì tin ngay, còn vợ than khóc giãi bày thống thiết thì nhất định không tin, họ hàng, làng xóm phân giải công minh cũng chẳng ăn thua gì. Hậu quả là cái chết thảm thương của Vũ Nương mà nguyên nhân sâu xa là chế độ phong kiến bất công cùng chế độ “nam quyền” bất bình đẳng của nó đã gây ra bao nhiêu tai hoạ cho người phụ nữ nói riêng và con người thời đó nói chung.
Như vậy, có thể thấy cái chết của Vũ Nương chứa đựng nhiều ý nghĩa thật sâu sắc.
“Cha ơi, mẹ con đâu?”. Câu hỏi của đứa con thơ dại lại vang lên, và một lần nữa làm con tim tôi đau nhói. “Mẹ đang cùng bà nội sống ở một nơi thật xa, con ạ!” … “Thế sao mẹ Đản không về nhà chơi với Đản?” … “Mẹ còn phải chăm sóc bà mà con. Mẹ Đản về chơi với Đản thì ai sẽ trông nom bà, đúng không nào?”. Đứa bé suy nghĩ một lúc rồi “dạ” một tiếng rõ to và trở lại nô đùa cùng chúng bạn sau khi được tôi giải đáp. Còn tôi lại đứng lặng người, chỉ mong con tha lỗi, vì tôi chỉ có thể trả lời bé như vậy. Nó còn quá nhỏ, quá bé bỏng để có thể hiểu mọi việc. Tôi đã quyết định đến một ngày nào đó, khi bé đã khôn lớn, tôi sẽ kể cho nó nghe tất cả những gì mà nó đang thắc mắc – câu chuyện về người mẹ thùy mị, nết na. Nghĩ đến đây, khóe mắt tôi đã ngấn lệ, và bao nhiêu kí ức lại ùa về…
Một buổi sáng trong lành, từng chú chim nhảy nhót trên cành và líu lo cất tiếng ca, từng cây lá khẽ đung đưa theo lời ru của chị Gió, mọi vật xung quanh đều tươi tắn, vui mừng như gửi ngàn lời chúc phúc cho cuộc hôn nhân của tôi - Trương Sinh – và nàng – Vũ Nương. Tôi cảm thấy thật hạnh phúc và vui sướng biết bao khi lấy được nàng làm vợ. Nàng tên thật là Vũ Thị Thiết, cùng sống ở huyện Nam Xương quê tôi. Từ lâu, tôi đã mến mộ tư dung tốt đẹp của nàng. Vẻ đẹp của cả tâm hồn và vóc dáng ấy đã khiến không biết bao nhiêu chàng trai mơ ước, và trong đó có tôi. Tôi quyết định bàn việc với bố mẹ và mang trăm lạng vàng đến hỏi cưới nàng. Cha mẹ hai bên đều ưng thuận, tôi quyết mang đến cho nàng một cuộc sống êm ấm. Thế nhưng, có lẽ nàng đã không nhận được những gì mà nàng tưởng tượng và xứng đáng được nhận, bởi tôi là một kẻ vô học, bất tài vô dụng, và theo như tôi tự nhận thấy thì tôi rất hay ghen. Biết vậy nên cô vợ khôn khéo của tôi luôn luôn giữ gìn đúng khuôn phép, làm tôi cũng rất yên lòng. Thế mà ông trời lại không cho chúng tôi được hạnh phúc. Thành thân với nàng không bao lâu thì tôi lại nhận lệnh phải đi lính, giúp triều đình chống giặc. Tôi không nỡ nào bỏ lại mẹ già ốm yếu và người vợ mà tôi hết mực yêu thương. Nhưng số trời nào có thể tránh, tôi đành ngậm ngùi tòng quân giúp nước trong nỗi buồn chia li vô hạn, bởi tôi biết mình chẳng học hành gì nên không có cách chối từ.
Ba năm dài dằng dặc ấy rồi cũng trôi qua, tôi được trở về nhà sau khi giặc giã đã dẹp yên. Ba năm qua, tôi luôn sống trong nỗi nhớ thương và lo lắng về mẹ và vợ. Tôi quyết nghe theo lời dặn của hai người, không ham danh lợi để quay trở về được bình an. Không còn lâu nữa, tôi sẽ được gặp đứa con trai đầu lòng, được gặp lại mẹ và vợ - những người tôi hằng thương nhớ. Thế nhưng, niềm vui sum họp vừa được nhen nhóm thì tôi đã phải nhận một tin dữ: mẹ tôi đã mất! Ông trời ơi, sao ông lại bất công thế này? Tôi chưa từng làm điều gì xấu, sao ông cứ phải gieo rắc cho tôi những nỗi đắng cay và đau đớn đến vậy? Được nhìn lại khuôn mặt thân yêu của vợ và hình ảnh đứa con bé bỏng, thế nhưng sao lòng tôi không thể nào vui lên được, cứ nặng trĩu một nỗi buồn mất mát. Tôi dắt bé Đản – con trai tôi – cùng đi thăm mộ người mẹ hiền mà tôi hết mực tôn kính. Đứng trước ngôi mộ của mẹ, tôi không kìm nổi nước mắt, cũng bởi tôi quá nhu nhược và chưa làm được gì để báo hiếu cho mẹ. Sao mẹ lại ra đi trong khi con chưa thể đền đáp ơn nghĩa sinh thành và dưỡng dục của mẹ? Tôi hối hận và thấy mình sao quá hờ hững lúc trước, không chăm chỉ học tập, nuôi mộng đỗ đạt, trả hiếu cho cha mẹ, để rồi giờ đây tất cả đã quá muộn màng. Tôi ôm lấy bé Đản và cất tiếng bày tỏ nỗi đau của mình cho con nghe. Thế nhưng, than ôi, tất cả như được sắp đặt để đánh ngã bản thân tôi, con tôi hỏi tôi cũng là cha của nó ư? Chẳng lẽ người vợ hiền của tôi đã không chung thủy? Không thể thế được, tình yêu thương mà tôi dành cho nàng là rất chân thật, và nàng cũng hiểu được điều đó cơ mà! Tôi gặng hỏi thêm thì bé Đản kể rằng đêm nào cũng có một người đến bên mẹ nó. Đã vậy, mẹ nó còn bảo đó chính là cha của Đản. Quá nóng vội và để nỗi ghen tuông điều khiển mọi tâm trí lẫn hành động, tôi đùng đùng trở về nhà, không nói không rằng, mắng nhiếc nàng và đánh đuổi nàng đi. Giờ đây, khi đã hiểu rõ nguồn cơn và nghĩ lại, tôi thấy mình hồ đồ quá! Lúc đó tôi đã bỏ ngoài tai mọi lời phân trần, giải thích của nàng và kể cả những lời khuyên ngăn của bà con làng xóm. Chỉ vì một lời nói ngây dại của con và bản tính bồng bột của tôi mà nàng đã phải chịu nỗi oan nhục kêu trời không thấu. Nàng đã phải tự trầm mình xuống sông Hoàng Giang để bảo vệ cho tiết hạnh của mình. Tôi chỉ cảm thấy một chút tiếc thương, và vẫn cho rằng mình đúng. Cho đến một đêm, tôi cùng bé Đản – lúc này đã ba tuổi rưỡi – ngồi trong căn phòng trống. Dưới ánh đèn dầu mập mờ, bỗng nhiên bé Đản chỉ tay vào bóng của tôi trên 1 vách và reo lên: “Cha Đản lại đến kia kìa!”. Không thể nào, cha của nó lại chỉ là một cái bóng vô tri vô giác thôi ư? Vậy là tôi đã trách nhầm Vũ Nương? Trời ơi, đến giờ tôi mới rõ được nỗi oan của vợ mình. Hằng đêm, nàng đã mượn bóng mình trên vách để giải đáp cho con về cha nó – cũng như tôi đang dối nó bây giờ. Tôi quyết định đi hỏi cặn kẽ từng người thân, hàng xóm và cuối cùng lại phải ân hận đến tận xương tủy khi biết thêm nhiều điều về nàng trong thời gian tôi đi lính… Vợ tôi ngày ngày chờ mong tôi quay về trong nỗi buồn tủi mà khó ai thấu hiểu được. Nàng luôn giữ lòng chung thủy, một mình nuôi dạy con, chăm sóc mẹ tôi và lo toan mọi việc trong gia đình… Nhưng giờ đây, dù tôi có biết chuyện và hối hận thì nàng cũng không thể quay trở về được nữa rồi!
Một hôm, trong lúc tôi đang dạy con học bài thì bỗng có một người đàn ông đến nhà và xin gặp. Anh ta tên là Phan Lang, người cùng làng với tôi. Theo lời anh ấy kể, anh được Linh Phi – vợ vua Nam Hải – cứu giúp khi bị rơi xuống sông Hoàng Giang. Anh ta gặp vợ tôi ở đây và nhận gửi lời nhắn của nàng cho tôi. Lúc đầu, tôi cũng không tin Phan Lang, bởi ở đời làm gì có chuyện lạ kì đến vậy. Nhưng sau khi anh đưa tôi xem một chiếc hoa vàng lấp lánh, tôi nhận ra ngay đây là kỉ vật mà tôi đã mua tặng cho nàng trước khi tôi tòng quân đánh giặc. Tôi nghe theo lời anh, lập đàn giải oan cho vợ bên sông Hoàng Giang, cúng tế ba ngày ba đêm. Quả thật, đến ngày thứ ba thì Vũ Nương đã trở về. Nàng ẩn hiện giữa dòng sông, cờ hoa võng lọng rực rỡ. Nàng trao gửi tấm lòng mình cho tôi và dặn tôi sống tốt. Vì phải chịu ơn Đức Linh Phi nên nàng không thể về được nữa. Tôi ngậm ngùi nhận lời nàng. Nàng mỉm cười với tôi và biến mất, để lại tôi bao nỗi tiếc thương và day dứt. Có lẽ tôi sẽ không thể nào tha thứ cho lỗi lầm mà mình đã gây ra!!!
Giờ đây, khi nhớ lại những kí ức nghiệt ngã ấy, tôi lại càng vững chắc quyết tâm sống tốt hơn, nuôi dạy bé Đản nên người. Con ơi, hãy thay cha thực hiện một ước mong cháy bỏng – cải đổi xã hội phong kiến lạc hậu này, giúp cho đất nước và cuộc sống tốt đẹp hơn, con nhé!
a. Mở bài
- Giới thiệu tình huống kể chuyện: Sống thiếu vắng tình yêu và sự chăm sóc của mẹ.
- Nhiều lần hỏi cha, cha hứa lúc khôn lớn cha sẽ kể.
b. Thân bài
- Kể về mẹ những ngày đầu về làm vợ cha: Nết na, thùy mị, không để thất hòa với cha.
- Kể về những ngày cha đi lính, một mình mẹ vừa sinh và nuôi Đản, chăm sóc bà nội ốm và lo ma chay chu đáo cho bà.
- Những ngày cha mới trở về, cha buồn vì bà mất, Đản lại vô tình nói chuyện cái bóng làm cha hiểu lầm mẹ. Thanh minh không được mẹ đi nhảy xuống sông tự vẫn.
- Sau cũng vì vô tình, Đản lại chỉ cái bóng trên vách, giải được nỗi oan cho mẹ nhưng mẹ lại không còn.
- Cha đau khổ, ân hận, lập đàn giải oan cho mẹ. Mẹ trở về trong chốc lát rồi quay lại chốn thủy cung cùng Linh Phi. Cha không đi bước nữa mà ở vậy nuôi Đản trong nỗi day dứt khôn nguôi.
- Bây giờ thương mẹ, ân hận vì vô tình đẩy mẹ đến cái chết.
c. Kết bài
- Khẳng định tình yêu thương và kính trọng với mẹ.
Câu 1:
Cuộc hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh dựa trên cơ sở vật chất, tình cảm mến mộ.
Câu 2:
Trước khi Trương Sinh đi lính, cuộc sống của vợ chồng họ rất sum vầy vì Vũ Nương luôn biết giữ gìn khuôn phép chưa từng để xảy ra thất hòa.
+ Lúc tiễn Trương Sinh đi lính, hành động và lời nói của Vũ Nương thể hiện phẩm chất luôn yêu thương chồng hết lòng hết dạ, muốn cho chồng bình an không cầu danh lợi tiền tài, tự cho bản thân là kẻ dưới.
Câu 3:
Khi Trương Sinh đi lính, Vũ Nương đối xử với mẹ chồng chăm lo tận tụy hết mực khi mẹ ốm nàng hết lòng thuốc than lễ bế thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.
Câu 4:
Chiếc bóng có ý nghĩa:
+ Với bé Đản: đóng vai trò là một người cha trao cho bé đủ đầy tình yêu thương trọn vẹn của gia đình.
+ Với bản thân Vũ Nương: vừa là thứ giúp một người mẹ như nàng thể hiện sự yêu thương lo nghĩ cho con vừa là thứ giúp nàng được minh oan nỗi oan khiến mình phải tự gieo thân xuống bến Hoàng Giang.
Câu 5:
Hai chi tiết kỳ ảo trong văn bản: "Linh Phi lấy thuốc thần đổ giúp Phan Lang tỉnh lại" và "Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện."
Ý nghĩa chi tiết 1: thể hiện tấm lòng biết ơn nghĩa tình luôn tồn đọng trong suy nghĩ, trái tim mỗi con người Việt.
Ý nghĩa chi tiết 2: giúp cho cái kết của câu chuyện trở nên có hậu hơn, từ đó chứng tỏ nguyện vọng nhân đạo của chính tác giả là luôn yêu thương số phận người phụ nữ tài sắc vào thời phong kiến.