Đọc thông tin và quan sát Hình 2, nêu cơ sở về điều kiện tự nhiên góp phần hình thành nền văn minh Chăm-pa.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cơ sở điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Văn Lang-Âu Lạc:
- Hình thành chủ yếu trên phạm vi lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả (vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay).
- Hệ thống sông bồi đắp phù sa hình thành các vùng đồng bằng màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi để cư dân sớm định cư sinh sống.
- Chịu ảnh hưởng của nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm nóng, ẩm, mưa nhiều theo mùa là yếu tố thuận lợi để cư dân trồng trọt, chăn nuôi.
- Cơ sở dân cư hình thành nền văn minh Chăm-pa:
+ Cư dân bản địa là những người nói tiếng Môn cố.
+ Bên cạnh đó, còn có sự xuất hiện của bộ phận cư dân nói tiếng Mã Lai - Đa Đảo.
=> Những nhóm cư dân này cộng cư với nhau và là chủ nhân đầu tiên của văn minh Chăm-pa.
- Cơ sở xã hội hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc:
+ Xã hội có sự phân hoá thành: tầng lớp quý tộc, nông dân tự do, nô tì. Quý tộc là những người giàu, có thế lực. Nông dân tự do sinh sống trong các công xã nông thôn và chiếm đại đa số dân cư. Nô tì là tầng lớp thấp nhất trong xã hội.
+ Quá trình giao lưu, trao đổi sản phẩm đã hình thành mối liên kết giữa các cộng đồng cư dân Việt cổ.
Tham khảo
♦ Quá trình hình thành và phát triển của châu thổ sông Hồng
- Châu thổ sông Hồng có diện tích khoảng 15000 km2, được hình thành chủ yếu do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình trên vùng sụt lún thấp, rộng lớn.
- Châu thổ sông Hồng có dạng hình tam giác với đỉnh ở thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), đáy là đường bờ biển từ thành phố Hải Phòng đến cửa sông Đáy thuộc huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình).
- Quá trình bồi đắp châu thổ diễn ra thường xuyên, liên tục từ hàng chục nghìn năm trước và luôn gắn liền với lịch sử con người khai khẩn, cải tạo, mở rộng châu thổ.
+ Cư dân châu thổ sông Hồng có nguồn gốc chủ yếu là người Việt cổ. Cư dân di chuyển dần từ vùng trung du đến các vùng đồng bằng mới được bồi đắp dọc theo các triền sông ở vùng hạ lưu ven biển.
+ Từ thời Lý, các công trình quai đê lấn biển, đắp đê trên các triền sông vùng hạ lưu đã làm cho quá trình hình thành và phát triển châu thổ diễn ra nhanh và có hiệu quả hơn.
+ Hiện nay, trung bình mỗi năm châu thổ sông Hồng mở rộng ra biển khoảng 80 - 100 m.
♦ Giải thích
- Nền văn minh sông Hồng được hình thành và phát triển dựa trên những cơ sở sau:
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi (khí hậu nóng ẩm, địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ);
+ Sức lao động cần cù, sáng tạo của con người.
Tham khảo
1.
- Châu thổ sông Cửu Long có diện tích khoảng 40000 km2, đây là bộ phận cuối cùng của hạ lưu châu thổ sông Mê Công.
- Châu thổ sông Cửu Long được tiếp nhận nguồn nước và lượng phù sa dồi dào đã bồi đắp nên những cánh đồng rộng lớn, đất đai màu mỡ.
- Do địa thế thấp (độ cao trung bình khoảng 2 m so với mực nước biển) nên châu thổ sông Cửu Long chịu ảnh hưởng lớn của chế độ thuỷ triều, nước biển xâm nhập sâu vào đất liền theo các cửa sông lớn.
- Hiện nay, châu thổ sông Cửu Long vẫn tiếp tục mở rộng ra biển ở khu vực các cửa sông lớn và bán đảo Cà Mau, trung bình mỗi năm khoảng 60 - 80 m.
2.
- Nền văn minh châu thổ sông Cửu Long được hình thành và phát triển dựa trên những cơ sở sau:
+ Địa hình bằng phẳng; đất đai phì nhiêu, màu mỡ; khí hậu điều hoà và hệ thống kênh rạch chằng chịt.
+ Công sức khai phá, cải tạo của con người.
- Thành tựu thủ công nghiệp:
+ Thủ công nghiệp truyền thống tiếp tục duy trì và phát triển ở các địa phương với nhiều ngành nghề (dệt lụa, làm đồ gốm, đồ trang sức, rèn sắt, đúc động, làm giây, nhuộm,...).
+ Nhiều nghề khác xuất hiện, như làm tranh sơn mài, làm giấy, khắc bản in,…
+ Thế kỉ XVI - XVII, đã xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng cả nước, như: dệt La Khê, gốm Bát Tràng (Hà Nội), gốm Chu Đậu (Hải Dương),... với sản phẩm phong phú, đa dạng và tinh xảo
+ Thủ công nghiệp nhà nước do triều đình trực tiếp quản lý được chú trọng. Cục Bạch tác và các quan xưởng tại Thăng Long là nơi sản xuất đồ dùng phục vụ nhà nước, vua, quan trong triều đình. Các hoạt động sản xuất chủ yếu là đúc tiền kim loại, đóng thuyền lớn, sản xuất vũ khí cho quân đội,...
- Tác động: sự phát triển của thủ công nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nước, vừa tạo ra được những mặt hàng quan trọng để trao đổi với thương nhân nước ngoài.
- Thành tựu tiêu biểu về đời sống tinh thần:
+ Sử dụng chữ viết từ sớm; các loại văn tự có loại giống chữ Hán, chữ Phạn.
+ Cư dân Phủ Nam có tư duy thẩm mĩ phát triển ở trình độ khá cao, thể hiện qua kĩ thuật chế tác đồ trang sức, kĩ thuật dệt vải, làm gốm, điêu khắc, kiến trúc.
+ Về tin ngưỡng và tôn giáo: có tín ngưỡng sùng bái núi thiêng và nàng công chúa rắn; tiếp thu Hin-đu giáo và Phật giáo từ Ấn Độ…
Thành tựu tiêu biểu về giáo dục của Đại Việt
- Về hệ thống giáo dục:
+ Năm 1070, nhà Lý cho dựng Văn Miếu, tạc tượng Chu Công, Khổng Tử. Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài, Năm 1076, vua Lý cho mở Quốc Tử Giám để dạy học cho hoàng tử, công chúa.
+ Từ thời Trần, triều đình lập Quốc học viện cho con em quan lại học tập. Các lớp học tư nhân ở các làng xã cũng được mở ra.
+ Từ thời Lê sơ, hệ thống trường học mở rộng trên cả nước; nhà nước tăng cường khuyến khích nhân dân học tập, tiêu biểu như việc ban Chiểu khuyến học thời Tây Sơn.
- Về phương thức thi cử, tuyển chọn quan lại:
+ Nhà nước chính quy hoá việc thi cử để tuyển chọn người tài
+ Thể lệ thi cử được quy định chặt chẽ, các kì thi được tổ chức chính quy, hệ thống (thi Hương, thi Hội, thi Đình)
- Điều kiện tự nhiên góp phần hình thành nền văn minh Chăm-pa:
+ Văn minh Chăm-pa hình thành trên vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung Việt Nam ngày nay.
+ Địa hình đan xen khu vực cao nguyên với đồng bằng nhỏ hẹp.
+ Những cảnh đồng màu mỡ ven sông Thu Bồn tạo điều kiện thuận lợi cho sự định cư và canh tác nông nghiệp của cư dân.
+ Đường bờ biển dài tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa với các nền văn minh khác.