K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2022

Tham khảo:

Trong thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc của thanh niên, học sinh là một trong những việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Vậy di sản văn học dân tộc là gì và tại sao chúng ta phải bảo vệ nó, coi nó như "của quý". Di sản văn hóa dân tộc chính là những giá trị văn hóa tốt đẹp, là tinh hoa của đất nước được đúc kết qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữa nước. Bảo vệ nó chính là bảo vệ cái cốt lõi, nền tảng của Tổ quốc. Thực tế trong cuộc sống hiện nay cho chúng ta thấy có rất nhiều bạn trẻ đang nỗ lực thực hiện trách nhiệm cao cả này. Các bạn không những gìn giữ nó mà còn tuyên truyền, giới thiệu di sản văn hóa dân tộc cho thế giới. Tuy nhiên, cạnh đó vẫn còn có những kẻ chà đạp lên giá trị của dân tộc. Đây là một hành động đáng bị xã hội lên án. Thật vậy, bảo vệ gìn giữ di sản văn hóa dân tộc là một trong những việc thiết yếu, nếu đánh mất đi nó thì nước ta sẽ không có điểm riêng biệt với nước bạn. Có lẽ vì vậy, hãy chung tay cùng nhau bảo vệ nó, hãy nhớ rằng "ta hòa nhập nhưng không hòa tan".

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
23 tháng 12 2020

- Môi trường sống cho các loài sinh vật. (Là môi trường sống của các loài động thực vật trong đó có con người)

-  Nó là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế. (Phát triển kinh tế chính là hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, Tài nguyên đất, nước, sinh vật phục vụ phát triển nông nghiệp; Tài nguyên khoáng sản là điều thiết yếu để phát triển các ngành công nghiệp nặng; Cảnh quan thiên nhiên cũng phục vụ ngành dịch vụ;...)

-  Đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của nhân dân.

=> Bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ chính cuộc sống của con người. Bảo vệ chính ngôi nhà chung của con người, bảo vệ lợi ích chung của toàn thể nhân loại.

23 tháng 12 2020

Có ý nghĩa phát triển kinh tế

 

9 tháng 12 2016

- Thực tại: Học sinh hiện nay đang có xu hướng tha hóa về đạo đức như đánh nhau, nghiện bia rượu hay thuốc lá. Điều đó rất đáng phê phán, nhất là việc hút thuốc lá, một hành động được nêu lên tác hại của nó trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, mà giới trẻ- học sinh- những người đang sống trong môi trường giáo dục và ngày ngày đang được giáo dục lại có hành động đáng chê trách đó.
- Nguyên nhân:
+ Do nhận thức không đúng đắn của học sinh, muốn tự khẳng định bản thân, thích nổi bật trong đám đông nhưng thực hiện nó theo hướng suy nghĩ tích cực, tức biết dùng thuốc lá, rượu, bia…. Mới là sành điệu là từng trải. Muốn khẳng định cái tôi của tuổi trẻ nhưng lại hành động theo hướng sai lệch.
+ Do không đc sự giáo dục quan tâm đầy đủ của gia đình, do người lớn ko làm gương, chắc hẳn mỗi ng` hút thuốc lá ai cũng biết tác hại của nó, ngay cả trong mỗi bao thuốc đều đó, và tất nhiên những học sinh lại càng rõ vấn đề đó nhưng họ vẫn hút vì thấy, bố mình, bác mình, chú mình, hay những người xung quanh, ngày ngày vẫn hút, họ có e ngại sức khỏe của mình đâu? Hút lộ liễu trước mặt trẻ con, khác với ở nước ngoài (nhất là những nước phương Tây) mỗi lần hút thuốc họ pải tới chổ nào thật kín và ít người mới dám hút, điều đó ít nhiều cũng tác động cho học sinh- giới trẻ có suy nghĩ hút thuốc cũng bình thường thôi!
+ Do đùa đòi, bị bạn bè rủ rê, khiêu khích, chơi với bạn bè xấu bị ảnh hưởng.
- Hậu quả: Trước tiên là hại đến sức khỏe ngoài ra làm tha hóa đạo đức và hình ảnh của học sinh, làm thay đổi suy nghĩ của những chủ nhân tương lai của đất nước theo hướng tiêu cực. Làm ô màu môi trường giáo dục….
- Cách khắc phục:
+ Gia đình cần quan tâm đến con em mình hơn, chia sẻ, tâm sự nhiều hơn với con mình nhất là trong độ tuổi mới lớn.

+ Nhà trường nên có các buổi học ngoại khóa, để học sinh thoải mái nêu nên suy nghĩ về cách sống tốt mà họ nghĩ, và nhà trường nên rèn luyện kĩ năng mềm rất cần thiết hiện nay đó là “học cách suy nghĩ tích cực” cho mỗi học sinh.
+ Tránh tiếp xúc, chơi với những bạn koo tốt ko phù hợp với bản thân.
+Không nênn xe lánh những bạn cá biệt ở trường, nhà trường và mỗi học sinh hãy rộng tay đón chào bạn, để những học sinh lỡ bước còn biết mình có thể quay lại.
- Rút ra bài học cho bản thân.

9 tháng 12 2016

1. Mở bài:

- Trong những năm gần đây, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu.

- Vấn đề bảo vệ môi trường đang được cả nhân loại quan tâm.

2. Thân bài:

* Chứng minh : đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường.

- Nạn phá rừng, đốt rừng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: núi bị sạt lở kéo theo đất đá, lũ bùn, lũ quét, lũ lụt... tàn phá nhà cửa, hoa màu, cướp đi mạng sống của con người và phá vỡ cân bằng sinh thái.

- Nạn đánh bắt trên sông, trên biển bằng những phương tiện nguy hiểm (thuốc nổ, điện, lưới quét...) làm cho nguồn thuỷ hải sản ngày càng cạn kiệt.

- Nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ, nhà máy, xí nghiệp thải ra các khí độc hại làm ô nhiễm bầu khí quyển, thậm chí làm thủng tầng ôzôn bảo vệ trái đất, gây ra những xáo trộn ghê gớm trong quy luật của thời tiết, thiên nhiên... (khí hậu ngày càng nóng lên, dông tố, bão lụt, hạn hán...liên tiếp xảy ra).

- ở thành thị: Khí thải, nước thải, chất thải... không được xử lí kịp thời, trở thành nguy cơ bùng phát bệnh dịch. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém, thể hiện ở các hành vi thiếu văn hoá (xả rác ra đường, xuống kênh, xuống sòng ; phóng uế bừa bãi nđi công cộng...) làm cho cảnh quan đô thị nhếch nhác, kém văn minh.

- ở nông thôn: Sự thiếu hiểu biết về khoa học kĩ thuật cũng gây ra những tác hại không nhỏ trong đời sống hằng ngày. Môi trường mất vệ sinh dẫn đến đau ốm, bệnh tật, giảm sức lao động...

3. Kết bài:

- Mỗi người dân phải có ý thức bảo vệ môi trường.

- Ý thức đó phải dược thể hiện bằng hành động cụ thể : trồng thêm cây xanh, thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn thành phố, làng quê xanh, sạch, đẹp.


 

17 tháng 9 2021

1. Mở bài

Giới thiệu bài thơ: "Phò giá về kinh" là một tác phẩm tiêu biểu cho tinh thần hào khí Đông A của triều đại nhà Trần. Bài thơ được Trần Quang Khải sáng tác sau cuộc kháng chiến Mông - Nguyên thắng lợi.

2. Thân bài

- Tái hiện lại những cuộc chiến oanh liệt của dân tộc với hào khí chiến thắng vang dội:
+ Trận Chương Dương thắng lợi
+ Trận Hàm Tử quân giặc thảm bại
→ Hai trận chiến oanh liệt , hào hùng, không khí sục sôi->thắng lợi vang dội non sông
- Khát vọng thái bình, thịnh trị của quân dân nhà Trần:
+ Xây dựng, củng cố sức mạnh khi hòa bình
+ Non nước vững bền ngàn năm

3. Kết bài

Cảm nghĩ của bản thân về bài thơ: Đọc bài thơ, em như được sống lại với những năm tháng hào hùng, oanh liệt của dân tộc và thấy được ý nghĩa lớn lao của tự do, hoà bình

17 tháng 9 2021

“Trái Đất này là của chúng mình/Quả bóng xanh bay giữa trời xanh…” câu hát vang lên để lại trong chúng ta dư âm khó quên về những ngày tháng hòa bình mà mình đang được thừa hưởng. Sinh ra và lớn lên trong một thế giới hòa bình, trách nhiệm của thế hệ đi sau có lẽ là bảo vệ phát triển đất nước giàu đẹp. Từ không khí nồng nặc khói đạn của chiến tranh, từ những người anh hùng ra đi, từ những di tích còn vương màu khói và máu của các chiến sĩ,… tất cả đã thay cho ấm no, hạnh phúc. Chúng ta thế hệ đi sau cần phát triển, noi theo và giữ gìn đất nước ngày một tươi đẹp, ngày một phát triển hơn để không uổng phí công lao to lớn của thế hệ đi trước.

Vậy “hòa bình” là gì? “Hòa bình” là hình ảnh ấm no, yên bình của con người được sống ở trên một thế giới mới một thế giới tốt đẹp, một thế giới với bao niềm vui, hạnh phúc và những ước mơ, khao khát của con người. Còn “việc thực hiện ý thức trách nhiệm đối với xây dựng hòa bình, phát triển hòa bình cho đất nước” là ý thức của mỗi cá nhân, mỗi con người đối với việc xây dựng đất nước. Để cho đất nước phát triển tươi đẹp, để chúng ta được sống ở trong một thế giới mãi mãi hòa bình chứ không phải là: hòa bình xen lẫn những đau thương mất mát. Như vậy, ý thức trách nhiệm xây dựng một thế giới hòa bình là điều mà mỗi chúng ta cần làm, để thế giới mãi mãi là một hành tinh xanh – hành tinh của màu sắc tươi đẹp.


Không hẳn là quá bình yên trong không gian này. Nhưng chúng ta đã và đang được kế thừa giọt máu của thế hệ đi trước – giọt máu thái bình. Đất nước sẽ phát triển sẽ đi lên hay suy sụp và đổ vỡ – tất cả phụ thuộc vào bạn cũng như những người đang cùng bạn xây dựng đất nước. Chúng ta là thế hệ đi sau, là mầm non được ấp ủ trong không gian trong sáng, chúng ta không thể chỉ thừa hướng mà cần phải phát huy. Hãy đưa đất nước tới đỉnh cao của các cường quốc, bởi chúng ta là thế hệ chịu trách nhiệm cho sự phát triển của đất nước. Chúng ta cần chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn học để mai sau xây dựng đất nước, hiểu đất nước  học tập tốt để có thể xây dựng một đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu. Trong học tập, chúng ta cần học tập tốt, có những ý kiến, có nhiều sáng tạo, tư duy trong sáng để tạo nên môi trường học tập tốt lành và xây dựng cho bản thân đạo đức hoàn thiện. Không chỉ vậy, chúng ta còn cần tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong sống trong sáng, lành mạnh, tích cực tham gia xây dựng đất nước quê hương. Biết phê phán đấu tranh với những hành vi đi ngược lợi ích quốc gia, đặc biệt chúng ta cần trung thành với Tổ Quốc, tích cực rèn luyện thân thể vận động bạn bè người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc.

 

Như vậy là thế hệ đi sau chúng ta cần hăng say học tập rèn luyện bản thân để có thể xây dựng đất nước phát triển giàu đẹp. Kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên tài năng của làn nước Việt Nam chính là tấm gương sáng cho sự phát triển và bảo vệ đất nước trong chúng ta. Tuổi nghề còn trẻ nhưng số lượng thành tích của chị đã không thể đếm được. Tất cả cũng nhờ vào trách nhiệm với đất nước, với sự giàu mạnh và đi lên của dân tộc. Lùi lại một thế kỷ, chúng ta sẽ gặp chàng trai Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước khi  mới 21 tuổi. Ngày 5/6/1919 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng, anh đi sang phương Tây; đến anh Pháp, Anh, Nga,…rồi trở về nước láng giềng Trung Quốc,… Và đã tìm ra chân lý cho Cách Mạng Việt Nam. Đó là làm theo chủ nghĩa Mác – Lênin; cứu nước theo con đường Cách mạng vô sản. Vì vậy, thế hệ đi trước; hay la thế hệ đi sau chúng ta đều phải là những người sẵn sàng giúp nước, sẵn sàng hy sinh sức mình xây dựng Tổ Quốc. Hay đó là lớp lớp Thanh niên nghe theo lời Bác – họ là những người trẻ sẵn sàng giúp đỡ cho đất nước. Họ giúp đỡ người nghèo, giúp đỡ nông dân làm ruộng, giúp đỡ các việc làm cần sáng tạo và tư duy của địa phương,… Những người như vậy quả là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.


“Đời người đẹp nhất là tuổi thiếu niên, mùa đẹp nhất trong năm là mùa xuân, và lúc đẹp nhất trong ngày là lúc sáng sớm”. (Lý Đại). Thật vậy, thế hệ trẻ chúng ta bây giờ chính là lứa tuổi đẹp nhất – lứa tuổi đẹp nhất để cống hiến, xây dựng cho đất nước. Vậy tại sao chúng ta không cống hiến, xây dựng cho đất nước; mà chỉ mãi nhấn chìm những suy nghĩ những biếng, dựa dẫm vào người khác. Ngay bây giờ, ngay giây phút này, chúng ta hãy đứng lên, hãy là một cá thể sẵn sàng hi sinh, sẵn sàng cống hiến cho Tổ Quốc.Tuy nhiên bên cạnh những người chịu trách nhiệm với đất nước vẫn có những kẻ thờ ơ, vô cảm trước vận mệnh của đất nước. Những kẻ đó đáng bị lên án, phê phán. Muốn vậy, ngay từ bây giờ chúng ta cần rèn luyện tốt bản thân, để có thể cùng người khác thay đổi, để họ và chúng ta cùng xây dựng đất nước. Đó cũng là lời kêu gọi tha thiết mà tất cả mọi người mong muốn thế hệ đi sau chúng ta noi theo.

25 tháng 4 2022

Mong thầy cô giúp em nha 2 ngày nữa em nộp rồi

25 tháng 4 2022

lúc đó việt nam rất ngèo