Trao đổi với bạn về loài cây em yêu thích.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Nhạc cụ em yêu thích là đàn ghi-ta.
Cả nam và nữ đều có thể chơi đàn ghi-ta.
- Em kích hoạt phầm mềm Google chrome, truy cập trang Youtubekids.com
- Chọn tài khoản của em
- Nhập từ khóa tìm kiếm: học tiếng anh, rồi nhấn enter.
- Em nháy chuột vào video tìm thấy
- Em chia sẻ với bạn về cách tìm kiếm video trên trang Youtubekids.com, nội dung em đã xem được.
Học sinh thực hành và trao đổi với các bạn. Dưới đây là ví dụ minh họa về vẽ cây:
Bài thơ Mẹ yêu con của tác giả Nguyễn Thuyền đã thể hiện tình yêu thương mãnh liệt, vô bờ bến của một người mẹ đơn thân dành cho con. Mẹ có nhiều nỗi lo: lo con thiếu tình yêu của cha, lại lo con ở cùng người lạ không được yêu thương. Nhưng hơn tất cả mẹ nguyện hy sinh ở mãi một mình, chấp nhận quanh hiu để lo cho con, vừa là bố vừa là mẹ, mong con một đời bình an.
Em tham khảo:
Mỗi một loài hoa đều có vẻ đẹp, hương thơm và ý nghĩa riêng. Trong những ngày Tết cổ truyền, hoa đào và hoa mai là hai loài hoa đặc trưng cho hương vị Tết Việt Nam. Ở miền Bắc, vào những năm mới xuân sang, đâu đâu ta cũng gặp những đào hồng tươi. Còn đối với những người miền Nam, hoa mai là linh hồn, là sắc đẹp của năm mới.
Hoa mai và hoa đào có những đặc điểm khá giống nhau. Chỉ khác ở màu sắc vùng miền nơi nó sống. Hoa đào có nhiều loại, có hoa màu hồng phấn, nhẹ nhàng, có những cây lại màu hồng đậm, quyến rũ. Riêng hoa mai, chúng chỉ có một màu vàng tươi đầy sức sống. Mai có những chiếc lá xanh nhọn, tựa như lá chè. Lá mai xanh tốt từ những ngày mùa xuân. Đến đầu đông, lá bắt đầu lác đác rụng để nhường chỗ cho sự nảy mầm của những nụ hoa. Những chiếc lá nhẹ nhàng rơi xuống, xa thân, xa cành, dành sự hy sinh cao cả để nhen nhóm lên cho sự sống của những cánh hoa vàng tươi. Lá hy sinh cho hoa thêm màu đẹp mãi. Lá rụng hết, có thể là chúng tự rụng hoặc người ta bẻ đi để cho nụ hoa đâm chồi, chỉ còn lại trơ trụi thân cây. Nhìn thân mai màu nâu đậm, uốn éo, uyển chuyển trông không có chút sức sống nào cả. Thế những, bên trong những cành cây khẳng khiu ấy là một sức sống mãnh liệt, tiềm tàng. Từng nụ hoa chắt chiu dinh dưỡng, đợi đến ngày được nhú ra, khoe sắc với đất trời. Những chùm nụ nhỏ nhắn, trông giống như chùm hoa phượng thu nhỏ. Nụ mai bé như đầu ngón tay út, xanh rì, bóng mượt. Khi năm cũ chuẩn bị qua đi, mai bắt đầu hé nở, để lộ ra những cánh hoa mỏng tang màu vàng tươi mới. Thứ màu sắc tràn đầy sức sống để ai nhìn vào cũng trào dâng một niềm vui bất tận.
Hoa mai năm cánh tựa như hoa đào, chỉ khác rằng chúng vàng hơn, dẻo dai và mạnh mẽ hơn. Mỗi dịp Tết đến, xuân về, nhà nào cũng ẵm cho mình một cây mai để trang trí. Sắc mai làm cho ngày Tết càng thêm ấm cúng, tươi vui. Những câu đối đỏ, những phong bao lì xì đỏ xen kẽ là màu vàng của những cánh mai trông tuyệt đẹp làm sao. Mai tô điểm thêm cho ngôi nhà những ngày Tết. Không có mai, có lẽ Tết cũng bớt đi phần rực rỡ. Người ta uốn mai theo những thế khá đẹp. Có cây mọc thẳng, tỏa ra xung quanh nhiều tầng hoa. Có cây bò dài rồi uốn lượn mềm mại như những chú công. Dưới bàn tay của các nghệ nhân, mai càng thêm mặn mà, đằm thắm và quyến rũ như những cô gái đang độ tuổi trăng tròn. Mai được đặt trước cổng nhà, mai đặt trong phòng khách, dù nông thôn hay thành thị, những ngày Tết của người miền Nam đều không thể thiếu bóng dáng của cây mai.
Mai đem đến tài lộc cho con người, đem đến sức sống cho một năm mới chuẩn bị đến. Những tia nắng nhẹ nhàng mùa xuân lại càng tô điểm thêm cho vẻ đẹp thanh cao của mai. Lũ trẻ con chúng tôi vẫn háo hức được treo lên cành mai những lời chúc, những câu đối đỏ. Sắc đỏ và vàng hòa quyện vào nhau, đem đến một sự may mắn cho con người. Tôi không biết người miền Bắc yêu hoa đào như thế nào, nhưng với những người miền Nam như chúng tôi, hoa mai được coi là linh hồn, là biểu tượng cho tài lộc của một năm mới. Mai khoe sắc cùng nắng xuân trong những ngày Tết. Mai làm không khí trở nên ấm cùng và hạnh phúc hơn. Hương thơm của mai gọi đến những chú ong, chú bướm. Chúng chập chờn tìm nhụy lấy mật và đón Tết cùng con người. Nhìn thấy sắc mai vàng đang hé nở, ai ai cũng bồi hồi và háo hức được trở về bên gia đình vào những ngày đoàn viên. Để cùng nhau trò chuyện, sẻ chia những khó khăn suốt một năm rồi rồi cùng nhau cố gắng cho một năm mới sung túc, đầy đủ và hạnh phúc hơn.
Hoa mai là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt. Tết đến xuân sang, mai cùng con người hòa vào không khí vui tươi, ấm áp mỗi độ xuân về. Tôi yêu hoa mai vì ý nghĩa cao đẹp của nó.
Tham Khảo
Trong rất nhiều các loại hoa như: hoa hồng, hoa thược dược, hoa cúc, hoa oải hương… thì em thích nhất là loài hoa sen. Một lần về quê chơi, em đã được bà ngoại dẫn ra đầu làng để ngắm nhìn và thưởng thức vẻ đẹp của loài hoa xinh đẹp này. Đó là một sớm mùa hè tinh mơ và mát mẻ. Một không khí thật đẹp tại đầm sen. Ẩn hiện sau những màn sương sớm mỏng manh là hình ảnh những bông hoa sen. Những bông hoa sen nở trong đầm lầy, có đủ các màu sắc: nào hồng, nào trắng. Xen lẫn vào đó là màu xanh thẫm đến đặc biệt của những chiếc lá sen. Có những bông hoa sen còn chúm chím, xinh xinh trông hệt như những cô thiếu nữ tuổi còn trẻ, còn đang e ấp, ngại ngùng. Có những bông hoa sen lại nở xòe ra rực rỡ, phô hết ra được toàn bộ vẻ đẹp của mình. Bên trong hoa sen lại nhị hoa màu vàng tươi trông thật thích mắt. Hương hoa sen thì không nồng nàn như hoa hồng mà lại dịu nhẹ, thoảng qua nhưng không kém phần quyến rũ. Hương hoa sen quyện vào trong không khí còn ẩm hơi sương vào sáng sớm làm cho con người không khỏi siêu lòng, ngây ngất. Em rất yêu hoa sen!
Vườn nhà em có rất nhiều loại cây, tuy nhiên em vẫn thích những loại cây có tỏa bóng mát để mấy đứa trẻ xóm em có thể vui chơi thỏa thích cho mùa hè. Và em vẫn thích nhất là cây bàng.
Cây bàng là loại cây hiếm người trồng ở trong vườn, nó chủ yếu được trồng ở sân trường để che bóng mát. Nhưng em không biết từ lúc em sinh ra đã thấy cây bàng mọc lên từ bao giờ. Cũng không hiểu vì sao em lại thích thú với loại cây này.
Cây bàng nhà em cao và to, tỏa tán rộng xum xuê một góc vườn. Thân cây bàng không to như cây xà cừ, nên chỉ cần một vòng tay ôm là em có thể ôm được cây bàng. Vỏ thân bàng xù xì, có mọc lên nhiều ụ to như những khối u bám chặt không chịu dứt ra. Rễ của cây bàng lan ra rộng xung quanh nhìn như những con rắn khổng lồ bò ngổn ngang trên mặt đất.
Những chiếc rễ đó là nơi để chúng em ngồi vui chơi, độc sách hay nghe người lớn kể chuyện. Em cũng không biết được rễ của cây bàng đâm xuống lòng đất sâu như thế nào.
Lá cây bàng thay đổi theo mùa. Vào mùa xuân và mùa hè lá bàng xanh mướt, nhìn lá nào lá nấy to và xanh rất thích mắt. Còn mùa thu và đông thì lá bàng chuyển sang màu vàng rồi màu đỏ và bắt đầu rụng đầy ở gốc cây. Ba em bảo đó là mùa bàng thay lá, khi nào mùa xuân đến thì lá bàng mới bắt đầu đâm chồi, nảy lộc thành những chiếc lá to. Mỗi lần có những cơn gió thổi qua, lá và lá cọ xát vào nhau tạo nên những âm thanh nghe vui tai.
Nhiều người vẫn bảo bàng không có hoa, nhưng thực ra hoa của cây bàng bị che lấp sau lá, những chùm hoa trắng li ti núp thật kín sau những chiếc lá to. Và khi đã đến thời kì thì quả bàng được hình thành. Quả bàng hình bầu dục, có màu xanh thẫm. Khi chín có màu vàng. Đây là loại quả gắn liền với kí ức tuổi thơ của nhiều đứa trẻ quê em. Quả bàng ăn bùi bùi, thanh thanh rất thích. Nhiều đứa trẻ vẫn giành nhau từng quả bàng vì không phải mùa nào bàng cũng ra nhiều quả.
Mỗi lần dứng dưới cây bàng, em lại thích thú vì nó là loại cây thân thuộc của gia đình em.
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
(Cây tre Việt Nam- Nguyễn Duy)
Cây tre xanh từ lâu đã gắn bó với dân tộc ta như một người bạn đồng hành không biết tự bao giờ. Nếu như làng quê Việt Nam không có hình ảnh cây tre lấp ló sau lũy tre làng, có lẽ không còn là làng quê Việt Nam nữa.
Đến với làng cảnh Việt Nam, đến tới cổng làng, ta vẫn bắt gặp hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là những hình ảnh gọi mời kí ức tuổi thơ. Chỉ cần đi vài bước để đến tới xóm làng, đi vào khung cảnh nhịp sống của con người nơi đây thì ta sẽ không thể nào bỏ qua được lũy tre làng. Chúng đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Những lũy tre mọc cao, dày vươn lên như có ý che chắn cả cả một vùng sinh hoạt bên dưới. Dáng tre mọc thẳng, cao, nhìn có vẻ “gầy gò” mà thực chất rất dẻo dai. Than tre tròn, nhỏ nhắn, màu xanh thẫm, được chia ra làm các đốt. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Còn lá tre thì mỏng, nhọn, to chỉ bằng nửa lá xoài mà thôi, tuy lá tre trông mảnh khảnh nhưng rất dẻo dai. Cấu tạo thì có vẻ đơn giản như vậy nhưng cây tre có rất nhiều công dụng, là một phần rất quan trọng trong đời sống của bà con nông dân.
Dân ta xưa kia chưa thể xây nhà gạch, mái ngói, tre trở thành chất liệu lợp mái, lát vách che năng che mưa cho bao gia đình. Tre còn được tận dụng trong nghề thủ công, đan lát, trở thành những chiếc rổ, chiếc rá xinh xắn, tiện dụng theo các cô, các chị ra chợ, ra đồng. Tre làm cán cuốc, cán cày một nắng hai sương với người nông dân để được những mùa gặt bội thu. Tre gắn bó trở thành những thứ đồ hàng cho tụi trẻ chăn trâu, trở thành cái điếu cày làm bạn tuổi già với các cụ già,… Không chỉ thế, các chị, các mẹ còn trở nên duyên dáng hơn nhiều trong chiếc guốc tre thoải mái. Tre đã trở thành người bạn thân thiết với nông dân ta từ xưa đến nay.
Không chỉ trở thành những vật dụng đồng hành cùng người nông dân trong cuộc sống thường ngày, cuộc sống lao động, cây tre còn có vai trò rất quan trọng trong thời kháng chiến. Ở đó, “tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Trong lúc mà dân ta chưa có vũ khí hiện đại, vu khí đều sử dụng phụ thuộc cả vào thiên nhiên. Tre với tính chất dẻo dai mà cứng rắn đã trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Chúng ta ắt hẳn vẫn còn nhớ tới truyền thuyết Thánh Gióng, bẻ tre bên đường, đánh cho quân xâm lược không còn manh giáp. Hay sự kiện Ngô Quyền dùng cọc tre và lợi dụng thủy triều đánh tan quân Nam Hán trên song Bạch Đằng vào năm 938. Đó là minh chứng rất cụ thể cho vai trò to lớn của cây tre trong những trận chiến khốc liệt dành độc lập dân tộc.
Có tầm quan trọng như vậy, từ lâu cây tre đã đi vào tiềm thức của người dân Việt với rất nhiều biểu tượng. Tre luôn mọc thành lũy, thành hàng chứ không bao giờ mọc một mình, đó là tinh thần đoàn kết, đồng lòng. Tre mọc thẳng, mọc cao, không bao giờ mọc nghiêng, cùng sự dẻo dai dễ sống của cây là biểu hiện rõ nhất cho sự kiên cường, bất khuất. Đó đều là những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, nên mới nói, nhắc đến cây tre là nhắc đến con người Việt Nam.
Tre thật đẹp, thật có ích. Tre là biểu tượng không thể phai đổi, không thể mất đi, tre già măng mọc, sẽ còn mãi đến mai sau. Dù là chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống trở nên hiện đại hơn nhưng cây tre vẫn mãi giữ một vị trí quan trọng trong tâm hồn người Việt.
Đất nước có vô vàn sắc màu tươi trẻ nhưng không thể thiếu đi màu xanh của cây tre. Màu xanh ấy đã trở thành bản sắc, biểu tượng cho dân tộc.
Tham khảo:
Mẹ bảo đất nước mình lớn lên nhờ cây lúa, dù xã hội có phát triển đến thế nào thì cây lúa vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong cuộc sống con người. Nhờ hạt cơm dẻo hôm qua ta mới trưởng thành và khôn lớn. Chẳng có loài cây nào lại gắn bó một nắng hai sương với người nông dân như lúa và cũng chẳng có loài cây nào khiến tôi luôn ghi nhớ, biết ơn như cây lúa quê mình.
Tôi may mắn được sinh ra từ đồng quê của những ruộng lúa bạt ngàn trải dài khắp xóm. Tôi gắn bó với cây lúa từ ngày biết chập chững, bi bô và cũng từ những bước chân nhỏ bé trên con đê bé nhở hai bờ ruộng lúa, tình yêu quê hương trong tôi lớn lên, tình yêu cây lúa cũng từ đấy nồng nàn. Cây lúa không to lớn, cứng cáp như những cây thân gỗ, không xinh đẹp, lộng lẫy như những loài hoa cũng không biết uốn mình như dây leo nhưng loài cây ấy ẩn chứa cả sự mạnh mẽ, tươi đẹp và dẻo dai. Thân lúa nhìn mỏng manh như thân cỏ nhưng chẳng bao giờ ngả rạp trước gió mưa bởi lúa có bao giờ sống đơn lẻ. Ban đầu chúng chỉ là những sợi chỉ nhỏ bé rồi lớn dần cho đến khi người nông dân cấy xuống ruộng, cây lúa từ đấy bén rễ, vươn mình lớn lên. Một thân cây nhỏ mọc thêm nhiều nhánh, thân quấn lấy thân bao bọc nhau, che chở nhau suốt một mùa mưa nắng. Lá lúa dài, nhọn như lá, xanh tươi một màu khiến cả cánh đồng lúa tràn ngập sắc xanh. Trải qua bao nhiêu cơ cực, cuối cùng lúa cũng tích luỹ những hạt ngọc của trời, đem giấu vào lớp vỏ trấu xanh. Lúc ấy người ta gọi lúa trổ đòng đòng. Dưới ánh nắng, những giọt sữa bên trong vỏ trấu dần đông lại và trở thành hạt gạo. Đến một ngày kia khi những nhánh lúa nặng bông quằn mình xuống, hạt lúa ngã vàng nghĩa là lúa đã chín.
Niềm vui lớn nhất của người nông dân là nhìn lúa vàng đầy sân. Cây lúa bao đời đã nuôi người dân quê tôi. Đem đến cho chúng tôi cuộc sống sung túc hơn. Không chỉ thế, những ruộng lúa mênh mông là nơi sống của tôm, cua, ốc, cá và biết bao sản vật đồng quê sinh ra từ lúa. Có biết bao gia đình sống nhờ vào nghề bắt cá, bắt cua, hái rau trên những thửa ruộng. Đối với người nông dân lúa là mẹ hiền nuôi nấng đàn con khôn lớn. Với lũ trẻ chúng tôi lúa là cả một miền kí ức. Chúng tôi thích nhất là khi lúa còn xanh ươm, nước trên ruộng xem xép, men theo những nhánh lúa chúng tôi bắt lũ ốc, cua có khi nhặt được ổ trứng chim. Niềm vui của tôi còn là những ngày lúa chín theo mẹ đi gặt lúa, mẹ gặt trước, tôi theo sau nhặt từng bông lúa rơi. Khi mùa gặt đã xong, tôi theo cha đem vịt vào đồng mót lúa sót lại. Tôi nhớ khôn nguôi những đống rơm khô vàng ngoài sân và những trò chơi đánh trận cùng lũ bạn. Tôi thương những hạt gạo trắng dầu dãi mồ hôi.
Nếu không tận mắt chứng kiến quá trình cây lúa trổ bông sẽ chẳng thể nào hiểu được sự kì diệu của thiên nhiên. Ôi! Những cánh đồng lúa vàng rực rỡ có biết chăng đã khiến khoé mắt mẹ cay xoè, làm cha vui đến nỗi mất ngủ cả đêm. Những người nông dân quê tôi quý cây lúa như quý đứa con của mình. Họ chẳng bao giờ đi đâu xa vì sợ bỏ ruộng, bỏ vườn, bỏ lúa. Nào ủ thóc, gieo mạ, nhổ mạ, cấy lúa, gặt lúa, phơi thóc...hạt gạo trắng đến tay người nông dân cũng qua bao nhiêu cơ cực, vui buồn. Trải qua bao nhiêu thời gian, con người biết nhiều hơn về những loại thực phẩm thay thế lúa, những cánh đồng lúa dần thu hẹp lại thay thế bằng các nhà máy, xí nghiệp... Lúa ơi, lúa đã bao lần khóc thầm cho số kiếp, bao nhiêu thế hệ cống hiến hết mình cho con người, vậy mà... Lúa vẫn thuỷ chung, lúa vẫn xanh tươi và hứa hẹn cũng như tình yêu của tôi dành cho lúa vẫn vẹn nguyên như thuở còn thơ bé. Đừng buồn nhé cây, chẳng bao giờ người nông dân phụ lúa như lúa đã không phụ họ.
Tôi đã lớn, ngày ngày bận rộn với việc học hành và thi cử, chẳng còn thời gian để chơi những trò quanh đống rơm, ruộng lúa. Thế nhưng trong lòng tôi cây vẫn là kỉ niệm là giấc mơ hạnh phúc, ấm no. Tôi thầm cảm ơn cây đã mang cho chúng tôi sự sống, tình yêu và những nỗi nhớ. Tôi cũng biết ơn những người đã cùng lúa vất vả làm ra hạt gạo. Cây đã dạy cho tôi bài học đầu đời về cách sống “dù yếu mềm nhưng không ngã gục, dù người có phụ ta nhưng ta đừng phụ người”.
Tham khảo nha:
Cây lúa là loài cây mà em yêu thích nhất trong các loài cây. Từ xa xưa cây lúa đã gắn bó thân thiết với người nông dân Việt Nam đi vào thơ ca, ca dao:
"Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn"
Câu thơ thật sự là không sai bởi nó thể hiện một sự thật được chứng minh qua thời gian hình thành dựng nước và giữ hàng nghìn năm của dân tộc chúng ta. Nước Việt Nam chúng ta là một đất nước được mệnh danh là nền văn minh lúa nước. Cây lúa chính là biểu tượng thiêng liêng, là linh hồn của dân tộc chúng ta với các bạn bè năm châu trên thế giới.
Cây lúa là cây mà em yêu thích nhất, cây lúa là cái tên có xuất xứ từ ngàn đời nay trong từng lời ăn tiếng nói, trong giao tiếp của con người Việt Nam. Nó cũng là một cây lương thực chính nuôi sống hàng triệu triệu người con đất Việt. Từ những hạt thóc được người nông dân ủ thành mầm rồi gieo xuống ruộng nước những cây mạ xanh non lên cao rồi trở thành cây lúa. Khi cây lúa trưởng thành trổ bông những bông lúa chín vàng trĩu nặng báo hiệu vụ mùa bội thu, con người no đủ.
Dưới bàn tay chăm chỉ lao động của những người nông dân quanh năm "bán mặt cho trời bán lưng cho đất" cần cù chịu thương chịu khó trải qua bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông những bông lúa đã hình thành tạo nên mùa màng bội thu, lúa đầy bồ và rơm vàng đầy đường. Những người nông dân được sống một cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Từ hạt lúa khi chúng ta bóc vỏ sạch sẽ có hạt gạo trắng ngần làm nên những bát cơm thơm dẻo trong mỗi gia đình. Nếu như lúa mì là thức ăn chính của các nước phương Tây thì hạt gạo lúa tẻ cơm trắng lại là thức ăn chính của người Việt Nam và một số người thuộc nước Á Đông chúng ta.
a. Cảm xúc về các đặc điểm của cây:
- Em thích màu của lá cây...
- Cây đơm hoa vào tháng... và hoa đẹp như...
- Những trái cây lúc nhỏ... lúc lớn... và khi chín... gợi niềm say sưa hứng thú ra sao?
- Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.
- Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?
- Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?
b. Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: Kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó...)