Trong cuộc sống, không ai là không có kỉ niệm. Chúng đều được vô thức tạo ra bởi những khoảng khắc của ta bên những người thân yêu, bạn bè. Vì vậy với một cặp tri kỷ như em với Đạt thì kỉ niệm là một điều gì đó rất dồi dào, chúng em đã cùng nhau trải qua bao nhiêu điều, bao nhiêu niềm vui, niềm đau, bao nhiêu giây phút đáng nhớ trong cuộc đời. Trong những số đó, có một kỉ niệm duy nhất đặc biệt khiến chúng em có muốn cũng không thể quên, buộc chúng em nhớ mãi.
Trong một lần cùng Đạt trên đường đi học về, chúng em vừa đi vừa cười nói rất vui vẻ, không lâu sau sự vui vẻ ấy liền vụt tắt khi em thấy một cảnh tượng không thể nào mà chấp nhận được. Đó là hình ảnh trong một con hẻm nhỏ tối tăm, một đứa trẻ vừa ốm yếu lại tội nghiệp bị một người đàn ông sử dụng những hành vi vô cùng bạo lực lên, lúc đó em nghĩ rằng: “ Gía như có ai đó đến cho người đó một bài học thì hay biết mấy!”. Nhận ra sự tức giận pha chút khó chịu của em, Đạt mới hoang mang và nhìn theo hướng của em đang chăm chăm con mắt vào. Vừa thấy nó bạn cũng im bặt, chúng em từ nhỏ đã rất thân, nên ai buồn hay vui thì người còn lại cũng tương tự, vì vậy mà hai chúng em bây giờ đứa nào cũng trông vừa tức vừa thương cho đứa bé ấy, cũng như rất khó chịu vì chẳng làm được gì. Một hồi sau người đó mới dừng lại rồi thản nhiên rời đi, thấy vậy chúng em liền chạy tới đỡ em ấy lên, nhìn những vết thương, những nơi tím đỏ trên người mà em không khỏi xót xa, kìm không nổi được những giọt nước mắt. Đạt không khóc, nhưng chắc chắn cậu ấy đang khóc trong lòng, vừa thấy những gì trước mắt, bạn ấy liền bảo:
- Thật không ngờ…xã hội bây giờ vô tâm quá rồi, đến cả một đứa bé cũng không được yêu thương mà phải chịu đựng những thứ như vậy, mình không thể chịu được!
Em đồng tình với bạn, thật không ngờ con người thời nay lại tệ đến như vậy, chỉ vì công việc, tiền bạc mà chẳng cảm nhận được tình yêu thương, cứ sống thờ ơ, bỏ mặc lẫn nhau rồi không biết mai sau đất nước sẽ phát triển như thế nào đây? Càng suy nghĩ em lại càng khó chịu, chợt nhìn đến đứa bé trên tay, em mới nảy ra ý tưởng bảo với Đạt rằng hãy đưa em ấy đến cô nhi viện gần đây. Đạt không suy nghĩ gì mà vội vàng đồng ý, thế là chúng em đưa đứa bé đến một cô nhi viện nhỏ, đưa em đến một nơi có thể ăn ngủ thật thoải mái. Lúc mọi việc xong xuôi cũng là lúc trời trở tối, chúng em mới vội vàng chào tạm biệt rồi vác chân lên cổ mà chạy về nhà, sợ rằng mẹ sẽ lo lắng.
Đến hôm Chủ Nhật, khi vừa ngủ dậy điện thoại em bỗng có tiếng chuông reo rõ to, là Đạt. Vừa bật máy, giọng Đạt chợt vang lên:
- Này này, từ hôm trước đến giờ cũng đã được một tuần rồi, không biết đứa trẻ đó bây giờ như thế nào nữa, mình lo lắm nên là hôm nay tụi mình đến thăm em ấy đi!
Em liền đồng ý vì không chỉ Đạt mà em cũng đang rất lo cho đứa trẻ đó, chúng em hẹn nhau trước ga xe rồi đến cô nhi viện tầm giữa trưa. Đến nơi, nếu bên ngoài là một quan cảnh im ắng thì bên trong là một vùng trời đầy ắp tiếng nói, những tiếng cười trẻ thơ. Vì đây là lần đầu chúng em đến tham quan nơi này nên cảm giác bỡ ngỡ có chút hào hứng. Vừa thấy em và Đạt đứa trẻ ấy chạy ùa đến, chào rồi ôm chầm lấy em, em suýt không nhận ra đứa trẻ ngày ấy vừa ốm vừa thiếu sức sống sao mà giờ lại trông yêu đời thế này, em lại lần nữa cay cay nơi khóe mắt, ôm lấy đứa trẻ thật chặt. Nhìn thấy cảnh tượng như vậy mọi người ở đó ai nấy cũng cười, có người còn bảo : “Sao nào, thành quả tôi chăm lo cho con nhóc này tuyệt chứ?” hay “Có thêm một thành viên mới nên giờ nơi này ồn ào hơn hẳn, nhìn những đứa trẻ tinh nghịch này cười nói tôi cũng lấy làm vui”. Lúc này, định gửi một lời cảm ơn thì cổ họng Đạt và em ứa nghẹn lại, nước mắt chợt trào ra, sống mũi cay cay, thể hiện một niềm hạnh phúc không nói nên lời. Chúng em đã sai, xã hội này không phải vô tâm hoàn toàn, nó chắc chắn vẫn có rất nhiều trái tim đầy nhân ái đang sẻ chia tình yêu cho chúng ta, cho ta nhận thấy cảm giác được yêu thương là như thế nào, giống như bây giờ vậy. Sau đó em, Đạt và đứa trẻ ấy cùng đi tham quan cô nhi viện, tuy là lần đầu nhưng nơi đây mang lại cảm giác vừa ấm áp vừa thân thuộc lại vô cùng thoải mái, (còn có phần mik kể tham quan thêm về cô nhi viện nữa) những đứa trẻ trong nơi này vô cùng thân thiện và rất đỗi đáng yêu, ai nấy cũng đều yêu thương nhau như một gia đình, nghe những câu chuyện đùa tinh nghịch của chúng em và Đạt đều không nhịn được mà phá lên cười. Không chỉ thế Đạt và em còn cùng nhau vào bếp trổ tài nấu những món ăn thật ngon như muốn cảm ơn nơi đây đã bảo vệ nụ cười của những đứa trẻ này, cảm ơn vì xã hội dường như không vô tâm đến thế.
Cùng chơi đến khi trở chiều chúng em mới ý thức được rằng đã đến lúc phải về, Đạt bảo rằng bạn ấy không muốn rời đi chút nào, nơi này đã đem lại hảo cảm cho bạn ngay từ lần đầu nhìn thấy, khiến bạn đã đến thì lại không nỡ rời đi vì sự ấm áp nơi đây. Em cũng không khác Đạt là bao, cũng thấy buồn vì sắp phải chia xa những người bạn nhỏ, lâu rồi em mới thấy hạnh phúc như hôm nay, nhưng cuộc vui rồi cũng sẽ tàn, chúng em trao nhau một cái ôm rồi hẹn gặp lại nhau vào một ngày nào đó, chắc chắn ngày đó sẽ không xa. Trên đường về cảm giác những khoảng khắc trước đó cùng những người bạn như trải qua trong phút chốc, không ngờ thời gian lại trôi nhanh đến như vậy, không ngờ rằng kí niệm ấy đã được gói gọn lại vào sâu trong trái tim chúng em, mãi không thể xóa bỏ.
Đến giờ em vẫn thấy rất biết ơn chuyến đi cô nhi viện này, biết ơn vì Đạt đã rủ em. Nhờ có nó mà em mới nhận ra được rằng sâu trong môt cái xã hội đầy vô tâm này, đâu đó vẫn còn rất nhiều con người với trái tim ấm áp, yêu thương và bảo vệ lẫn nhau như ruột thịt của mình. Tuy với ai đó chuyến trải nghiệm này chỉ là một việc đỗi bình thường nhưng nó lại vô cùng ý nghĩa và sâu sắc đối với em và Đạt, nó không chỉ làm ấm trái tim chúng em, không chỉ giúp chúng em yêu thương con người hơn mà còn là một bước ngoặt vô cùng lớn giúp thắt chặt lại tình cảm bạn bè hơn nữa.
Cho mik hỏi bài này có đúng với đề là kể về trải nghiệm của một chuyến tham quan không ạ:((? Mik sợ quá
Bum đã có những kỉ niệm với cây ổi đó:
- Hồi mới ba, bốn tuổi, Bum đã biết cùng ông bắt sâu cho cây ổi nên cây mới lớn như bây giờ.
- Những buổi chiều mát, Bum và bè bạn túm tụm dưới gốc cây, chia nhau những trái ổi chín. Ông nội bắc chiếc ghế đẩu ra sân gần cây ổi, ngồi đó vừa nghe đài vừa nheo nheo mắt nhìn lũ trẻ vui chơi...