K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 9 2023

a. Chủ điểm Niềm vui sáng tạo: Bầu trời mùa thu; Đồng cỏ nở hoa; Bức tường có nhiều phép lạ.

Chủ điểm Chắp cánh ước mơ: Ở vương quốc tương lai; Nếu em có một khu vườn;Anh Ba.

b. Những bài đọc chưa được nhắc đến trong hai chủ điểm trên:

- Chủ điểm Niềm vui sáng tạo: Vẽ màu; Thanh âm của núi; Làm thỏ con bằng giấy; Bét-tô-ven và bản-xô-nát Ánh trăng; Người tìm đường lên các vì sao.

- Chủ điểm Chắp cánh ước mơ: Bay cùng ước mơ; Con trai người làm vườn; Bốn mùa mơ ước; Cánh chim nhỏ; Nếu chúng mình có phép lạ

A. Đọc thầm bài Hộp thư mật - SGK TV 5 tập 2 (trang 62).  B. Dựa vào nội dung bài đọc, hãy chọn và ghi lại câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu. Câu 1: Nhân vật nhận hộp thư mật được nhắc đến trong câu chuyện có tên là gì? A. Hữu Lâm B. Hải Long C. Phú Lâm D. Hai Long Câu 2:  Hộp thư mật được ngụy trang khéo léo như thế nào? A. Che hộp thư kín đáo giữa những đám cỏ dày và rậm. B. Bỏ báo cáo...
Đọc tiếp

A. Đọc thầm bài Hộp thư mật - SGK TV 5 tập 2 (trang 62).  
B. Dựa vào nội dung bài đọc, hãy chọn và ghi lại câu trả lời đúng nhất hoặc thực 
hiện theo yêu cầu. 
Câu 1: Nhân vật nhận hộp thư mật được nhắc đến trong câu chuyện có tên là gì? 
A. Hữu Lâm 
B. Hải Long 
C. Phú Lâm 
D. Hai Long 


Câu 2:  Hộp thư mật được ngụy trang khéo léo như thế nào? 
A. Che hộp thư kín đáo giữa những đám cỏ dày và rậm. 
B. Bỏ báo cáo trong một chiếc hộp đánh răng. 
C. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều 
lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng 
những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. 
D. Tất cả các ý trên 


Câu 3: Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long 
điều gì? 
A.  Người liên lạc muốn nhắn gửi tình yêu Tổ quốc của mình. 
B.  Người liên lạc muốn nhắn gửi tình yêu Tổ quốc của mình và lời chào chiến 
thắng. 
C.  Người liên lạc muốn nhắn gửi lời chào chiến thắng. 
D.  Ý nghĩa khác.

  
Câu 4: Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào 
đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc? 
A. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi vì nhờ có những thông tin mật mà các chiến sĩ 
tình báo cung cấp ta mới có thể chủ động chống trả và giành được thắng lợi mà 
không thiệt hại quá nhiều về sức người và sức của 
B. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi khi các chiến sĩ tình báo được bọn chúng tín 
nhiệm, ta sẽ có thêm những đồng chí xuất sắc đạt được các danh hiệu, chức quyền 
cao của địch. 
C. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi nhờ có các chiến sĩ tình báo mà ta mới nắm rõ 
được nhân thân của bọn giặc để tấn công gia đình bọn giặc 
D. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi nhờ có các chiến sĩ tình báo ta mới có thể nắm 
được những sở thích thú vị của bọn giặc 


Câu 5: Ý nghĩa câu chuyện Hộp thư mật? 
A. Phê phán những kẻ bán nước và bọn giặc xấu xa, đê hèn 
B. Ca ngợi Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch vô cùng 
kiên định, dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần vào thắng lợi 
chung của toàn dân tộc. 
C. Trình bày diễn biến một lần hoạt động cách mạng của một chiến sĩ tình báo 
D. Ca ngợi những chiến sĩ giải phóng quân mưu trí, dũng cảm 


Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “truyền thống”? 
A.  Phong tục và tập quán của tổ tiên, ông bà. 
B.  Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người và địa phương khác nhau. 
C.  Được ca ngợi và truyền từ đời này sang đời khác. 
D.  Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này 
sang thế hệ khác. 


Câu 7: Hai “Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp 
thư cũng đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất” liên kết với nhau bằng cách 
nào? 
A.  Bằng cách thay thế từ ngữ. 
B.  Bằng cách lặp từ ngữ. 
C.  Bằng cả hai cách thay thế và lặp từ ngữ. 
D.  Một cách khác. 

Bài đọc : Hộp Thư Mật

Hộp thư mật

Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật.

Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng. Đôi lúc Hai Long đã đáp lại.

Anh dừng xe trước một cột cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng. Tháo chiếc bu-gi ra xem, nhưng đôi mắt anh không nhìn chiếc bu-gi mà chăm chú quan sát mặt đất phía sau một cây số. Nó kia rồi! Một hòn đá hình mũi tên (lại hình chữ V quen thuộc) trỏ vào một hòn đá dẹt chỉ cách anh ba bước chân.

Hai Long tới ngồi cạnh hòn đá, nhìn trước nhìn sau, một tay vẫn cầm chiếc bu-gi, một tay bẩy nhẹ hòn đá. Hộp thư lần này cũng là một chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng. Anh nhẹ nhàng cạy đáy hộp thuốc, rút ra một mảnh giấy nhỏ, thay vào đó thư báo cáo của mình, rồi thả hộp thuốc về chỗ cũ.

Công việc thế là xong. Một giờ nữa sẽ có người đến lấy thư. Anh trở lại bên xe, lắp bu-gi vào rồi đạp cần khởi động máy. Tiếng động cơ nổ giòn. Chưa đầy nửa giờ sau, anh đã hòa lẫn vào dòng người giữa phố phường náo nhiệt.

Hộp thư mật

3
23 tháng 3 2022

chia giùm

Câu 1: Nhân vật nhận hộp thư mật được nhắc đến trong câu chuyện có tên là gì? 
A. Hữu Lâm 
B. Hải Long 
C. Phú Lâm 
D. Hai Long 


Câu 2:  Hộp thư mật được ngụy trang khéo léo như thế nào? 
A. Che hộp thư kín đáo giữa những đám cỏ dày và rậm. 
B. Bỏ báo cáo trong một chiếc hộp đánh răng. 
C. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều 
lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng 
những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. 
D. Tất cả các ý trên 


Câu 3: Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long 
điều gì? 
A.  Người liên lạc muốn nhắn gửi tình yêu Tổ quốc của mình. 
B.  Người liên lạc muốn nhắn gửi tình yêu Tổ quốc của mình và lời chào chiến 
thắng. 
C.  Người liên lạc muốn nhắn gửi lời chào chiến thắng. 
D.  Ý nghĩa khác.

  
Câu 4: Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào 
đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc? 
A. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi vì nhờ có những thông tin mật mà các chiến sĩ 
tình báo cung cấp ta mới có thể chủ động chống trả và giành được thắng lợi mà 
không thiệt hại quá nhiều về sức người và sức của 
B. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi khi các chiến sĩ tình báo được bọn chúng tín 
nhiệm, ta sẽ có thêm những đồng chí xuất sắc đạt được các danh hiệu, chức quyền 
cao của địch. 
C. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi nhờ có các chiến sĩ tình báo mà ta mới nắm rõ 
được nhân thân của bọn giặc để tấn công gia đình bọn giặc 
D. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi nhờ có các chiến sĩ tình báo ta mới có thể nắm 
được những sở thích thú vị của bọn giặc 


Câu 5: Ý nghĩa câu chuyện Hộp thư mật? 
A. Phê phán những kẻ bán nước và bọn giặc xấu xa, đê hèn 
B. Ca ngợi Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch vô cùng 
kiên định, dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần vào thắng lợi 
chung của toàn dân tộc. 
C. Trình bày diễn biến một lần hoạt động cách mạng của một chiến sĩ tình báo 
D. Ca ngợi những chiến sĩ giải phóng quân mưu trí, dũng cảm 


Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “truyền thống”? 
A.  Phong tục và tập quán của tổ tiên, ông bà. 
B.  Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người và địa phương khác nhau. 
C.  Được ca ngợi và truyền từ đời này sang đời khác. 
D.  Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này 
sang thế hệ khác. 


Câu 7: Hai “Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp 
thư cũng đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất” liên kết với nhau bằng cách 
nào? 
A.  Bằng cách thay thế từ ngữ. 
B.  Bằng cách lặp từ ngữ. 
C.  Bằng cả hai cách thay thế và lặp từ ngữ. 
D.  Một cách khác. 

Bài 8: Đọc đoạn văn, thực hiện các yêu cầu sau:        “Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, …như gọi thấp xuống những vì sao sớm.       Ban đêm, trên bãi thả diều...
Đọc tiếp

Bài 8: Đọc đoạn văn, thực hiện các yêu cầu sau:

        “Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, …như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

       Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đó là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt mộtt thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bai giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nối khát khao của tôi.”

Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ.

D(Cánh diều tuổi thơ – Tạ Duy Anh)

A. Xác định những phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

B. Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?

C. Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua hình ảnh cánh diều? Trả lời trong khoảng 3 đến 5 dòng.

 

1
20 tháng 2 2021

A,

PTBD: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

B,

Tác giả đã chọn cánh bướm, tiếng sáo diều, dải ngân hà để tả cánh diều

C,

Tác giả muốn gửi đến các bạn đọc về tình cảm quê hương, tình bạn, những khát vọng tuổi trẻ qua cánh diều. Cánh diều không chỉ là niềm vui mỗi chiều trên đê mà còn là vật đưa tình bạn bay cao, bay xa. Cánh diều còn là những khát vọng, những hoài bão sau này khi lớn lên, ai cũng mong những điều tốt đẹp sẽ đến.

D, 

BPTT: so sánh

Tác dụng: tác giả so sánh bầu trời với tấm thảm nhung để làm nổi bật vẻ đẹp kì vĩ, tráng lệ của bầu trời

17 tháng 10 2023

a. Ví dụ về bài "Cánh diều tuổi thơ" của Tạ Duy Anh.

b.  Những chi tiết quan trọng về ước mơ được nhắc đến trong bài văn "Cánh diều tuổi thơ" của Tạ Duy Anh bao gồm:

- Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những ước mơ đẹp.

- Các bạn nhỏ hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại. Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, các bạn thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng.

- Có bạn đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!”

c. - Bài văn "Cánh diều tuổi thơ" của Tạ Duy Anh là một bài văn kể về ước mơ của những đứa trẻ. Nó nhắc nhở mình về thời thơ ấu khi cũng từng có rất nhiều ước mơ và khát khao trong cuộc sống.

- Mình sẽ ghi chép bài văn vào "nhật kí đọc sách" của mình để sau này có thể đọc lại và gợi nhớ lại kỷ niệm về những ước mơ của mình trong quá khứ.

- Mình nghĩ rằng ước mơ là điểm tựa để ta tiến tới và cố gắng hơn trong cuộc sống. Có một ước mơ khiến ta cảm thấy động lực và hạnh phúc hơn để phấn đấu và đạt được nó. Chính vì thế, ta cần phải luôn ghi nhớ và nỗ lực để tiến tới mục tiêu của mình.

14 tháng 1 2018
Tên bài tập đọc (có nhân vật mang tên riêng) Tên riêng nhân vật xếp theo thứ tự bảng chữ cái
- Bàn tay dịu dàng 1 - An
- Người thầy cũ 2 - Dũng, Khánh
- Người mẹ hiền 3 - Minh, Nam
Đọc đoạn văn:“Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốtvà vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố tình hình dungra những miền xa lạ kia.(1) Thuở ấy có một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ailà người trồng hai cây phong trên đồi này? (2) Người vô danh ấy đã ướcmơ gì, đã nói những gì khi vùi hai gốc cây xuống đất, người ấy đã áp...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn:

“Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt

và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố tình hình dung

ra những miền xa lạ kia.(1) Thuở ấy có một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ai

là người trồng hai cây phong trên đồi này? (2) Người vô danh ấy đã ước

mơ gì, đã nói những gì khi vùi hai gốc cây xuống đất, người ấy đã áp ủ

những niềm hi vọng gì khi vun xới chúng nơi đây, trên đỉnh đồi cao này?

(3).

(Hai cây phong – Ai-ma-

Tốp)

Thực hiện các yêu cầu sau:

1. Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu (1) rồi gọi tên.

2. Tìm các từ tượng thanh có trong đoạn văn.

3. Xác định các phương thức biểu đạt được kết hợp trong đoạn

văn.

4. Trong đoạn văn trên có câu nào là câu nghi vấn.

0
Đọc bài văn viết về Tuệ Tĩnh trong SGK - tr.44 và trả lời các câu hỏi:a) Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?b) Chủ đề của câu chuyện trên có phải là ca ngợi lòng thương người của Tuệ Tĩnh không?Em hãy tìm xem chủ đề của bài văn được thể hiện trực tiếp trong những câu văn nào? Gạch dưới...
Đọc tiếp

Đọc bài văn viết về Tuệ Tĩnh trong SGK - tr.44 và trả lời các câu hỏi:

a) Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?

b) Chủ đề của câu chuyện trên có phải là ca ngợi lòng thương người của Tuệ Tĩnh không?

Em hãy tìm xem chủ đề của bài văn được thể hiện trực tiếp trong những câu văn nào? Gạch dưới những câu văn đó.

c) Tên (nhân đề) của bài văn thể hiện chủ đề của bài văn. Cho các nhan đề sau, em hãy chọn nhan đề nào thích hợp và nêu lí do:

-  Tuệ Tĩnh và hai người bệnh

-  Tấm lòng thương người của thầy Tuệ Tĩnh

-  Y đức của Tuệ Tĩnh

d) Các phần mở bài, thân bài, kết bài trong bài văn thực hiện những yêu cầu gì của bài vàn tự sự.

1
2 tháng 11 2019

Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé nông dân bị gãy đùi đã thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người làm thầy thuốc

     + Hết lòng cứu chữa người bệnh, bệnh người nào nguy hiểm hơn sẽ được cứu trước

     + Cứu người bất kể người đó nghèo hay giàu.

⇒ Phẩm chất của người thầy thuốc nhân từ, công tâm

b, Chủ đề của câu chuyện Tuệ Tĩnh ca ngợi y đức của người thầy thuốc bản lĩnh, hết lòng yêu thương cứu giúp người bệnh, không vì bạc vàng mà quên đạo đức của người làm thầy.

- Câu văn thể hiện trực tiếp chủ đề:

     + “Anh về thưa với cụ rằng ta sẵn sàng đi, nhưng bây giờ thì phải chữa cho bé này trước vì chú nguy hơn”

     + “Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện cảm ơn”

c, Nhan đề thích hợp

- Y đức của Tuệ Tĩnh: nói tới tấm lòng yêu thương người bệnh và đạo đức của thâỳ Tuệ Tĩnh

- Ngoài ra có thể đặt một số nhan đề:

     + Thầy Tuệ Tĩnh

     + Hết lòng vì người bệnh

     + Người thầy thuốc có tấm lòng nhân hậu

d, Nhiệm vụ các phần trong chuyện:

- Mở bài : Giới thiệu về nhân vật Tuệ Tĩnh

- Thân bài : Kể sự việc thể hiện sự hết lòng của thầy thuốc giỏi, nhân từ

     + Việc người nhà quý tộc và con người nông dân đến nhờ chữa bệnh

     + Tuệ Tĩnh quyết định chữa cho con nông dân vì bệnh của chú nguy hiểm hơn

     + Vợ chồng người nông dân cảm tạ ơn của Tuệ Tĩnh

Kết bài : Nêu việc tiếp theo của Tuệ Tĩnh: Tiếp tục chữa bệnh cho nhà quý tộc

đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:Gần 4 tỷ người, tức 1/2 nhân loại không được bước ra khỏi đường vì một loại virus nhỏ bé, vô hình. Chưa bao giờ hai từ “Đoàn kết” lại được nhắc đến nhiều như vậy bởi những nhà lãnh đạo các quốc gia, tổ chức quốc tế trong bối cảnh “cơn sóng thần” COVID-19 khiến toàn cầu chao đảo. Virus SARS-CoV-2, mà giới khoa học ngậm ngùi: “chúng ta chỉ biết...
Đọc tiếp

đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

Gần 4 tỷ người, tức 1/2 nhân loại không được bước ra khỏi đường vì một loại virus nhỏ bé, vô hình. Chưa bao giờ hai từ “Đoàn kết” lại được nhắc đến nhiều như vậy bởi những nhà lãnh đạo các quốc gia, tổ chức quốc tế trong bối cảnh “cơn sóng thần” COVID-19 khiến toàn cầu chao đảo. Virus SARS-CoV-2, mà giới khoa học ngậm ngùi: “chúng ta chỉ biết rất ít về nó”, các chính trị gia gọi đó là “kẻ thù vô hình”, đã đặt các quốc gia vào tình trạng khẩn cấp như thời chiến với những mối đe dọa về sức khỏe, tính mạng và gây nên khủng hoảng đời sống, kinh tế toàn cầu nghiêm trọng. Vì không nhìn thấy “kẻ thù” bằng mắt thường, vũ khí chiến đấu của con người lúc này chỉ có thể là sự sáng suốt, bình tĩnh, ý chí, nhận thức và tinh thần đoàn kết. Để có thêm thời gian trong cuộc chạy đua tốc độ với virus, để chiến đấu lâu dài, hạn chế tình trạng lây lan, giảm thiểu bệnh nhân và đưa cuộc sống trở lại bình thường sớm nhất có thể.

câu 1: nêu ngắn gọn những hiểu biết của em về dịch covid-19

câu 2: phân tích phép tu từ ẩn dụ trong câu văn :"Chưa bao giờ hai từ “Đoàn kết” lại được nhắc đến nhiều như vậy bởi những nhà lãnh đạo các quốc gia, tổ chức quốc tế trong bối cảnh “cơn sóng thần” COVID-19 khiến toàn cầu chao đảo."

câu 3: ngữ liệu trên truyền tải thông điệp gì?

câu 4: từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của mình về tinh thần dân tộc trước dịch bệnh COVID-19.

3
17 tháng 6 2021

câu 1: nêu ngắn gọn những hiểu biết của em về dịch covid-19

em hiểu virus corona hay covid -19  một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người.

17 tháng 6 2021

bài 2 cho tui bỏ nha

bài 3

ngữ liệu trên truyền đại 2 thông điệp chính

1 là sự nguy hiểm của virus corona , virus corona là kẻ thù vô hình của con người hiện nay

2 nói về sự đoàn kết của con người trong thời dịch

22 tháng 7 2023

- Tên các cơ quan của hệ tiêu hóa tương ứng với những vị trí được đánh số trong hình:

1. Tuyến nước bọt 

2. Hầu

3. Thực quản

4. Dạ dày

5. Tuyến tụy

6. Ruột non

7. Ruột già

8. Hậu môn 

9. Túi mật

10. Gan

11. Khoang miệng

- Tên ba cơ quan mà thức ăn không đi qua: gan, hậu môn, ruột già