K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Câu thơ có khả năng bao quát nội dung toàn bài: Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều (thể hiện hai nội dung lồng vào nhau của bài thơ: Nhớ ơn Nguyễn Du và thương thân nàng Kiều).

- Chủ thể trữ tình: Chủ thể xưng “ta” – bạn đọc tri âm của Nguyễn Du (xuất hiện ở cuối bài thơ: Hỡi người xưa của ta nay...). “Ta” là tất cả những ai yêu quý, biết ơn Nguyễn Du, hiểu đúng giá trị vượt thời gian trong các tác phẩm của ông. Đó cũng là cái “ta” nhân danh cộng đồng dân tộc và thời đại “ra trận” chống thực dân, để quốc xâm lược.

- Chủ đề của bài thơ: Sức sống mãnh liệt vượt thời gian trong tác phẩm của Nguyễn Du và cuộc đồng hành của thơ văn Nguyễn Du với dân tộc, nhân dân trong thời đại chống thực dân, đế quốc xâm lược, giành độc lập, tự do cho con người.

5 tháng 3 2023

- Thời gian: Đêm khuya.

- Không gian: trống trải, mênh mông rợn ngợp.

- Lòng người: trơ trọi, từ “trơ” đi liền với “cái hồng nhan” cùng biện pháp đảo ngữ gợi cảm giác xót xa, bẽ bàng.

- Hình ảnh tương phản: Cái hồng nhan (nhỏ bé - hữu hạn) >< nước non ( to lớn – vô hạn)

→ Tô đậm tâm trạng cô đơn, lẻ loi.

- Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, càng buồn, càng cảm nhận được nỗi đau của thân phận.

 - Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” là hình tượng chứa hai lần bi kịch: trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn. Đó là sự tương đồng với người phụ nữ, tuổi xuân trôi qua mà hạnh vẫn chưa trọn vẹn. 

Câu 2: Xác định thể loại, đề tài, chủ đề, cảm xúc chủ đạo của bài thơ.hồi hương ngẫu thưCâu 3: Bài thơ em vừa chép có nhan đề là gì? Qua nhan đề bài thơ, em thấy sự biểu hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì độc đáo?Câu 4: Xác định các cặp từ trái nghĩa và nêu tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa này trong bài thơ.Câu 5: Hai câu thơ đầu tác giả đã sử dụng nghệ thuật đối như thế...
Đọc tiếp

Câu 2: Xác định thể loại, đề tài, chủ đề, cảm xúc chủ đạo của bài thơ.hồi hương ngẫu thư

Câu 3: Bài thơ em vừa chép có nhan đề là gì? Qua nhan đề bài thơ, em thấy sự biểu hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì độc đáo?

Câu 4: Xác định các cặp từ trái nghĩa và nêu tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa này trong bài thơ.

Câu 5: Hai câu thơ đầu tác giả đã sử dụng nghệ thuật đối như thế nào? Phân tích tác dụng của phép đối ấy.

Câu 6: Bài thơ rất độc đáo bởi nó còn mang yếu tố tự sự, hơn nữa yếu tố tự sự đó còn mang kịch tính. Xác định các yếu tố tự sự và kịch tính, nêu tác dụng của các yếu tố đó trong bài thơ.

Câu 7: Sự khác nhau về giọng điệu ở hai câu thơ đầu so với hai câu thơ cuối biểu hiện như thế nào?

mọi người giúp e với e đng cần gấp

 

1
2 tháng 12 2021

Chị cho bài đó đi

11 tháng 2 2019

Có thể chọn bài thơ trữ tình "Sông núi nước Nam" thuộc phần văn học trung đại Việt Nam.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Đọc hiểu bài thơ:

+ Đề tài: tình yêu.

+ Chủ đề: mượn hình tượng sóng để diễn tả hình tượng tình yêu của con người.

+ Nhân vật trữ tình: người con gái đang yêu, là sự hóa thân của cái tôi trữ tình.

+ Thể thơ: thơ năm chữ

+ Nhịp điệu bài thơ Sóng: câu thơ được ngắt nhịp linh hoạt, mô phỏng cái đa dạng của nhịp sóng: 2/3; 3/1/1; 3/2.

+ Các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, đối, ẩn dụ.

+ Thông điệp bài thơ: Dù tình duyên trắc trở thì hãy vẫn mạnh mẽ và vẫn khát khao như Xuân Quỳnh để đến được bến bờ tình yêu.

- Tác giả Xuân Quỳnh: (1942 – 1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.

+ Quê quán xã La Khê, thị xã Hà Đông, Tỉnh Hà Đông, nay thuộc Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội. Bà là một trong những nhà thơ nữ Việt Nam với nhiều những tác phẩm thơ nổi tiếng và được nhiều người biết đến. 

+ Xuân Quỳnh được xem là một trong nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều những bài thơ đã đi vào lòng của biết bao nhiêu thế hệ như: Thuyền và Biển, Sóng, Tiếng gà trưa, Thơ tình cuối mùa thu,…

+ Nhà thơ đã được nhà nước phong tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về những thành tựu bà đã làm cho nền văn học của nước nhà.
- Hoàn cảnh sáng tác bài Sóng: được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi công tác vùng biển Diêm Điền. Trước khi Sóng ra đời, Xuân Quỳnh đã phải nếm trải những đổ vỡ trong tình yêu. Đây là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách thơ Xuân Quỳnh. Tác phẩm được in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).