K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2023

1.

- Câu chuyện kể về anh Kim Đồng.

- Mở đầu: Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. 

- Diễn biến: 

+ Kim Đồng liền rủ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết.

+ Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người. 

+ Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. 

+ Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ. 

+ Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”. Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo. 

- Kết thúc: Anh Kim Đồng đã anh dũng hi sinh. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943.

- Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.

- Em rất ngưỡng mộ anh Kim Đồng. Anh đã nêu lên một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
2.

- Mở bài: Để có một đất nước không có chiến tranh, bộ đội và các chiến sĩ, các vị anh hùng của dân tộc đã phải đổ máu để dành lại tự do. Trong những người chiến sĩ dũng cảm đó, có trẻ nhỏ, có thiếu niên, có người trưởng thành. Và một trong những người anh hùng nhỏ tuổi mà em rất ngưỡng mộ, đó là anh Kim Đồng.

- Thân bài: 

+ Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. Kim Đồng liền rủ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết. Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người. Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ. Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”.

Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo. 

+ Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943.

+ Em rất ngưỡng mộ anh Kim Đồng. Anh đã nêu lên một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

- Kết bài: Anh Kim Đồng xứng đáng là một người anh hùng. Một người chết cho đân tộc, đã dâng cả đời mình để cứu lấy sự hoà bình, ấm no. Anh sẽ luôn sống mãi trong tâm trí của mỗi người theo năm tháng không bao giờ phai.
3. Em tiến hành góp ý cho dàn ý của bạn và chỉnh sửa dàn ý nếu có.

19 tháng 4 2018

Trần Quốc Toản (chữ Hán: 陳國瓚;1267 – 2 tháng 2, 1285), hay Hoài Văn hầu (懷文侯) hoặc Hoài Văn vương (懷文王)[1], là một tông thất nhà Trần, sống ở thời kỳ trị vì của Trần Nhân Tông.

Trần Quốc Toản
陳國瓚
Thông tin chung
Thê thiếp?
Tước hiệuHoài Văn hầu
(懷文侯)
Thụy hiệuHoài Văn vương
(懷文王)
Thân phụTrần Nhật Duy (?)
Thân mẫuTrần Ý Ninh (?)
Sinh1267
Mất2 tháng 2, năm1285
sông Như Nguyệt

Ông nổi tiếng có công tham gia kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và cái chết anh dũng vang danh một thời. Sự tích về ông được đánh giá là hiển hách, thể hiện sự dũng mãnh và kiên định của một người trẻ tuổi trước sự ngoại xâm.

Câu chuyện của ông cũng được lưu truyền trong văn hóa Việt Nam hiện đại với hình ảnh Lá cờ thêu sáu chữ vàng, dựa vào điển tích ông tự thêu 6 chữ [Phá cường địch, Báo hoàng ân; 破強敵,報皇恩] để trang bị cho quân đội của mình.

2 tháng 10 2016

Thời Trần và thời Lý

22 tháng 9 2016

* Trần Hưng Đạo : Ba lần  cầm quân đánh đuổi giặc Mông - Nguyên , đc nhân dân tôn vinh là Đức Thánh Trần , là ng viết áng văn bất hủ Hịch tướng sĩ .

* Lí Thường Kiệt : đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075 - 1077 , nổi tiếng vs chiến thắng trên phòng tuyến sông như Nguyệt và thường đc coi là tg bài thơ thần Nam quốc sơn hà .

* Lí Công Uẩn : Ban Chiếu dời đô ( Thiên đô chiếu ) vào mùa xuân năm 1010 để chuyển dời kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư ( Ninh Bình ) ra thành Đại La ( Hà Nội )

* Phạm Ngũ Lão : Ngồi đan sọt bên về đường , mải nghĩ về 1 câu trong binh thư , đến nỗi quân lính dẹp lối cho xa giá của Hương Đạo Vương cầm quân đâm vào đùi chảy máu mà vẫn ko nhúc nhích . Trở thành môn khách của Hưng Đạo Vương  , là vị tướng giỏi góp nhiều công lớn cho chiến thắng quân Mông - Nguyên .

* Trần Quốc Toản : 16 tuổi , căm thù giặc đến bóp nát quả cam trong tay ở bến Bình Than , giương cao là lá cờ thêu sáu chữ vàng " Phá cường địch , báo hoàng ân " , góp công đánh giặc Mông - Nguyên lần thứ 2 .

                     thanghoa
 

22 tháng 9 2016

Pha Mai Hoa bạn học qua chưa giúp mình với

27 tháng 3 2017

Trần Quốc Tuấn (1231 - 1300), tức Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc. Năm 1285 và năm 1287, quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta, lần nào ông cũng được Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân ra trận, và cả hai lần đều thắng lợi vẻ vang. Đời Trần Anh Tông, ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp (nay là xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) rồi mất ở đây. Nhân dân tôn thờ ông là Đức thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi trên đất nước.

Nửa cuối thế kỉ XIII, chỉ trong ba mươi năm (1257 - 1287), giặc Mông - Nguyên đã ba lần kéo quân sang xâm lược nước ta. Lúc bấy giờ thế giặc rất mạnh, muốn đánh bại chúng phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn quân, toàn dân. Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch này để kêu gọi tướng sĩ hết lòng đánh giặc.

Để kêu gọi lòng dân, người viết có thể dùng nhiều cách khác nhau. Có khi chỉ cần nêu lên thực trạng, khơi gợi truyền thống yêu nước, căm thù giặc... Trong bài hịch này, Trần Quốc Tuấn đã sử dụng một giọng điệu, cách viết rất phong phú. Khi thì ông lấy tấm gương của người đời xưa, khi thì dùng cách "khích tướng", có khi lại an ủi, vỗ về đối với đối tượng... Đó chính là cái hay, cái độc đáo của tác phẩm này.

13 tháng 5 2022

Tham khảo

Trần Quốc Tuấn là một vị tướng vô cùng tài giỏi hiếm có trong lịch sử Việt Nam. Ông nổi tiếng với những cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông thắng lợi vẻ vang và có một lòng yêu nước nồng nàn. Tư tưởng quán xuyến suốt đời của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một tấm lòng tận tụy đối với đất nước, là ý muốn đoàn kết mọi tầng lớp trong dân tộc thành một lực lượng thống nhất, là tinh thần yêu thương dân. Trước tội ác của kẻ thù và nỗi nhục của đất nước, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ nỗi lòng của mình "Ta thường tới bữa quên ăn; nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa" và tột cùng là "chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù". Những hành động mạnh mẽ ấy không chỉ thể hiện sự căm thù giặc mà còn là ý chí quyết chiến quyết thắng, một phen sống chết với quân thù. Cao hơn nữa, ông còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho Tổ quốc. Chưa dừng lại ở đó, Trần Quốc Tuấn còn luôn quan tâm, sẻ chia, theo dõi những tướng sĩ dưới quyền khi xông pha trận bão cũng như khi thái bình. Trên cơ sở, mối quan hệ đầy ân tình ấy, Trần Quốc Tuấn vừa chân tình chỉ bảo vừa phê phán nghiêm khắc thái độ, hành động sai trái của các tướng sĩ vô trách nhiệm trước vận mệnh nước, lơ là cảnh giác trước kẻ thù. Sự phê phán nghiêm khắc của Trần Quốc Tuấn bắt nguồn sâu xa từ lòng yêu thương chân thành với tướng sĩ và từ tình yêu Tổ quốc thiết tha cháy bỏng của ông. Tất cả là nhằm để đánh bại những tư tưởng dao động, bàng quan giành thế áp đảo cho tinh thần quyết chiến quyết thắng và đó cũng chính là tư tưởng chủ đạo của bài Hịch, là thước đo cao nhất, tập trung nhất tư tưởng yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.