soạn bài dọc đường sứ nghệ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phong cách sáng tác của nhà văn Sơn Tùng là: giản dị, gần gũi mà sâu lắng, hàm xúc.
Câu chuyện cô bé bán diêm
Thế là vào đêm giao thừa, cô bé bán diêm đã cùng bà “bay lên trời với Thượng đế”. Từ đây, em sẽ có một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, không phải lo lắng gì nữa. Nhưng, có thật là em sẽ vui vẻ suốt cả ngày không, có thật là em sẽ hoàn toàn vô tư sống trên thiên đường?
Bà dắt tay cô bé bán diêm về trời. Em đã gặp được biết bao là thiên thần bé xíu, xinh xinh, mỗi thiên thần có một đôi cánh trắng toát, mượt mà đằng sau lưng. Trên tay họ là những chiếc kèn để thổi chào mừng em. Cô bé rất háo hức. Vừa đi, em vừa nhảy chân sáo. Có lẽ lâu lắm rồi, em mới được thực sự là một đứa trẻ như bây giờ. Cổng thiên đường rộng lớn, sáng lên một màu vàng lấp lánh. Nó mở ra một vùng đất rộng mênh mông, tươi đẹp, có biết bao nhiêu là hoa. Cô bé đứng sững lại. Chưa bao giờ em thấy nơi nào tràn ngập màu sắc như thế này. Nước mắt chảy dài trên khuôn mặt em, vì quá hạnh phúc, vì xúc động. Em tiến vào trong thiên đường. Ở đây có rất nhiều người, họ vui vẻ, thân thiện. Bỗng, em thấy một bóng hình quen thuộc, rất quen thuộc, gần gũi với em. Em reo lên thật to:
– Mẹ! Mẹ! Mẹ ơi!
Rồi em chạy đến ôm chầm lấy mẹ. Hai mẹ con cùng khóc nức nở. Hôm nay là ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời em. Vừa có bà, vừa có mẹ, em sẽ mãi được chở che, bao bọc. Niềm vui ấy đã theo cô bé bán diêm suốt cả ngày. Cô bé cứ luôn nghĩ “mình đã có một mái ấm gia đình ấm áp, đầy đủ, tràn ngập yêu thương”. Đầy đủ? Có thật sự là đầy đủ không? Cô bé chợt nhớ đến bố: “Không biết khi không thấy mình, bố có lo lắng không, có đau khổ không, rồi bố sẽ sống thế nào trong những ngày còn lại”. Những ý nghĩ ấy cứ quanh quẩn trong đầu óc cô bé cả đêm. Sáng hôm sau, em xin bà cho em đến gặp Thượng đế để xin bề trên cho em được nhìn thấy bố. Một tia sáng lấp lánh chiếu rọi xuống những đám mây. Em thấy thế giới mà trước kia em đã sống.
Bố em bước ra khỏi căn nhà lụp sụp với cái dáng khật khưỡng của kẻ say rượu. Vừa đi bố vừa lầm bầm điều gì đó, nhưng em biết là bố đang tìm em. “ Một ngày trôi qua rồi mà bố mới nhớ đến đứa con gái của mình” – em buồn bã nghĩ. Bố đi khắp con phố mà không thấy em đâu. Có lẽ là bố đang tức giận lắm. Nhưng mà bố vẫn tiếp tục đi tìm. Bố tới những nơi gần đó. Hỏi thăm mọi người về em. Chắc lúc đầu bố tìm em chỉ để lấy tiền bán diêm thôi, nhưng bây giờ thì bố lo lắng thật. Bố chạy thật nhanh, mồ hôi chảy đẫm áo, quanh quẩn nhìn khắp nơi. Em xúc động lắm. Em chỉ muốn chạy thật nhanh xuống nói với bố hãy lên trời cùng em. Bố tìm em tới tận trưa. Rồi ông đi qua một nhà thờ. Mọi người bàn tán xôn xao lắm. Bố hỏi một người, và người đó nói rằng họ vừa tổ chức tang lễ cho một cô bé bán diêm bị chết vì rét. “Đó chính là mình” – em bần thần nghĩ. Và ở dưới kia, người bố cũng rất sững sờ. Ông cứ đứng yên một chỗ, đôi mắt nhìn vô định. Một giọt nước mắt chảy xuống. Ông hét lên một tiếng đầy đau khổ:
– Trời ơi! Con ơi! Con của bố!
Rồi ông như không thể đứng vững, ông ngã xuống con đường đầy tuyết. Bất ngờ, cô bé bán diêm hốt hoảng gọi to:
– Bố!
Cô bé lại khóc, nhưng không phải vì xúc động nữa, mà vì đau khổ. Em thấy thương bố. Liệu có phải chính em đã làm bố đau khổ? Có phải em là người có lỗi? Em day dứt, ân hận. Trong tiếng khóc, em nói với bà:
– Bà ơi… bà có thể…xin cho Thượng đế… cho bố cháu lên… thiên đường này.., không ạ?
Người bà ôm chầm lấy cô bé, lau nước mắt rồi an ủi:
– Cháu nín đi… cháu nín đi…
Cô bé được đưa vào phòng nghỉ ngơi. Em cần thời gian để trấn tĩnh.
Vài ngày sau, em thấy bố em ngồi một góc trong căn nhà, ngắm nhìn tấm ảnh duy nhất của em mà bố còn giữ. Không rượu chè nữa, bố cứ ngồi im như vậy, tay mân mê tấm hình đó. Trong nhà đã tối, giờ lại càng âm u và buồn tẻ. “Đã mấy ngày rồi mà bố cứ ngồi thế này ?” – em lo lắng. Đôi mắt bố sưng lên vì khóc nhiều. Em thấy thương bố da diết. Rồi bỗng, bố đứng dậy, tay nắm chặt. Bố phải đi xin việc và khó khăn lắm mới được nhận vào hàng bán bánh kẹo. Bố đã phải năn nỉ người ta suốt mấy ngày, và cũng vì người ta thương bố quá. Lâu sau đó, cô bé bán diêm mới lại nhìn xuống thế giới của bố. Em rất bất ngờ khi thấy bố đang làm việc tốt trong cửa hàng. Bỗng có một em bé nghèo đang ăn xin trên đường. Bố vội vã chạy ra, mang cho em bé một chiếc bánh thật ngon mà bố vừa mua được. Em bé ấy cười hiền lành, và bố cũng vậy. Ở đâu đó trên thiên đường, cô bé bán diêm cũng cười thật tươi.
Lúc ấy, cô bé bán diêm mới thực sự hạnh phúc. Cô bé có thể hoàn toàn vui vẻ sống bên bà và mẹ, vì cô bé tin rằng bố em cũng đang rất hạnh phúc. Nhưng có một điều mà em không biết, đó chính là dòng chữ mà em đã ghi sau tấm ảnh là điều khiến cho bố em thêm sức mạnh để sống tiếp. Em ghi gì trên đó, em cũng quên rồi nhưng bố em thì nhớ mãi: “Bố ơi, con yêu bố lắm, con tin là bố có thể luôn sống tốt trên thế giới này”.
Khái niệm chủ đạo trong các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc diễn tả đời sống nội tâm của con người.Thể lục bát là thể thơ một câu trên 6 tiếng câu dưới 8 tiếng
Tiếng 6 câu 1 vần tiếng 6 câu 2
Tiếng 8 câu 2 vần tiếng 6 câu 1
Dân ca những sáng tác dân gian kết hợp lời và nhạc tức là những câu dân ca xong diễn xướng.
Ca dao: Những lời dân ca và những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca.
Tình cảm gđ là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người VN.
Nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao, dân ca và những câu hát về tình cảm gđ là so sánh, nhân hóa và liệt kê.
Chúc bạn học tốt!
1. Căn cứ vào nội dung câu hát có thể thấy: bài ca dao thứ nhất là lời của người mẹ hát ru con, bài thứ hai là lời của người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ, bài thứ ba là lời của con cháu đối với ông bà, bài thứ tư là lời của cha mẹ dặn dò con cái hoặc lời anh em tâm sự với nhau.
2. Bài 1, tác giả ví công cha, nghĩa mẹ như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên để so sánh, làm nổi bật ý nghĩa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng. Đây cũng là một nét tâm thức của người Việt. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ như hình ảnh cha nhưng sâu xa hơn, rộng mở và gần gũi hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cũng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.
3. Ngày xưa, do quan niệm "trọng nam khinh nữ", coi "con gái là con người ta" nên những người con gái bị ép gả hoặc phải lấy chồng xa nhà đều phải chịu nhiều nỗi khổ tâm. Nỗi khổ lớn nhất là xa nhà, thương cha thương mẹ mà không được về thăm, không thể chăm sóc, đỡ đần lúc cha mẹ đau ốm, bệnh tật.
Nỗi nhớ mẹ của người con gái trong bài ca dao này rất da diết. Điều đó được thể hiện qua nhiều từ ngữ, hình ảnh:
- Chiều chiều: không phải một lần, một lúc mà chiều nào cũng vậy.
- Đứng ngõ sau: ngõ sau là ngõ vắng, đi với chiều chiều càng gợi lên không gian vắng lặng, heo hút. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình nơi ngõ saucàng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa.
- ruột đau chín chiều: chín chiều là "chín bề", là "nhiều bề". Dù là nỗi đau nào thì cái không gian ấy cũng làm cho nó càng thêm tê tái. Cách sử dụng từ ngữ đối xứng (chiều chiều - chín chiều) cũng góp phần làm cho tình cảnh và tâm trạng của người con gái càng nặng nề, đau xót hơn.
4. Bài 3 diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà. Để diễn đạt những tình cảm ấy, tác giả dân gian đã dùng biện pháp tu từ so sánh: nỗi nhớ được so sánh như nuộc lạt buộc trên mái nhà (rất nhiều).
Cái hay của cách diễn đạt này nằm ở cách dùng từ “ngó lên” (chỉ sự thành kính) và ở hình ảnh so sánh: nỗi nhớ – nuộc lạt trên mái nhà. Hình ảnh “nuộc lạt” vừa gợi ra cái nhiều về số lượng (dùng cái vô hạn để chỉ nỗi nhớ và sự yêu kính ông cha) vừa gợi ra sự nối kết bền chặt (tình cảm máu mủ ruột rà, tình cảm huyết thống của con cháu với ông cha).
5. Bài 4 là những câu hát về tình cảm anh em. Anh em là hai nhưng cũng là một, vì: “Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân” (cùng một cha mẹ sinh ra, cùng chung sống, cùng chung buồn vui, sướng khổ). Quan hệ anh em còn được ví với hình ảnh chân – tay (những bộ phận gắn bó khăng khít trên một cơ thể thống nhất). Hình ảnh đó nói lên tình nghĩa và sự gắn bó thiêng liêng của anh em.
Bài ca dao là lời nhắc nhở chúng ta: anh em phải hoà thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau thì gia đình mới ấm êm, cha mẹ mới vui lòng.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Nguyễn Đình Thi (1924-2003) là một nghệ sĩ có tài năng về nhiều mặt. Không chỉ nổi tiếng với những tác phẩm thơ, văn, nhạc, kịch, ông còn là một cây bút lý luận phê bình sắc sảo. Ông tham gia vào các hoạt động văn nghệ từ khá sớm, trên mỗi lĩnh vực đều để lại những tác phẩm nổi tiếng:Đất nước (thơ), Người Hà Nội (nhạc)...
2. Tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948, in trong cuốn Mấy vấn đề văn học (lý luận phê bình, xuất bản năm 1956), có nội dung lý luận sâu sắc, được thể hiện qua những rung cảm chân thành của một trái tim nghệ sĩ.
3. Bài viết có bố cục khá chặt chẽ, được thể hiện qua hệ thống luận điểm lô gích, mạch lạc. Giữa các luận điểm vừa có sự tiếp nối tự nhiên vừa bổ sung, giải thích cho nhau:
- Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ.
- Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết với cuộc sống của con người, nhất là trong hoàn cảnh những năm đầu kháng chiến.
- Văn nghệ có khả năng cảm hoá, có sức lôi cuốn thật kỳ diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới con người qua những rung cảm sâu xa.
4. Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm của người nghệ sĩ. Khác với các bộ môn khoa học như dân tộc học, xã hội học, lịch sử học, triết học... thường khám phá, miêu tả và đúc kết các bộ mặt tự nhiên hay xã hội thành những quy luật khách quan, văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu cuộc sống trong các quan hệ, khám phá tính cách, số phận con người. Nội dung của văn nghệ được thể hiện chủ yếu qua những đặc điểm sau:
- Tác phẩm nghệ thuật phản ánh đời sống khách quan nhưng đó không phải là sự sao chép giản đơn, "chụp ảnh" nguyên xi thực tại. Trong sự phản ánh của văn nghệ có cách nhìn, cách đánh giá cuộc sống, đồng thời đó cũng là tư tưởng, là tấm lòng của người nghệ sĩ gửi gắm trong đó.
- Tác phẩm văn nghệ có tính giáo dục, tác động mạnh mẽ đến người đọc nhưng đó không phải là những lời thuyết lý khô khan mà ngược lại, khả năng tác động của văn nghệ bắt nguồn từ những tình cảm sâu sắc, những say sưa, vui buồn, yêu ghét... của người nghệ sĩ. Nó khiến ta rung động trước những vẻ đẹp của cuộc sống, từ đó làm thay đổi tư tưởng, tình cảm, thậm chí cả quan điểm sống, lối sống của ta.
- Nội dung của văn nghệ còn là những rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận, được mở rộng, lan truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
5. Qua các dẫn chứng được lấy từ các tác phẩm, qua những câu chuyện cụ thể, sinh động, Nguyễn Đình Thi đã phân tích một cách thấm thía sự cần thiết của văn nghệ đối với con người:
- Văn nghệ giúp chúng ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn trên phương diện tinh thần.
- Trong những trường hợp con người bị ngăn cách đối với đời sống, văn nghệ là sợi dây liên hệ giữa người đó với thế giới bên ngoài.
- Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của chúng ta ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy yêu tin cuộc sống, biết rung cảm và ước mơ trước cái đẹp.
6. Văn nghệ tác động đến con người qua nội dung của nó và đặc biệt là còn đường mà nó đến với người đọc, người nghe:
- Tình cảm là một yếu tố then chốt của văn nghệ. Dù phản ánh cuộc sống nào thì một tác phẩm lớn luôn chan chứa những tình cảm sâu xa của người viết. Không có những tình cảm sâu sắc, mãnh liệt đối với đời sống, một tác phẩm dù đề cập đến những vấn đề rộng lớn đến đâu cũng sẽ trở nên vô nghĩa, ngay cả đối với bản thân người sáng tác.
- Sự tác động của văn nghệ đối với con người chủ yếu cũng qua con đường tình cảm. Những xúc cảm, tâm sự của tác giả đối với đời sống làm lay động cảm xúc của người đọc, người nghe. Bạn đọc được sống cuộc sống mà nhà văn miêu tả, được yêu, ghét, vui, buồn cùng các nhân vật trong đó, dần dần thay đổi suy nghĩ, quan niệm về đời sống, thậm chí thay đổi cả cách ứng xử đối với những người xung quanh. Văn nghệ khiến cho ta cảm thấy yêu cuộc sống hơn, đồng thời muốn đóng góp công sức của mình để làm cho cuộc sống ngày càng đẹp hơn.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Cách lập luận:
Văn nghị luận cũng là một thể loại quen thuộc trong các sáng tác của Nguyễn Đình Thi. Tiếng nói của văn nghệ có thể coi là tác phẩm tiêu biểu cho các sáng tác thuộc thể loại này:
- Bố cục của văn bản rất chặt chẽ, hợp lý, mọi vấn đề đều được dẫn dắt tự nhiên.
- Cách viết giàu hình ảnh với những dẫn chứng sinh động, hấp dẫn, cả trong văn chương cũng như trong đời sống.
2. Cách đọc:
Thể hiện giọng văn chân thành, say sưa, thể hiện những xúc cảm mạnh mẽ của người viết.
I. Kiến thức cơ bản
1. Tác giả Đọc kĩ phần tiểu dẫn để nắm được những nét chính về tác giả Phạm Văn Đồng. Chúng ta cần lưu ý hai điểm chính sau: - Phạm Văn Đồng (1906 – 2000) là nhà chính trị, nhà ngoại giao, đồng thời cũng là giáo dục tâm huyết, nhà lí luận văn hóa, văn nghệ lớn, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. - Riêng trong lĩnh vực văn học, ông để lại cho nền văn học nước ta nhiều tác phẩm có giá trị, mà tiêu biểu là cuốn sách nổi tiếng: Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ.
2. Tác phẩm Tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dan tộc” là bài viết của Phạm Văn Đồng đăng trong Tạp chí Văn nghệ số 7 – 1963 nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3-7-1888). Đây là bài viết có phát hiện mới mẻ và những định hướng nghiên cứu đúng đắn về nhà thơ lớn Nguyễn Đình Chiểu. Bằng sự từng trải cách mạng, sự gắn bó sâu sắc với đất nước, với nhân dân và cách nghĩ sâu rộng của một nhà văn nghệ lớn, tác phẩm đã nhìn nhận cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trong mối liên hệ khăng khít với hoàn cảnh của Tổ quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay, từ đó phát hiện ra những điều mới mẻ giúp ta điều chỉnh lại cách nhìn về nhà thơ yêu nước lớn ở miền Nam, để càng thêm yêu quý có người và tác phẩm của nhà thơ lớn đó. Bài viết ra đời từ năm 1963, cách đây hơn 40 năm nhưng vẫn còn nguyên giá trị cả về mặt khoa học và mặt tư tưởng. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Những luận điểm lớn của bài văn Bài viết gồm ba phần, ứng với ba luận điểm lớn: - Phần 1: Tác giả nêu luận điểm xuất phát, đó là phải có một cách nhìn đúng đắn về Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông. Cách nhìn đó là: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phảm chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”. - Phần 2: Tác giả nêu các luận điểm bổ sung chứng minh cho luận điểm xuất phát: Cách nhìn đúng đắn đó được cujtheer hóa qua cách đánh giá của tác giả về: + Cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. + Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu (chủ yếu là bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc). + Tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu (cả nội dung và nghệ thuật). - Phần 3: Luận điểm kết luận, cái đích của bài viết: đánh giá đúng vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc theo cách nhìn mới mẻ đã nêu ở phần mở đầu: “Nguyễn Đình Chiểu là một chí sĩ yêu nước, một nhà thơ lớn của nước ta. Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng của văn học, nghệ thuật, nêu cao sức mạnh của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa và tư tưởng. Nhìn chung, cách sắp xếp các luận điểm như vậy là phù hợp với nội dung của bài viết. Nếu có khác với trật tự thông thường (nghiên cứu các tác phẩm theo trình tự thời gian xuất hiện) thì ở đây, tác giả lại nói về thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu trước, sau đó mới nói đến Truyện Lục Vân Tiên (truyện Nôm). Phải chăng, tác giả muốn người đọc chú ý hơn đến thơ văn yêu nước của Đồ Chiểu? 2. Cách nhìn mới của tác giả Tác giả cho rằng văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường”, “con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy”. Đó là một phát hiện có ý nghĩa phương pháp luận trong cách nhìn về nhà thơ yêu nước lớn này. - “Những vì sao có ánh sáng khác thường”: ánh sáng đẹp nhưng ta chưa quen nhìn nên khó phát hiện ra vẻ đẹp ấy. Cái ánh sáng khác thường ở đây chính là vẻ đẹp mộc mạc, giản gị, dân dã của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, vẻ đẹp của hai loại văn chương hướng về đại chúng gắn bó máu thịt với nhân dân, phục vụ cuộc sống của người dân, mang tính nhân dân sâu sắc. Văn chương Đồ Chiểu không óng mượt, bóng bẩy mà chân chất, xác thực, có chỗ tưởng như thô kệch nhưng lại chứa đựng trong đó những tư tưởng, tình cảm nồng hậu, cao quý của nhân dân. “Nó không phải là vẻ đẹp của đống thóc mẩy vàng” (Nguyễn Đình Chú). Vẻ đẹp khác thường này rất đáng quý, và đáng quý hơn khi ta biết nhà thơ đã sáng tác trong hoàn cảnh mù lòa, cuộc sống gặp nhiều khó khăn và bất hạnh. - “Con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn mới thấy” chính là vì thế! Bởi lâu nay, chúng ta quen nhìn loại ánh sáng khác, vẻ đẹp khác. Đó là văn chương trau chuốt, gọt giũa, lời lẽ hoa mỹ với hình tượng hùng vĩ, tráng lệ, phi thường… Cách nhìn như vậy thật khó đến với văn chương Đồ Chiểu, nói chi đến việc cảm nhận được tình ý sâu xa để tháy hết vẻ đẹp đích thực của văn thơ ông. Vì vậy “phải chăm chú nhìn thì mới thấy”, tức phải dày công, kiên trì nghiên cứu thì mới khám phá được vẻ đẹp ấy, nhưng phải chăm chú nhìn ề sau, suốt hai mươi năm trời, với những bài văn tế mà tiêu biểu là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, những bài điếu như Ngư Tiều y vấn đấp… Đó là những tác phẩm sôi sục lòng căm thù và dạt dào lòng yêu nước với những hình tượng cao đẹp của người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc, những lãnh tụ của nghĩa quân, những tấm gương bất khuất cao độ trước kẻ thù. - Truyện Lục Vân Tiên là một bài thơ hào hùng mà thiết tha lí tưởng đạo đức của nhân dân, ca ngợi những con người trọng nghĩa, khinh tài, trước sau một tấm lòng, mặc dầu khổ cực, gian nguy quyết phấn đấu vì nghĩa lớn như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Tiểu Đồng, Vương Tử Trực, Hán Minh… Bằng cách nhìn mới mẻ mà đúng đắn, tác giả đã có sự nhìn nhận và đánh giá lại “giá trị văn nghệ của bản trường ca thật là hấp dẫn từ đầu đến cuối” này. Đây là một sự “điều chỉnh” cần thiết để khôi phục lại giá trị nghệ thuật như vốn có của tác phẩm. 4. Vì sao tác giả lại cho rằng ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng phải sáng tỏ hơn nữa không chỉ thời ấy, mà còn cả trong thời đại hiện nay? Chính là vì: - Cho đến nay, vẫn còn nhiều người chưa hiểu hết giá trị văn chương của Nguyễn Đình Chiểu, trong đó không ít người còn nhìn nhận phiến diện về thơ văn ông, thậm chí còn “chê” văn thơ ông là thô ráp, nôm na… - “Phải sáng tỏ hơn nữa trong thời đại hiện nay” để khôi phục lại giá trị đích thực của nhà thơ yêu nước miền Nam từng có tác dụng to lớn và sâu rộng trong nhân dân ta, không chỉ trong thời bấy giờ mà ngay cả trong cuộc sống hiện nay. 5. Bài nghị luận này không hề khô khan mà đầy sức hấp dẫn, lôi cuốn là nhờ những yếu tố sau đây: - Cách nghị luận không chỉ xác đáng, chặt chẽ, mà còn xúc động, thiết tha, với nhiều hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc, khiến người dọc còn nhớ mãi. - Cách nhìn mới mẻ, có giá trị phát hiện của tác giả đã lôi cuốn người đọc vào bài viết của mình. - Nhưng quan trọng nhất là tấm lòng của người viết đối với cuộc đời cao đẹp và thơ văn có giá trị đích thực của Nguyễn Đình Chiểu. Đó cũng là tấm lòng gắn bó sâu sắc của tác giả, đối với vận mệnh đất nước và cuộc sống của nhân dân ta lúc bấy giờ. Chính tấm lòng này đã làm nên chất văn cho bài viết, và qua bài viết, ta thấy được hơi thở của cuộc sống thấm trong từng câu chữ, để người viết có thể làm sống lại một thời kì lịch sử đau thương mà anh hùng của dân tộc, trên cái nền đó mà biểu dương, ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu – một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, nêu cao tấm gương của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. II. Luyện tập Gợi ý làm bài: - Phân tích rõ vì sao văn thơ Nguyễn Đình Chiểu không xa lạ với giới trẻ ngày nay (về nội dung, về nghệ thuật). - Trên cơ sở bác bỏ quan niệm không đúng về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, xây dựng một lập luận về việc cần thiết phải học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong nhà trường để làm gì? Có lợi như thế nào? (về mặt tư tưởng và văn học). theo một cách khoa học, đúng đắn về Nguyễn Đình Chiểu. - Điều này có ý nghĩa phương pháp luận trong việc nghiên cứu, đánh giá thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, nó là một sự điều chỉnh về cách nhìn để có một định hướng đúng đắn trong việc nghiên cứu, tiếp cận một nhà thơ như Nguyễn Đình Chiểu. Trên cách nhìn mới mẻ này, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về Nguyễn Đình Chiểu như Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao vàng nhìn càng sáng của Lê Trí Viễn, Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc của Đoàn Lệ Giang. 3. Tác giả đã giúp chúng ta nhận ra những “ánh sáng khác thường” của ngôi sao sáng Nguyễn Đình Chiểu trên bầu trời văn nghệ Việt Nam - Trước hết là về cuộc sống và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Đó là mọt cuộc đời đẹp, đầy nghị lực, dù gặp nhiều khó khăn và bất hạnh, nhưng vẫn đứng thẳng, vẫn ngẩng cao đầu mà sống, không phải vì mình mà vì dân, vì nước, theo lí tưởng “Kiến nghĩa bất vi vô dõng dãi”, tỏ thái độ bất khuất, bất hợp tác quyết liệt trước sự mua chuộc của thực dân Pháp. Cùng với cuộc sống đẹp là quan niệm sáng tác đúng đắn và tiến bộ: Chở bao nhiêu thuyền không khẳm – Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà! Đó là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng. Đối với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút, viết văn là một thiên chức, và ông đã làm đúng thiên chức đó. - Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu phục vụ đăc lực cuộc chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, làm sống lại tâm trí của chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ năm 1960 về sau, suốt hai mươi năm trời, với những bài văn tế mà tiêu biểu là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, những bài điếu như Ngư Tiều y vấn đấp… Đó là những tác phẩm sôi sục lòng căm thù và dạt dào lòng yêu nước với những hình tượng cao đẹp của người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc, những lãnh tụ của nghĩa quân, những tấm gương bất khuất cao độ trước kẻ thù. - Truyện Lục Vân Tiên là một bài thơ hào hùng mà thiết tha lí tưởng đạo đức của nhân dân, ca ngợi những con người trọng nghĩa, khinh tài, trước sau một tấm lòng, mặc dầu khổ cực, gian nguy quyết phấn đấu vì nghĩa lớn như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Tiểu Đồng, Vương Tử Trực, Hán Minh… Bằng cách nhìn mới mẻ mà đúng đắn, tác giả đã có sự nhìn nhận và đánh giá lại “giá trị văn nghệ của bản trường ca thật là hấp dẫn từ đầu đến cuối” này. Đây là một sự “điều chỉnh” cần thiết để khôi phục lại giá trị nghệ thuật như vốn có của tác phẩm. 4. Vì sao tác giả lại cho rằng ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng phải sáng tỏ hơn nữa không chỉ thời ấy, mà còn cả trong thời đại hiện nay? Chính là vì: - Cho đến nay, vẫn còn nhiều người chưa hiểu hết giá trị văn chương của Nguyễn Đình Chiểu, trong đó không ít người còn nhìn nhận phiến diện về thơ văn ông, thậm chí còn “chê” văn thơ ông là thô ráp, nôm na… - “Phải sáng tỏ hơn nữa trong thời đại hiện nay” để khôi phục lại giá trị đích thực của nhà thơ yêu nước miền Nam từng có tác dụng to lớn và sâu rộng trong nhân dân ta, không chỉ trong thời bấy giờ mà ngay cả trong cuộc sống hiện nay. 5. Bài nghị luận này không hề khô khan mà đầy sức hấp dẫn, lôi cuốn là nhờ những yếu tố sau đây: - Cách nghị luận không chỉ xác đáng, chặt chẽ, mà còn xúc động, thiết tha, với nhiều hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc, khiến người dọc còn nhớ mãi. - Cách nhìn mới mẻ, có giá trị phát hiện của tác giả đã lôi cuốn người đọc vào bài viết của mình. - Nhưng quan trọng nhất là tấm lòng của người viết đối với cuộc đời cao đẹp và thơ văn có giá trị đích thực của Nguyễn Đình Chiểu. Đó cũng là tấm lòng gắn bó sâu sắc của tác giả, đối với vận mệnh đất nước và cuộc sống của nhân dân ta lúc bấy giờ. Chính tấm lòng này đã làm nên chất văn cho bài viết, và qua bài viết, ta thấy được hơi thở của cuộc sống thấm trong từng câu chữ, để người viết có thể làm sống lại một thời kì lịch sử đau thương mà anh hùng của dân tộc, trên cái nền đó mà biểu dương, ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu – một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, nêu cao tấm gương của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. II. Luyện tập Gợi ý làm bài: - Phân tích rõ vì sao văn thơ Nguyễn Đình Chiểu không xa lạ với giới trẻ ngày nay (về nội dung, về nghệ thuật). - Trên cơ sở bác bỏ quan niệm không đúng về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, xây dựng một lập luận về việc cần thiết phải học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong nhà trường để làm gì? Có lợi như thế nào? (về mặt tư tưởng và văn học).
=> Đoạn trích thuật lại chuyến đi về xứ Nghệ của ba cha con Phó bảng. Đi đến đâu ông Phó bảng cũng giải thích cho hai cậu con trai Côn và Khiêm về những địa danh lịch sử, những phong cảnh đất nước và những câu chuyện gắn với địa danh đó. Qua đó ta thấy được sự ham thích học hỏi của hai cậu bé, nổi bật là những nhận xét, đánh giá của cậu bé Côn về đất nước và con người.