K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Phương diện

Sơn Đoòng - thế giới chỉ có một

Đồ gốm gia dụng của người Việt

Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai

Đề tài

Những nét độc đáo của hang Sơn Đoòng

Những điểm đặc biệt của đồ gốm gia dụng Việt Nam qua một số giai đoạn lịch sử

Giá trị của tàu điện Hà Nội.

Thông tin cơ bản và một số thông tin chi tiết thể hiện thông tin cơ bản

- Thông tin cơ bản: Sơn Đoòng là Đệ nhất kì quan và định hướng cụ thể để phát triển bền vững hang Sơn Đoòng

- Một số thông tin chi tiết: Quá trình phát hiện ra hang; những điểm đặc biệt của hang; ý kiến về cách khai thác và bảo tổn hang.

 

 

- Thông tin cơ bản: Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có lịch sử  phát triển liên tục, điển hình là trường hợp của cái bát ăn cơm; đặc điểm của đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần.

- Một số thông tin chi tiết: Các chi tiết liên quan đến lịch sử phát triển của cái bát ăn cơm; các chi tiết về đặc điểm thanh nhã của đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần; các chi tiết về sự phân biệt trong một số xu hướng dùng đồ gốm từ sau thế kỉ XV.

- Thông tin cơ bản: Thông tin về tàu điện trong quá khứ, hiện tại và những đề xuất xây dựng lại hệ thống tàu điện.

- Một số thông tin chi tiết: Giá trị văn hoá, lịch sử, khoa học của hệ thống tàu điện Hà Nội xưa; việc giữ lại và cải tạo hệ thống tàu điện ở nước ngoài; đề xuất khôi phục lại hệ thống tàu điện Hà Nội.

 

Cách trình bày dữ liệu, thông tin và hiệu quả của cách trình bày

- Kết hợp hai cách: Trật tự thời gian, ý trình bày và nội dung chi tiết.

- Hiệu quả: Giúp người đọc hiểu rõ hơn về lịch sử phát hiện, tìm kiếm và công bố thông tin về Sơn Đoòng; mối quan hệ giữa thông tin cơ bản và nội dung chi tiết.

- Kết hợp các cách trình bày: ý chính và nội dung chi tiết; so sánh – đối chiếu.

- Hiệu quả: Góp phần làm nổi bật thông tin chính, chi tiết hoá để làm rõ thông tin chính.

 

 

- Kết hợp cách: nêu ý chính và nếu nội dung chi tiết (7 đoạn đầu), so sánh – đối chiếu (việc hệ thống tàu điện ở Hà Nội bị bỏ với việc hệ thống tàu điện ở cácnước được giữ lại, phát triển).

- Hiệu quả: Góp phần chi tiết hoá thông tin chính, làm nổi bật thông tin chính.

Đặc trưng về yếu tố hình thức và vai trò của các yếu tố ấy đối với việc thể hiện thông tin chính của văn bản

- Sử dụng nhan đề và hệ thống đề mục, sơ đồ, hình ảnh và các chú thích cho các phương tiện phi ngôn ngữ.

- Vai trò: Làm rõ bố cục của VB; làm nổi bật nội dung chính; minh hoạ trực quan, làm cho thông tin của VB trở nên cụ thể, rõ ràng, sinh động, dễ hiểu.

Sử dụng nhan đề, hình ảnh minh hoạ và các chú thích tương ứng với từng hình, không sử dụng hệ thống các đề mục để tóm tắt các thông tin chính của VB.

- Vai trò: Nhan đề khái  quát thông tin chính của VB; hệ thống hình ảnh đi kèm với các chú thích cụ thể; trực quan của thông tin.

Sử dụng nhan đề, bản đồ, hình ảnh, số liệu, không sử dụng hệ thống các đề mục để tóm tắt các thông tin chính của VB.

- Vai trò: Làm cho thông tin của VB trở nên cụ thể, rõ ràng, sinh động, dễ hiểu.

 

Thái độ, quan điểm của người viết

- Thái độ: Ngợi ca, tự hào xen lẫn thán phục tạo tác kì diệu của thiên nhiên; trân quý tuyệt tác mà thiên nhiên ban tặng.

- Quan điểm: Khai thác cánh quan nhưng phải đi đội với việc giữ gìn, bảo vệ các giá trị độc đáo của cảnh quan.

- Thái độ: Khẳng định đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có một lịch sử phát triển liên tục; ngạc nhiên pha lẫn thích thú trước đặc điểm thanh nhã của đồ gốm gia dụng thời Lý Trần; khách quan khi phảnánh sự phân biệt về xu hướng sử dụng đồ gốm giữa dân gian và triều đình, giữa dân thành thị và nông thôn.

- Quan điểm: Chưa thể hiện rõ quan điểm của tác giả.

- Thái độ: Yêu quý, tự hào, thán phục giá trị lịch sử, văn hoá của hệ thống tàu điện xưa của Hà Nội.

- Quan điểm: Nên khôi phục và xây dựng hệ thống tàu điện vừa hiện đại, vừa thể hiệnnhững giá trị của lịch sử.

 

Phương tiện phi ngôn ngữ

Hình ảnh, số liệu.

 

Hình ảnh, số liệu.

 

Bản đồ, hình ảnh, số liệu.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Nhan đề cho thấy văn bản cung cấp thông tin về những nét đặc sắc của hang Sơn Đoòng – hang động có 1 không 2 trên thế giới.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

a. Sơ đồ, hình ảnh.

b. Điểm đáng lưu ý:

- Chú thích ngắn gọn tên của phương tiện phi ngôn ngữ.

- Trích dẫn nguồn của phương tiện phi ngôn ngữ (nếu có).

c. Tác dụng:

- Đối với VB Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một: Hệ thống sơ đồ, hình ảnh minh hoạ trực quan thông tin của VB; giúp người đọc dễ hiểu và dễ hình dung nội dung VB hơn.

- Đối với VB Đồ gốm gia dụng của người Việt: Hệ thống hình ảnh tăng hiệu quả trực quan cho những thông tin chính, từ đó, người đọc dễ hiểu VB hơn. Đặc biệt là hệ thống hình ảnh mô tả hình dáng của cái bát ăn cơm được sắp xếp theo trình tự thời gian, hỗ trợ trực quan cho nội dung trình bày về lịch sử phát triển của cái bát ăn cơm ở phần đầu VB.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Ý nghĩa của đề tài với ngành du lịch:

+ Ý nghĩa thiết thưc, quan trọng đối với việc khai thác, phát triển ngành du lịch

+ Góp phần khẳng định giá trị, thế mạnh của ngành du lịch

+ Góp phần làm rõ định hướng phát triển bền vững các kì quan thên nhiên trong quá trình khai thác và bảo tồn.

- Suy nghĩ của bản thân:

+ Khai thác có kế hoạch cụ thể, chiến lược rõ ràng.

+ Khai thác đi đôi với bảo vệ, giữ gìn.

+ Hạn chế khai thác, tăng cường bảo vệ.

22 tháng 1 2018

Chọn đáp án: C

16 tháng 11 2021

C nhé

 

Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏiVua Hùng thứ mười tám có người con gái đẹp tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén một chàng rể xứng đáng. Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng một lúc đến cầu hôn. Cả hai người đều có tài, vua Hùng không biết gả con cho ai, bèn ra điều kiện thách đố để dễ bề lựa chọn. Sơn Tinh thắng cuộc, cưới Mị Nương rồi đưa về núi. Thủy Tinh tức giận dâng nước...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi

Vua Hùng thứ mười tám có người con gái đẹp tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén một chàng rể xứng đáng. Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng một lúc đến cầu hôn. Cả hai người đều có tài, vua Hùng không biết gả con cho ai, bèn ra điều kiện thách đố để dễ bề lựa chọn. Sơn Tinh thắng cuộc, cưới Mị Nương rồi đưa về núi. Thủy Tinh tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng bị thua. Từ đó, hằng năm, Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại.

a. Văn bản tóm tắt kể lại nội dung của văn bản nào? Dựa vào đâu mà nhận ra được điều đó? Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản tóm tắt không?

b. Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với văn bản được tóm tắt.

c. Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt.

1
12 tháng 11 2019

Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh. Dựa vào sự kiện, tên nhân vật, cốt truyện để nhận ra văn bản.

- Văn bản trên đã tóm gọn được những nội dung chính của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh.

- Sự khác nhau giữa văn bản gốc với văn bản tóm tắt:

   + Văn tóm tắt có dung lượng ngắn hơn văn bản gốc.

   + Văn bản tóm tắt có số lượng sự việc, nhân vật tí hơn so với tác phẩm

- Yêu cầu đối với văn bản tóm tắt:

   + Ngắn gọn, chính xác về nhân vật và sự kiện quan trọng

   + Lời văn của văn bản tóm tắt là lời văn của mình, không phải lời văn của văn bản

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Văn bản truyện thơ: Tú Uyên gặp Giáng Kiều

  Đoạn trích “Tú Uyên gặp Giáng Kiều” in trong tập “Bích Câu kì ngộ” kể về hoàn cảnh gặp nhau giữ chàng thư sinh nghèo Trần Tú Uyên đem lòng tương tư nàng tiên nữ Giáng Kiều, để rồi hai người cùng dệt nên sợi tơ duyên hạnh phúc. Tú Uyên gặp nàng trong một lần đi xem hội xuân, chàng thấy một người con gái xinh đẹp tuyệt trần bèn bám theo nhưng lại để mất dấu, từ đó chàng ôm mộng ngày đêm nhung nhớ. Tình cờ chàng mua được bức tranh người thiếu nữ giống hệt cô gái mà chàng yêu thương, chàng mua về treo trong nhà, ngày đêm ngắm tranh tưởng tượng người thiếu nữ trong tranh thành người thật. Chàng “sớm khuya” ôm mộng đến sinh bệnh, “chồn” cả người. Một hôm, khi chàng đi công việc trở về nhà thì thấy cơm canh đã bày sẵn đầy đủ như “bát trân”, chàng lấy làm lạ quyết định rình xem thì thấy một người con gái trong tranh bước ra. Không để lỡ cơ hội, chàng tiến vào rưng rưng “bên mừng bên lệ” bày tỏ nỗi lòng của mình. Đằng gái thẹn thùng xưng tên là tiên nữ “Giáng Kiều” vốn có duyên trời định “ba sinh” với chàng, mong được kết duyên đôi lứa. Từ đó, họ đồng vợ đồng chồng chung sống hạnh phúc. Trăm hoa, muôn thú cũng mừng cho họ. Đoạn trích trên mang âm hưởng dân tộc sắc nét cùng ca từ trữ tình, uyển chuyển cho ta thấy được tâm nguyện mà nhà thơ gửi gắm về cuộc sống tự do, không khó khăn, loạn lạc.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Văn bản bi kịch: Sống hay không sống – Đó là vấn đề

    Nghi ngờ về cái chết của vua cha có liên quan đến Clô-đi-út vị vua hiện tại cũng là chú ruột của chàng, Hăm-lét đã giả điên để che mắt kẻ thù. Kẻ thù và lũ tay sai cố gắng dò xét xem Hăm-lét có điên khùng thật hay giả tạo. Cuộc trò chuyện của chàng với người yêu mình là Ô-phê-li-a đã bị vua và Pô-lô-ni-út nghe trộm. Khi nói chuyện với nàng ta, Hăm-lét đã buông ra những lời tàn nhẫn, cốt để nàng rời xa mình. Hăm-lét đã nhận ra sự xung đột với cả thời đại, từ đó để lại dấu ấn trong nội tâm của chàng. Nội tâm chàng tràn ngập sự căm phẫn và chán ghét cuộc sống, suy nghĩ duy nhất của chàng chỉ là trả thù. Tuy nhiên, chàng vẫn đủ sáng suốt để đề phòng trường hợp đây là một linh hồn tà ác hiện lên để xúi giục chàng làm điều bậy, hòng kéo linh hồn của chàng xuống Địa Ngục. Đó cũng là điều mà chàng băn khoăn “Sống, hay không sống – đó là vấn đề”.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Đồng ý với quan điểm của người viết: Trân quý những tuyệt tác mà thiên nhiên đã ban tặng cho quê hương, đất nước, lưu ý đến việc khai thác cảnh quan nhưng phải đi đôi với việc giữ gìn, bảo vệ các giá trị độc đáo ấy.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Ông Sáu rời nhà đi kháng chiến từ khi con gái còn nhỏ, chỉ được thấy con qua tấm ảnh nhỏ. Suốt những năm tháng sống ở chiến trường, không lúc nào ông Sáu nguôi ngoai nỗi nhớ về con gái. Ba ngày được về nghỉ phép, ông Sáu nôn nao được trông thấy con, vội vàng, cuống quít. Nhưng đến khi về tới nhà, bé Thu, con gái ông, lại không nhận ra ba mình bởi vết thẹo trên mặt ông Sáu do chiến tranh để lại. Suốt ba ngày, ông Sáu cố gắng gần gũi, vỗ về con nhưng càng lại gần thì con gái càng đẩy ông ra. Đến lúc con bé không nghe lời, ông Sáu vung tay đánh vào mông nó, bé Thu bỏ về nhà ngoại. Đến khi bé Thu nhận ba thì cũng là lúc ông Sáu phải vào chiến trường. Trước khi chia tay ba, bé Thu muốn ba mua cho mình một chiếc lược khi ba trở về. Trở lại chiến trường, nỗi nhớ con càng đau đáu, ông Sáu nhớ lời hứa với con gái, lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ làm cho con một chiếc lược. Nhưng chưa kịp trở về đưa chiếc lược tận tay con gái thì ông Sáu đã hi sinh ở chiến trường. Chiếc lược ông gửi lại cho người đồng đội là ông Ba, nhờ đưa cho con gái mình, rồi mới nhắm mắt đi xuôi

13 tháng 3 2023

Đoạn văn có giới thiệu được nhan đề và tác giả của văn bản:

- Nhan đề: “Con muốn làm một cái cây”.

- Tác giả: Võ Thu Hương