K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Xác định những phần trích dẫn trong đoạn trích sau và cho biết đó là kiểu trích dẫn nào:     Theo Nguyễn Thị Phương Châm (2013), nhìn vào hầu hết các khía cạnh của văn hoá Việt Nam trong hai thập kỉ qua, có thể dễ dàng nhận ra màu sắc toàn cầu trong đó, nhất là trong đời sống văn hoá thường ngày. “Có lẽ chỉ trong bối cảnh hiện tại, khi toàn cầu hoá đã “phủ sóng” rộng khắp thì ngay tại Việt Nam, dân chúng...
Đọc tiếp

Xác định những phần trích dẫn trong đoạn trích sau và cho biết đó là kiểu trích dẫn nào:

     Theo Nguyễn Thị Phương Châm (2013), nhìn vào hầu hết các khía cạnh của văn hoá Việt Nam trong hai thập kỉ qua, có thể dễ dàng nhận ra màu sắc toàn cầu trong đó, nhất là trong đời sống văn hoá thường ngày. “Có lẽ chỉ trong bối cảnh hiện tại, khi toàn cầu hoá đã “phủ sóng” rộng khắp thì ngay tại Việt Nam, dân chúng mới có thể ngắm hoa anh đào, thưởng thức su-si (sushi), đọc truyện tranh Nhật Bản, nghe nhạc, xem phim Hàn Quốc, thưởng thức quốc hoạ Trung Hoa, lễ hội hoa trang Bra-xin (Brazil), rồi hip-hop, truyện Ha-ri Pot to (Harry Potter), phim Hô li út (Hollywood), các thần tượng bóng đá, ca nhạc, điện ảnh quốc tế của giới trẻ...” (Nguyễn Thị Phương Châm, 2013). Rõ ràng, toàn cầu hoá có những tác động mạnh mẽ đến văn hoá giới trẻ, mà một trong những khía cạnh tiêu biểu là văn hoá giải trí của họ.

(Đinh Việt Hà, Văn hoá giải trí của giới trẻ Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá, tạp chí Văn hoá dân gian, số 5/2017) 

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Những phần trích dẫn và kiểu trích dẫn có trong đoạn trích:

+ Theo Nguyễn Thị Phương Châm (2013), nhìn vào hầu hết... → Trích dẫn gián tiếp.

+ “Có lẽ chỉ trong bối cảnh hiện tại ... điện ảnh quốc tế của giới trẻ...” (Nguyễn Thị Phương Châm, 2013) → Trích dẫn trực tiếp.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 12 2023

- Trong đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàng:

Trích dẫn gián tiếp: các câu trích dẫn không có dấu ngoặc kép, trích dẫn lại qua cuốn Thần thoại Hy Lạp.

Chú thích: chân trang.

- Trong đoạn trích Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam:

Trích dẫn trực tiếp: những từ ngữ, câu thơ, thành ngữ được đưa trong ngoặc khi trích dẫn.

Chú thích: chính văn, chân trang.

3 tháng 3 2023

* Trong đoạn trích Hê–ra–clet đi tìm táo vàng

- Trích dẫn gián tiếp: Các câu trích dẫn không có dấu ngoặc kép, trích dẫn lại qua cuốn Thần thoại Hy Lạp

- Chú thích: chú thích chân trang

* Trong văn bản Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam

- Trích dẫn trực tiếp: Những từ ngữ, câu thơ, thành ngữ được đưa trong ngoặc khi trích dẫn (VD: “mở cửa”; “của ngon vật lạ”, …)

- Chú thích: Chú thích chính văn (Sử dụng dấu ngoặc đơn để chú thích trong văn bản, VD: (lụa) (kén cá, chọn canh)); chú thích chân trang.

Cách trích dẫn trong đoạn trích là dẫn trực tiếp.

 
Đọc những đoạn trích và trả lời câu hỏi:a) Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí tự do”.(Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)b) Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây (ba khía là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xe ra trộn tỏi ớt ăn...
Đọc tiếp

Đọc những đoạn trích và trả lời câu hỏi:

a) Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí tự do”.

(Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)

b) Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây (ba khía là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xe ra trộn tỏi ớt ăn rất ngon).

(Theo Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)

c) Lí Bạch (701 – 762), nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Cam Túc; lúc mới năm tuổi, gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên).

(Ngữ văn 7, tập 1)

- Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?

- Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của đoạn trích trên có thay đổi không?

1
23 tháng 2 2017

Dấu ngoặc đơn có tác dụng

a, (những người bản xứ) – giải thích

b, ( ba khóa là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xé ra trộn tỏi ớt ăn rất ngon) – thuyết minh

c, ( 701 – 762) – bổ sung thêm

Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa của những đoạn trích trên không thay đổi, vẫn đầy đủ ý nghĩa.

Phân tích tác dụng của những kiểu trích dẫn, chú thích trong các đoạn văn sau đây:a) Với Nam Việt Đế Lý Bí, lần đầu tiên Việt Nam xưng “đế một phương”, lần đầu tiên miền trung tâm Hà Nội có thành xây đắp ("thành Tô Lịch"), có chùa thờ Phật (chùa Khai Quốc - Mở Nước, nay là chùa Trấn Quốc), có một mô hình quân chủ Phật giáo, vừa giống mà lại khác Trung Hoa, chảu nối tiếp ông làm vua, xưng là Phật tử (con...
Đọc tiếp

Phân tích tác dụng của những kiểu trích dẫn, chú thích trong các đoạn văn sau đây:

a) Với Nam Việt Đế Lý Bí, lần đầu tiên Việt Nam xưng “đế một phương”, lần đầu tiên miền trung tâm Hà Nội có thành xây đắp ("thành Tô Lịch"), có chùa thờ Phật (chùa Khai Quốc - Mở Nước, nay là chùa Trấn Quốc), có một mô hình quân chủ Phật giáo, vừa giống mà lại khác Trung Hoa, chảu nối tiếp ông làm vua, xưng là Phật tử (con Phật) chứ không như vua Trung Hoa xưng là Thiên tử (con Trời).

(Trần Quốc Vượng) 

b) Cùng với màu sắc là "hình”, “bóng”. Thơ Tố Hữu để lại trong kí ức độc giả rất nhiều hình bóng”. Bài “Bà má Hậu Giang” được khép lại bằng “bỏng mả”: “Nước non muôn quý ngàn yêu / Còn in bóng mã sớm chiều Hậu Giang”. Trong bài “Lên Tây Bắc” có cái bóng rất kì vĩ của anh Vệ quốc quân: “Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều / Bỏng dài lên đỉnh dốc cheo leo” (“Thơ Tố Hữu”, trang 149). Về quê mẹ Tơm, “bâng khuâng chuyện cũ”, Tố Hữu không quên: “Đêm đêm chó sủa... làng bên động / Bóng mẹ ngồi canh lẫn bóng cồn”, “Bỏng mẹ ngồi trồng, vọng nước non" Ông xót xa: "Ôi bóng người xưa, đã khuất rồi / Tròn đôi nấm đất trắng chân đồi” ("Thơ Tố Hữu", trang 268).

(Lã Nguyên) 

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 12 2023

a. Trích dẫn trực tiếp: “đế một phương”, “thành Tô lịch”

=> Thông tin thêm tính xác thực

b. Trích dẫn trực tiếp: các câu thơ

=> Trích dẫn trực tiếp là những câu thơ nhằm cụ thể dẫn chứng, tăng tính xác thực, sinh động cho đoạn văn

12 tháng 4 2021

Trích đoạn “Nước Đại Việt ta” được trích từ “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi. Bài cáo được viết cuối năm 1427 đầu nàm 1428 sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa đã rửa sạch vết nhơ mất nước do nhà Hồ gây ra đồng thời chấm dứt hoạ đô hộ cùng những chính sách dã man, những hành động tàn bạo mà giặc Minh gây ra cho nhân dân ta. Ra đời trong hoàn cảnh đó, “Bình Ngô đại cáo” đã tái hiện quá trình hơn hai mươi năm khởi nghĩa đẩy nhọc nhằn, khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn; những nỗi đau mà dân tộc phải hứng chịu cũng như chiến thắng đầy hào khí của cuộc khởi nghĩa oanh liệt trước kẻ thù. Kết lại bài cáo, Nguyễn Trãi đã bố cáo cho toàn thiên hạ về nền độc lập lâu bền của đất nước và giương cao lòng nhân nghĩa trong nhân gian.

Nếu “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc thì “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi chính là bản tuyên ngôn độc lập đầy hào sảng thứ hai của đất nước ta. Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” chính là đoạn trích thể hiện rỏ nhất nội dung tuyên ngôn ấy.

Mở đầu đoạn trích là tuyên ngôn nhân nghĩa của bài cáo:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Điều ấy có nghĩa là việc nhân nghĩa trên đời cốt ở việc giữ sự bình yên cho dân chúng, quân đội binh lính việc trước tiên là lo trừ bạo, trừ giặc cho dân. Hai câu văn ấy đã khẳng định tư tưởng lấy dân làm gốc “dĩ dân vi bản” đầy tiến bộ. Trong quan niệm của xã hội phong kiến xưa, tư tưởng nhân nghĩa thường bó hẹp trong cách hiểu là làm điều thiện giúp đỡ người khác. Như trong “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu, việc nhân nghĩa là việc cứu người bị nạn: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, ông ngư cứu Lục Vân Tiên... “Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn”. Nhưng với Nguyễn Trãi, ở cương vị một bậc quân sư tham mưu cho chủ tướng - nhà vua Lê Lợi, ông đã có cái nhìn khái quát và sâu sắc hơn. Xét đến tận cùng, bản chất của nhân nghĩa là yêu dân, thương dân, làm cho dân có được cuộc sống yên vui, no đủ. Không chỉ vậy, cũng theo quan niệm xưa, binh lính là lực lượng bảo vệ quyền lợi của nhà vua và giai cấp phong kiến. Song trong trích đoạn này, Nguyễn Trãi đã khẳng định rằng, nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả nhất của quân đội là “lo trừ bạo” cho an dân, bình thiên hạ. Tư tưởng ấy chi có thể có ở một bậc ái quốc, ái dân vĩ đại.

Và cũng xuất phát từ tấm lòng thương dân tha thiết, Nguyễn Trãi có một lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc. Xưa, trong “Nam quốc sơn hà”, tác giả bài thơ “thần” đã khẳng định nền độc lập của đất nước trên phương diện lãnh thổ, đất,đai và bộ máy quyển lực. Nay, Nguyễn Trãi đã bổ sung để hoàn chỉnh những yếu tố góp phần khẳng định quyền tự chủ độc lập đáng tự hào của dân tộc:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Dường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có”

“Nước Đại Việt ta từ trước” đã vốn có nền văn hiến từ lâu. Văn hiến là những giá trị tinh thần mà con người đã sáng tạo ra, đó là tín ngưỡng, là tư tưởng, là đạo đức... Phải là một dân tộc có bề dày lịch sử, có trí tuệ, có chiều dài phát triển lâu bền mới xây dựng được cho mình một nền văn hiến riêng biệt. Nói cách khác, văn hiến là dấu hiệu của sự văn minh. Không chỉ có sự riêng biệt về nền văn hiến của dân cư, xét về cương vị lãnh thổ nước ta cũng có biên giới riêng biệt: “Núi sông bờ cõi đã chia”. Câu văn này gợi đến cái hồn của câu thơ “thần” năm 1076 “Sông núi nước Nam vua Nam ở / Rành rành định phận ở sách trời”. Núi sông bờ cõi và cương vực lãnh thổ của đất nước đã được phân chia rạch ròi trong lịch sử, trong tiềm thức của mỗi người dân hai quốc gia. Và chính điều tâm niệm thiêng liêng ấy đã tạo nên ý thức xây dựng, bảo tồn, phân biệt về phong tục tập quán của nhân dân hai đất nước: “Phong tục Bắc Nam cũng khác”. Phong tục tập quán là những thói quen trong đời sống, sinh hoạt đã ăn sâu vào cách sống, cách nghĩ của con người. Có thể nói, cùng với nền văn hiến lâu đời, phong tục tập quán đã cùng góp phần tạo nên bản sắc văn hoá Việt Nam.

Nền độc lập tự chủ của đất nước không chỉ được tạo nên từ những nét riêng biệt trong quần chúng nhân dân và lãnh thổ đất nước mà còn được đánh dấu bằng sự độc lập về bộ máy chính quyền - triều đại trị vì và những cá nhân kiệt xuất:

"Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có”.

Hai câu văn điểm tên các triều đại hai đất nước đối nhau rất chỉnh, điều đó khẳng định vị thế ngang hàng nhau của các bậc vương tử hai nhà nước. Chữ “đế” trong câu thứ hai “mỗi bên xưng đế một phương” được dùng rất “đắc địa”. Xưa nay, vua chúa Trung Hoa tự coi mình là “thiên tử” (con trời), họ tự xưng “đế” và gọi vua các nước khác là “vương”. Trong bài cáo này, Nguyễn Trãi đầy tự hào khi khẳng định các nhà vua của ta cũng là “đế” sánh ngang hàng với vua chúa Trung Hoa: “mỗi bên xưng đế một phương”, vậy nên không hề có quan hệ nước lớn - nước nhỏ như các triều đại phong kiến phương Bắc từng quan niệm. Không chỉ vậy, khi nêu tên các triều đại hai đất nước, Nguyễn Trãi đã đặt nước ta lên trước. Chỉ một chi tiết nhỏ thôi song hàm ý ẩn chứa trong đó rất sâu sắc: nó khẳng định lòng tự tôn dân tộc của tác giả nói riêng và mỗi người Việt Nam nói chung.

 

Bên cạnh những ông vua hiền và các triều đại phong kiến tiêu biểu, nước ta cũng có những anh tài hào kiệt. Dù rất tự hào về dân tộc nhưng Nguyễn Trãi cũng không phóng đại những ưu điểm và không giấu giếm những giai đoạn suy thoái, ông viết “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau”. Để từ đó, lời khẳng định của ông đầy sức thuyết phục: “Song hào kiệt đời nào cũng có”.

Bằng một đoạn văn ngắn ngủi, Nguyễn Trãi đã thuyết phục người đọc, người nghe về những yếu tố góp phần khẳng định nền độc lập dân tộc. Chính bởi nền độc lập thiêng liêng ấy mà mỗi người dân Đại Việt đều sẵn sàng xả thân vì đất nước và dẫu kẻ thù có mạnh đến đâu cũng bị khuất phục bởi sức mạnh được khơi nguồn từ nền văn hiến lâu đời, từ chủ quyền lãnh thổ linh thiêng...

Bởi vậy:

Lưu Cung tham công nên thất bại

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong

13 tháng 5 2018

a) - Danh từ: trận bão, chân trời, ngấn bể, tấm kính, mây, bụi, mặt trời, một, quả trứng, thiên nhiên, quả trứng, một, mâm bạc, mâm, một, chân trời, nước biển, một, mâm lễ phẩm, bình minh, chài lưới, biển Đông

- Động từ:sạch, lau, nhú lên, dần dần, đặt lên, tiến ra, mừng

- Tính từ: tròn trĩnh, phúc hậu, đầy đặn, hồng hào, thăm thẳm, đường bệ, rộng, màu ngọc trai, hửng hồng

- Lượng từ: kì hết, cả, tất cả, những

- Số từ: một

- Phó từ: rồi, từ

- Chỉ từ: 

b) Câu 1:

- CN: Chân trời, ngấn bẻ

- VN: sạch như như tấm kính lau hết mây hết bụi

=> Câu đơn

Câu 2:

- CN: Mặt trời

- VN: nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết

=> câu đơn

Câu 2:

-VN: tròn trính phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn

Câu 3:

- CN: qua trứng

- VN: hồng hào thăm thẳm và đường bệ... màu ngọc trai nước biển hửng hồng

=> Câu đơn

Câu 4:

-VN: Y như một mâm lễ phẩm ... trên muôn thuở biển Đông