K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2023

- Chủ đề: khát vọng được bình đẳng, khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ.

- Căn cứ: thái độ “bứt kinh”, thách thức với các “sự nghiệp anh hùng” của nam nhi, với thần linh, thể hiện mạnh mẽ nhu cầu giải phóng cá tính của con người.

Chủ đề bài thơ là khát vọng được bình đẳng, khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ.

Căn cứ:

- Thái độ “bất kính’ của bà là một thách thức đối với ý thức trọng nam khinh nữ, thách thức với các “sự nghiệp anh hùng” của nam nhi, thách thức đối với thần linh.

- Bài thơ thể hiện mạnh mẽ nhu cầu giải phóng cá tính của con người, bất chấp các ước lệ ràng buộc của xã hội phong kiến.

Chủ đề của bài thơ là tình bạn giản dị mộc mạc không vật chất.

Câu cuối tác giả đã có câu" Bác tới chơi đây ta với ta" để ta thấy được tác giả cười mình, cười vì bạn tới chơi mà không có gì tiếp đã chào đón bạn, tất cả đều có nhưng đều không dùng được 

16 tháng 9 2023

- Chủ đề: Cảm xúc vui sướng khi bạn đến đồng thời cho thấy hoàn cảnh, tình cảm thắm thiết của nhà thơ với bạn.

- Căn cứ: xuyên suốt bài thơ là hoàn cảnh thiếu thốn của tác giả nhưng cụm từ “ta với ta” cuối bài đã khẳng định tình bạn được tạo nên bởi tình cảm chân thành không phải vì vật chất.

13 tháng 9 2023

- Chủ đề: Bài thơ bày tỏ tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng của tác giả trước thời thế.

- Chủ đề ấy giúp em hiểu thêm tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước. Tác giả hơn nữa rất thành công trong việc lột tả mùa thu ấy bởi chính ông đang cảm nhận vẻ đẹp ấy trên mảnh đất quê hương của mình. Đồng thời thể hiện tâm trạng thời thế của tâm hồn thanh cao: Tâm trạng ấy mang trong mình nỗi u hoài, đôi khi lặng lẽ trầm ngâm, lúc thì giật mình thảng thốt

16 tháng 9 2023

- Chủ đề: Tình cảm của anh em Hoài với loài chim bồng chanh đỏ

- Căn cứ qua hai câu chuyện của anh em Hoài và Hiền trao đổi về chuyện cùng nhau tìm hiểu và bắt chim hồi còn bé của mình

11 tháng 3 2023

- Chủ đề của văn bản trên: Nét đẹp đặc trưng của “sản vật” dẻ Trùng Khánh (hạt dẻ, rừng dẻ).

- Em xác định dựa vào: 

+ Nhan đề của văn bản

+ Từ ngữ, hình ảnh trong văn bản.

+ Các ý, các câu, các đoạn được triển khai trong văn bản

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Chọn bài thơ “Bạn tới chơi nhà” – Nguyễn Khuyến

Đã bấy lâu nay bác tới nhà.

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây ta với ta.

a.

- Về niêm: Chữ thứ 2 của câu 2 và câu 3 (thời – sâu), câu 4 và câu 5 (rộng – chửa), câu 6 và câu 7 (vừa – trò), câu 1 và câu 8 (bấy – đến) cùng thanh.

- Về luật: Luật trắc

- Về đối: câu 3 và câu 4, câu 5 và câu 6

b. 3 phần

- Phần 1 (6 câu đầu): Giới thiệu tình huống bạn đến chơi

- Phần 2 (6 câu tiếp): Hoàn cảnh gia đình khi bạn đến chơi

- Phần 3 (Câu cuối): Khẳng định tình bạn chân thành

c.

- Chủ đề: Ngợi ca tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc và tràn đầy niềm vui dân dã của tác giả.

- Đặc sắc nghệ thuật:

+ Tạo tình huống bất ngờ, thú vị

+ Giọng thơ chất phác, hồn nhiên, ẩn sau câu chữ là ánh mắt lấp lánh cùng nụ cười hồn hậu, ấm áp, chân tình của nhà thơ

+ Sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ bác học

16 tháng 9 2023

- Chủ đề: tình yêu thương con người.

- Căn cứ: bác Xi-mông đã ngăn cản ý định tự tử của Xi-mông, đưa em về nhà với mẹ và đồng ý nhận lời làm bố em.

– Chủ đề của truyện Bố của Xi-mông là: tình yêu thương, sự thấu hiểu, đồng cảm với những người thiệt thời hoặc mắc sai lầm.

- Căn cứ để xác định chủ đề:

+ Sự kiện: Câu chuyện Xi-mông bị bắt nạt vì không có bố – nhận bắc Phi-líp làm bố – kết nối mối quan hệ với bác Phi-líp – bác Phi-líp cầu hôn mẹ của Xi-mông để trở thành “một người bố hẳn hoi”.

+ Nhân vật và mối quan hệ giữa nhân vật với hoàn cảnh và các nhân vật khác: chủ bé Xi-mông có mối quan hệ với trường học, với đám bạn học ở trường; mối quan hệ giữa Xi-mông với mẹ, với bác Phi-líp (người bố mà cuộc sống ban tặng cho em).

+ Chi tiết và mối quan hệ giữa các chi tiết: nhan đề Bố của Xi-mông và mối quan hệ giữa nhan đề này với một loạt các chi tiết như: gặp bác Phi-líp, đề nghị bác Phi-líp làm bố; bị bạn bè trêu chọc vì bác Phi-líp không phải là ông bố đích thực; bác Phi-líp cầu hôn mẹ của Xi-mông để chính thức làm bố của em; sự tương phản giữa cái nhìn của người dân trong vùng, các bạn học với mẹ con Xi-mông (phán xét, kì thị, xa lánh, coi thường, chế giễu, bắt nạt) và thái độ, cách ứng xử của bác Phi-líp (yêu thương, tôn trọng, thấu hiểu, bảo vệ).

+ Điểm nhìn, ngôi kể, cách kể chuyện: người kể chuyện ngôi thứ ba tạo nên sự khách quan cho câu chuyện, cách kể: mọi sự kiện

14 tháng 9 2023

- Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- 4 phần: Khởi, thừa, chuyển, hợp.

- Chủ đề: Ý thức cá nhân, tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

8 tháng 12 2021

Tham Khảo:
* Dàn ý

A. Mở bài

  - Giới thiệu tác giả, tác phẩm

  - Khái quát tinh thần yêu nước.

  - Dẫn dắt vấn đề

B. Thân bài

  1. Bối cảnh lịch sử

  2. Phân tích

a. Sống núi nước Nam

- Khái niệm vua Nam vào thời bấy giờ đồng nhất với khái niệm dân tộc. Vua đại diện cho quốc gia, dân tộc.

- Xưng danh Nam quốc (nước Nam) là tác giả có chủ ý gạt bỏ thái độ miệt thị từ trước tới nay của các triều đình phong kiến phương Bắc (Bắc quốc) đối với nước ta, coi nước Nam chỉ là chư hầu.

- Khẳng định tư thế bình đẳng, độc lập về chính trị của nước ta bằng thái độ kiêu hãnh, tự hào (Nam quốc, Nam đế).

- Nhấn mạnh vào chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trong sách trời (Thiên thư). Trời đã phân định cho nước Nam bờ cõi riêng. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh thiêng liêng khiến cho chân lí về chủ quyền độc lập của nước Nam càng tăng thêm giá trị.

- Thái độ của tác giả là căm giận và khinh bỉ: gọi quân xâm lược là nghịch lỗ, tức lũ giặc ngạo ngược, làm trái đạo trời, đạo người.

- Ngạc nhiên trước việc một nước lớn tự xưng là thiên triều mà lại dám phạm tới lệnh trời.

- Cảnh cáo quân xâm lược rằng làm trái đạo trời thì tất yếu sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại. Đó là quy luật không thể tránh khỏi.

- Thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh chính nghĩa của quân và dân nước Nam sẽ đánh tan quân thù, bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do của Tổ quốc.

b. Phò giá về kinh

 - Tinh thần yêu nước thể hiện trong niềm vui, niềm tự hào ngây ngất khi tác giả cất lên bài ca chiến thắng: "Đoạt sáo... Hàm Tử quan" (Chương Dương... quân thù)

 - "đoạt sáo", "cầm Hồ": Hai cụm động từ mạnh mẽ, dứt khoát thể hiện hào khí nhà Trần và chiến thắng như chẻ tre của quân ta

 - Lời thông báo, tổng kết về chiến thắng cô đọng, hàm súc, đó cũng chính là bài ca của lòng yêu nước được thử thách trong khói lửa chiến tranh

 - Tinh thần yêu nước biểu hiện qua khát vọng và cái nhìn hướng tới tương lai: "Thái bình... giang san" (Thái bình... ngàn thu)

 - "thái bình" vốn là mơ ước của bao người khi kẻ thù xâm lược chiếm đoạt đất đai quê nhà, nay mơ ước thái bình đã thành hiện thực, ta cần "tu trí lực" để làm cho "Vạn cổ thử giang san"

 - Ý thơ hào hùng, biểu hiện của lòng yêu quê hương đất nước, khát vọng cao cả, trí tuệ, sự sáng suốt của vị tướng tài ba.

C. Kết bài

   - Đánh giá chung

   - Suy nghĩ của bản thân

 

** Bài viết tham khảo

       Yêu nước và tự hào dân tộc là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy thấm đẫm trong tâm hồn dân tộc và dạt dào lai láng trên những trang thơ văn. Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) và Phò giá về kinh là một áng thơ như thế!

      Gắn bó với một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt - thời đại hào hùng đấu tranh chống ngoại xâm, dường như đất nước và dân tộc là mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà thơ. Và do đó, tình cảm yêu nước và tự hào dân tộc đã trở thành cảm hứng chủ đạo cho các sáng tác văn chương thời kì này.

     Nhìn lại các sáng tác thời Lí - Trần, tuy tình cảm đất nước bộc lộ ở những khía cạnh khác nhau, trong những thời điểm khác nhau, nhưng đều rất sâu sắc. Trong Chiếu dời đô, nỗi lo lắng cho vận số của đất nước, dân tộc, hạnh phúc của muôn dân, trăm họ là niềm trăn trở lớn nhất của vị hoàng đế đầu tiên của triều Lí. Ở Hịch tướng sĩ, lòng căm thù giặc, nỗi xót đau trước cảnh đất nước bị giày xéo tàn phá, ý chí sẵn sàng xả thân vì nước trào dâng mãnh liệt trong lòng vị thân vương họ Trần. Còn trong Phò giá về kinh, lại là hào khí chiến thắng của dân tộc và khát vọng về một nền thái bình muôn thuở cho đất nước của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải.

Ra đời trong máu lửa của cuộc kháng chiến chống Tống, Sông núi nước Nam là tuyên ngôn của Đại Việt về độc lập, chủ quyền đất nước. Đây là tuyên ngôn của hàng triệu trái tim Đại Việt nồng nàn, thiết tha yêu nước mình.

Sông núi nước Nam là của người Nam, đó là tư tưởng của hai câu thơ đầu của bài thơ. Tư tưởng này đối với chúng ta ngày nay tự nhiên như cơm ăn, nước uống. Nhưng ngày ấy, cái thời mà bọn phong kiến phương Bắc đã từng biến nước ta thành quận huyện và đang cố sức khôi phục lại địa vị thống trị, thì tư tưởng ấy mới thực sự thiêng liêng và có ý nghĩa biết chừng nào! Lòng tự tôn dân tộc hun đúc qua mấy mươi thế kỉ đã hoá thành tư thế đứng thẳng làm người, mặt đối mặt với kẻ thù.

Như vậy ý thức độc lập tự chủ đâu phải là mới thai nghén. Hôm nay, nó đã hình thành từ rất lâu trong tiềm thức của mỗi người dân đất Việt, có lẽ là từ thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang. Trải qua bao thăng trầm trong lịch sử, qua rất nhiều biến cố đau thương, nhưng ý chí độc lập không bao giờ bị dập tắt. Máu xương của cha ông đã đổ mấy ngàn năm chẳng phải là để giành lại xã tắc đó sao? Ngày hôm nay, một lần nữa, tinh thần dó được phát biểu thành một tuyên ngôn hùng hồn, đanh thép.

Chủ nghĩa yêu nước thời Trần được kết tinh từ ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc thù, từ bản lĩnh và khí phách hiên ngang lẫm liệt trong cuộc đọ sức với giặc ngoại xâm. Cuộc đụng đầu lịch sử quyết liệt giữa một bên là một dân tộc đại diện cho chính nghĩa với một bên là một đạo quân xâm lược hung hãn mà vó ngựa của chúng đi tới đâu là gieo rắc kinh hoàng đến đó, diễn ra vô cùng quyết liệt. Từ thế yếu, với tài trí thao lược, dân tộc ta đã chuyển sang thế thắng:

Chương Dương cướp giáo giặc

Hàm Tử bắt quân thù

Mỗi câu thơ năm chữ, hai dòng thơ mười chữ mà gợi lên được bầu không khí hào hùng của dân tộc với những sự kiện lịch sử vang dội. Tác giả chọn lọc những chiến thắng mang tính chất tiêu biểu đủ vẽ nên bức tranh sôi động trong những ngày kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Hai địa danh “Chương Dương” và “Hàm Tử” là những địa danh chói ngời gắn với những chiến công vang dội của dân tộc. Tại  đây, những trận đánh mở màn mang tính chất quyết định đã diễn ra. Chiến thắng được miêu tả bằng nhịp thơ nhanh, dồn dập, chắc nịch kết hợp cùng việc sử dụng những động từ mạnh mẽ, dứt khoát: “cướp”, “bắt” đã thể hiện rõ sự thần công, chớp nhoáng của những chiến công vang dội. Hai câu thơ đã thể hiện rõ niềm tự hào của tác giả của tác giả trước chiến thắng, đồng thời cũng cho thấy tinh thần yêu nước cùng sức mạnh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến bảo vệ bờ cõi và độc lập dân tộc.

Nhắc lại hai chiến công chói lọi, trong lòng vị thượng tướng của chúng ta vừa vui sướng, vừa tự hào - niềm tự hào chân chính của một dân tộc vì chính nghĩa mà chiến thắng.

Nếu như ở hai câu thơ đầu, chủ nghĩa yêu nước Đại Việt được thể hiện ở việc phát huy chủ nghĩa anh hùng trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù, bảo vệ Tổ quốc, thì ở hai câu thơ cuối, chủ nghĩa yêu nước lại mang một nội dung mới đầy tính nhân văn. Đó chính là niềm mong mỏi, khát khao mãnh liệt về một nền thái bình thịnh trị muôn thuở cho đất nước, cho nhân dân:

Thái bình nên gắng sức

Non nước ấy nghìn thu

Hai câu thơ thể hiện sự suy tư, chiêm nghiệm của một con người luôn lo lắng cho vận mệnh của đất nước. Với nhịp thơ ngắn gọn, chắc nịch, câu thơ đã thể hiện rõ tầm nhìn xa về chiến lược của một vị tướng quân, đồng thời thể hiện niềm hi vọng về nền hòa bình bền vững của dân tộc. Ở đây yêu nước đã gắn với thương dân, mong cho dân được an hưởng thái bình hạnh phúc, tránh xa được vòng binh đao loạn lạc. Tình cảm yêu nước của Trần Quang Khải mang đậm dấu ấn thời đại và thấm đẫm tinh thần nhân văn.

Sau này, gần hai thế kỉ sau, Nguyễn Trãi lại một lần nữa nhấn mạnh thêm và nâng nó lên một tầm cao lí tưởng:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

 Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

(Bình Ngô đại cáo)

Lịch sử Việt Nam đã ghi dấu bao chiến công khiến thế giới phải nghiêng mình thán phục. Cho dù thời phong kiến hay hiện đại; thời chống giặc phương Bắc thâm độc hay các cường quốc Pháp, Mỹ hiếu chiến thì người Việt ta vẫn luôn thể hiện hào khí của một dân tộc bé nhỏ mà không chịu khuất phục trước đế quốc xâm lăng. Hòa vào niềm vui to lớn ấy, hai bài thơ đã thể hiện niềm tự hào của một vị chủ tướng về những chiến thắng vẻ vang của dân tộc cùng tầm nhìn xa trông rộng trong việc gìn giữ thái bình của non sông đất nước.