Tóm tắt tác phẩm và nêu nhận xét về kiểu cốt truyện.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Nét đặc sắc nổi bật của Mắt sói là cách kể chuyện đầy sáng tạo của Pennac : ý tưởng mới lạ, cốt truyện lồng ghép, sự di chuyển điểm nhìn, văn phong trong sáng. Bên cạnh đó, có thể nói Mắt sói là câu chuyện của những đối cực, vừa hài hước, ngộ nghĩnh, nhẹ nhàng vừa sâu sắc, đau đớn, mất mát. Có lẽ vì vậy mà nhiều người tin rằng đây sẽ là cuốn sách có thể ru trẻ ngủ nhưng cũng khiến người lớn phải ngỡ ngàng vì chiều sâu triết lý..
Cốt truyện đa tuyến có điểm nhìn hiện tại - quá khứ và tương lai của cậu bé ở trong đó.
Tham khảo!
- Tóm tắt văn bản:
Mùa đông đến bất ngờ mà không báo trước. Mẹ và chị Lan đã thức dậy từ sớm, mặc áo ấm cả. Đến khi Sơn tỉnh giấc, cậu được mẹ cho mặc một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Xong, chị em Sơn ra ngoài chơi. Những đứa trẻ nghèo sống ở xóm chợ như Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc sán lại gần, giương mắt ngắm và trầm trồ trước quần áo mới của Sơn. Bỗng nhiên, Lan nhìn thấy cô bé Hiên đứng cách đó không xa, chỉ mặc một manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Biết được sự tình, chị em Sơn động lòng thương. Sơn đã nói với chị Lan đem chiếc áo của em Duyên đến cho Hiên mặc. Đến khi về nhà, Lan và Sơn nghe người vú già nói mẹ đã biết chuyện. Cả hai lo lắng, sợ sệt nên đã chạy sang nhà Hiên đòi lại áo nhưng không có ai ở nhà. Đến khi Sơn và Lan về nhà đã thấy mẹ con Hiên đem áo đến trả. Mẹ Sơn biết rõ mọi chuyện, liền cho mẹ Hiên vay năm hào về may áo cho con. Khi họ ra về, mẹ Sơn nhẹ nhàng, âu yếm ôm hai con vào lòng mà bảo: “Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta, không sợ mẹ mắng ư?”.
- Xét về cốt truyện, văn bản Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) và Tôi đi học (Thanh Tịnh) có điểm giống nhau là:
+ Văn bản đều lể lại sự việc giản dị, đời thường
+ Văn bản có những dòng cảm xúc, những diễn biến tâm trạng khác nhau của nhân vật.
Tham khảo
Phân tích truyện Lặng lẽ Sa Pa:
Nguyễn Thành Long là cây bút truyện ngắn xuất sắc, nổi tiếng với các tác phẩm: Giữa trong xanh (1972), Ly Sơn mùa tỏi (1980)... Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa rút trong tập Giữa trong xanh. Truyện ca ngợi những con người sống giữa non xanh lặng lẽ nhưng vô cùng sôi nổi, hết lòng vì Tổ quốc và có trái tim nhân hậu.
Một bức tranh thiên nhiên rất đẹp, đầy chất thơ. Lào Cai miền Tây Bắc của Tổ quốc không hề hoang vu mà trái lại, rất hữu tình, tráng lệ. Khi xe vừa "trèo lên núi" thì "mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng". Trạm rừng là nơi "con suối có thác trắng xóa". Giữa màu xanh của rừng, những cây thông "rung tít trong nắng", những cây tử kinh "màu hoa cà " hiện lên đầy thơ mộng. Có lúc, cảnh tượng núi rừng vô cùng tráng lệ, đó là khi "nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn". Sa Pa với những rặng đào, với đàn bò lang cổ đeo chuông... như dẫn hồn du khách vào miền đất lạ kì thú.
Trên cái nền bức tranh thiên nhiên ấy, cuộc sống của con người nơi miền Tây Tổ quốc thân yêu càng thêm nồng nàn ý vị: "nắng chiều làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo". Có thể nói đó là những nét vẽ rất tinh tế và thơ mộng.
Trên cái nền thơ mộng hữu tình ấy là sự xuất hiện của những con người đáng yêu, đáng mến. Thiên nhiên, cảnh vật dù đẹp đến mấy cũng chỉ là cái nền tô điểm, làm cho con người trở nên đẹp hơn.
Đó là bác lái xe vui tính, cởi mở, nhiệt tình với hành khách. Đó là ông họa sĩ già say mê nghệ thuật, "xin anh em hoãn bữa tiệc đến cuối tuần sau" để ông đi thực tế chuyến cuối cùng lên Lào Cai trước lúc về hưu. Lúc nào ông cũng trăn trở "phải vẽ được một cái gì suốt đời mình thích". Đó còn là cô kĩ sư trẻ mới ra trường đã hăng hái xung phong lên Lào Cai công tác, bước qua cuộc đời học trò chật hẹp, bước vào cuộc sống bát ngát mới tinh, cái gì cùng làm cho cô hào hứng. Cô khao khát đất rộng trời cao, cô có thể đi bất kì đâu, làm bất cứ việc gì.
Và cả những nhân vật không trực tiếp xuất hiện: ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa suốt đời nghiên cứu và lai tạo giống su hào to củ và ngọt để phục vụ dân sinh và xuất khẩu. Đồng chí cán bộ nghiên cứu khoa học "suốt ngày dự sét", ngày đêm mưa gió hễ nghe sét là "choàng choàng chạy ra", mười một năm không một ngày xa cơ quan, "không đi đến đâu mà tìm vợ", lo làm một bản đồ sét riêng cho nước ta", cái bản đồ ấy "thật lắm của, thật vô giá". Trán đồng chí ấy cứ hói dần đi!
Và, tiêu biểu nhất có lẽ là anh thanh niên 27 tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, “một trong những người cô độc nhất thế gian". Anh có nhiệm vụ "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất" góp phần dự báo thời tiết, phục vụ sản xuất và chiến đấu. Những đêm bão tuyết, rét ghê gớm, một mình một đèn bão ra "vườn" lấy số liệu vào lúc nửa đêm cả thân hình anh "như bị gió chặt ra từng khúc", xong việc, trở vào nhà, "không thể nào ngủ lại được". Anh đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, với ý chí và nghị lực to lớn để vượt qua gian khổ và đơn độc giữa non xanh. Chí tiến thủ là một nét đẹp ở anh: đọc sách, tự học, cần cù và chịu khó: nuôi gà lấy trứng, trồng hoa... làm cho cuộc sống thêm phong phú. Rất khiêm tốn khi nói về mình, dành những lời tốt đẹp nhất ngợi ca những gương sáng nơi Sa Pa lặng lẽ. Rất hiếu khách, anh mừng rỡ, quý mến khi khách lạ đến chơi. Một bó hoa đẹp tặng cô kĩ sư trẻ, một làn trứng gà tươi hiếu ông họa sĩ già, một củ tam thất gửi biếu vợ bác lái xe mới ốm dậy... là biểu hiện của một tấm lòng yêu thương, đối xử chân tình với đồng loại. Anh sống và làm việc vì lý tưởng cao đẹp, vì quê hương đất nước thân yêu, như anh thổ lộ với ông họa sĩ già: "Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?". Vì thế sau khi vẽ xong chân dung anh cán bộ khí tượng, họa sĩ nghĩ về anh: "Người con trai ấy đáng yêu thật...”
Tóm lại, những nhân vật trên đây là hình ảnh những con người mới đã sống đẹp, giàu tình nhân ái, hết lòng phục vụ đất nước và nhân dân, sống nơi lặng lẽ non xanh nhưng họ chẳng lặng lẽ chút nào! Trái lại, cuộc đời của họ vô cùng sôi nổi, đầy tâm huyết và giàu nhiệt tình cách mạng. Đúng như Bác Hồ đã nói: "Đất nước ta là một vườn hoa đẹp. Mỗi người là một bông hoa đẹp". Nhà văn Nguyễn Thành Long đã dành những lời tốt đẹp nhất nói về những con người đang sống và cống hiến giữa Sa Pa lặng lẽ. Mỗi người nơi non xanh ấy là một gương sáng, là một bông hoa ngát hương.
Truyện Lặng lẽ Sa Pa là một bài thơ bằng văn xuôi rất trong sáng, trữ tình. Trên cái nền tráng lệ của thiên nhiên rừng, suối Sa Pa hiện lên bao con người đáng yêu. Mỗi người chỉ một vài nét vẽ mà tác giả đã lột tả được tâm hồn, tính cách, dáng vẻ của họ. Nguyễn Thành Long rất chân thực trong kể và tả, nhờ thế mà ta thấy những nhân vật như bác lái xe, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ, anh thanh niên... rất gần gũi và mến yêu.
1. Trước khi nói
a. Chuẩn bị nội dung và phương tiện để trình bày
b. Luyện tập
2. Trình bày bài nói
3. Sau khi nói
Người nghe | Người nói |
- Nghe và ghi vắn tắt những đặc điểm nổi bật của sản phẩm sáng tạo từ sách hoặc quan điểm về việc đọc sách để có thể trao đổi, nêu câu hỏi sau khi người nói trình bày. - Nêu ý kiến về nội dung bài nói và cách trình bày | - Nghe góp ý và phản hồi những ý kiến của người nghe về nội dung bài nói một cách phù hợp, rõ ràng có thể bổ sung những điểm cần làm rõ thêm. - Trao đổi lại với người nghe về cách trình bày để có thể rút kinh nghiệm và điều chỉnh một cách hiệu quả |
Mở bài:
VIẾNG LĂNG BÁC
Viễn Phương
Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm trọn non sông cả kiếp người
Nhắc đến Bác là ta nhắc đến Vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già kính yêu của dân tộc, nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, nhạc họa. Viết về Người có bao câu chuyện cảm động, bao lời ca đẹp, bao áng thơ hay. Trong số đó, ta không thể không nhắc đến “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương. Thi phẩm gói trọn niềm xúc động, thành kính, thiêng liêng của người con Miền Nam có dịp ra thăm lăng Bác.
Thân bài:
1.1. Tác giả Viễn Phương
- Là gương mặt nhà thơ trẻ trưởng thành trong Kháng chiến chống Mĩ.
- Giọng điệu thơ nhẹ nhàng, sâu lắng.
1.2. Tác phẩm “Viếng lăng Bác”
- Hoàn cảnh sáng tác:
+ 1976
+ Sau giải phóng, và cũng là khi lăng Bác hoàn thành, Viễn Phương có dịp ra thăm lăng.
-Nội dung: Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ nói riêng và mọi người nói chung khi đến thăm lăng Bác.
3. Phân tích:
3.1. Cảm xúc của tác giả trước không gian và cảnh vật ngoài lăng.
*Câu thơ đầu
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
- Cách xưng hô: Con – Bác => Tình cảm gắn bó, thiêng liêng của Viễn Phương dành cho Bác. Bác không còn là Vị lãnh tụ vĩ đại, cao xa nữa mà đã trở thành một người cha của nhân dân Việt Nam.
- Khoảng cách địa lí: Tận Miền Nam ra thăm lăng Bác => Xa xôi, cách trở nhưng vẫn đến thăm bởi sự hối thúc của tình yêu, khao khát được một lần thấy Bác.
- Cách sử dụng từ “thăm”: Khi Bác mất, đúng ngữ cảnh phải dùng từ viếng. Nhưng khi Viễn Phương lựa chọn từ “Thăm” để thấy như Bác vẫn còn đây, chưa đi xa. Đồng thời cũng thể hiện sự gần gũi trong mối quan hệ.
*Ba câu thơ sau: Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác.
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
- Hình ảnh cây tre trong văn học Việt Nam:
+ Xuất hiện nhiều trong văn học
+ Là hình ảnh mang tính biểu tượng cho những PHẨM CHẤT tốt đẹp và CON NGƯỜI VIỆT NAM.
- Hình ảnh cây tre trong thơ của Viễn Phương:
+ Hình ảnh sương, bão táp mưa sa trong khổ thơ như biểu tượng của những khó khăn, trở ngại, thách thức. Là chặng đường đầy đau thương mà lịch sử dân tộc đã đi qua.
+ Trước khó khăn chồng chất, hàng tre vẫn bát ngát màu xanh. Nhà thơ đã sử dụng những từ láy tượng hình: bát ngát, xanh xanh để gợi lên sức sống mãnh liệt của cây tre Việt Nam. Như sức sống bất tử của nhân dân, đất nước.
+ Hình ảnh những hàng tre “đứng thẳng hàng” trước lăng Người, như hình ảnh những đứa con thân yêu của đất nước về đây tề tựu trước lăng Người để báo công dâng Bác chiến thắng vinh quang của dân tộc. Đồng thời cũng thể hiện tấm lòng thành kính trước anh linh của Bác.
- Thán từ “ôi!”: Thái độ ngỡ ngàng đầy ngạc nhiên của nhà thơ khi phát hiện ra sức sống mãnh liệt, hiên ngang của cây tre – của nhân dân, đất nước.
*Nhận xét: Hình ảnh hàng tre như trải suốt chiều dài lịch sử: Trong chiến đấu kiên cường anh dũng, đi qua mọi khó khăn gian khổ. Khi hòa bình vẫn một lòng trung thành với lí tưởng mà vị lãnh tụ vĩ đại đã định hướng cho non sông, đất nước. Qua đó, thể hiện được tình cảm của Viễn Phương nói riêng và dân tộc nói chung với Người.
3.2. Khổ 2: Cảm xúc trước đoàn người vào viếng lăng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
*2 câu đầu: Bác – vầng mặt trời vĩ đại của dân tộc.
- Nghệ thuật ẩn dụ: Trong hai câu thơ, hình ảnh mặt trời xuất hiện 2 lần. Nếu mặt trời thứ nhất, là mặt trời của thiên nhiên ngày ngày chiếu sáng cho nhân gian thì vầng mặt trời thứ 2 là hình ảnh ẩn dụ của Bác. Với dân tộc Việt Nam Bác ấm nóng tựa vầng mặt trời. Bác soi đường chỉ lối cho cách mạng của dân tộc. Chính Người đã mang luận cương Mác – Lê nin về để lấy lại cơm áo, tự cho nhân dân, đất nước. Bác là sự sống diệu kì, là sự hồi sinh sau đêm trường nô lệ dưới ách phong kiến và thực dân.
- Hình ảnh đoàn người vào viếng lăng qua cảm nhận của nhà thơ:
+ Điệp từ “ngày ngày”: Được lặp lại hai lần trong 4 câu thơ như nhấn mạnh vòng tuần hoàn bất tận của thời gian. Bác mãi mãi còn đó như vầng dương bất tử, và nhân dân, đất nước mãi mãi còn thương nhớ Người.
+ Hình ảnh “dòng người” nối đuôi nhau vào viếng lăng, không bao giờ ngừng nghỉ. Đó là niềm tiếc thương vô hạn của nhân dân, đất nước dành cho Bác.
+ Từ “dòng” đặt trong văn cảnh, khi xuất hiện cùng cảm xúc nhớ thương cho ta liên tưởng đến dòng nước mắt – sự hiện hữu của nỗi đau và mất mát.
+ Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Đi trong thương nhớ. Như có ai đó vô hình dệt nên nỗi nhớ thương, để tạo ra một khoảng thương vùng nhớ cứ đầy lên, cứ đầy mãi trong tâm trí của nhân dân về Vị lãnh tụ vĩ đại.
- Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
+ Bảy chín mùa xuân: Vừa là số tuổi của Bác, nhưng hình ảnh thơ còn mang tính ẩn dụ. Cuộc đời Bác đẹp tựa mùa xuân. Sự nghiệp vĩ đại của người là mùa xuân của dân tộc. Bác đã đi hết hành trình dài rộng của cuộc đời và mang về mùa xuân cho đất nước.
+ Hình ảnh tràng hoa dâng Người: Cũng hiểu theo hai cách. Dòng người vào viếng lăng, dâng lên Bác những vòng hoa thơm để tỏ lòng thành kính, biết ơn. Cũng là những bông hoa chiến công mà nhân dân ta, dân tộc ta đã anh dũng chiến đấu để mang về độc lập tự do cho đất nước. Giờ là giây phút thành kính, thiêng liêng dâng lên trước anh linh của Người.
3.3. Khổ 3 – NIỀM XÚC ĐỘNG DÂNG TRÀO KHI VÀO VIẾNG LĂNG BÁC.
*3 câu thơ đầu – hình ảnh của Bác khi năm trong lăng:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
-Nghệ thuật nói giảm, nói tránh: Sự thật đau thương – là đất nước, nhân dân ta đã mất Bác. Nhưng giờ đây, khi đối diện trước Người, Viễn Phương thấy Bác như đang chìm vào giấc ngủ bình yên. Câu thơ đầu tiên của bài thơ, tác giả dùng từ “thăm” và đến câu thơ này, lại thấy Bác như đang Ngủ. Phải chăng trong trái tim người dân VN, Bác chưa một giây phút đi xa.
*Câu thơ cuối:
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
- Liên từ nối giữa câu thơ thứ 4 và 3 câu thơ đầu “mà sao” mang dụng ý nghệ thuật: Nét nghĩa giữa 3 câu đầu và câu thơ thứ 4 tương phản, đối lập nhau.
+ Đúng ra, khi đất nước, dân tộc được độc lập tự do, chúng ta phải hạnh phúc, hân hoan chào đón tự do ấy. Nhưng trái ngược lại, cảm giác mất mát, đau thương xâm chiếm trọn trái tim – đau nhói trong tim.
+ Người dành cả cuộc đời, sự nghiệp, đánh đổi cả tính mạng để đi tìm độc lập, tự do cho đất nước. Giờ đây, độc lập đã về, tự do đã có thì con người ấy mãi mãi ra đi.
=>Còn đau đớn, mất mát nào hơn nỗi đau này.
- Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Nghe nhói ở trong tim. Trái tim, vốn là biểu tượng thiêng liêng, cao đẹp, trọn vẹn nhất của cảm xúc. Trái tim ấy giờ đây đang nghe muôn vàn nhịp đập của đau thương. Tính từ “nhói” đủ diễn tả tận cùng của nỗi đau, sự mất mát.
3.4. Khổ 4 – CẢM XÚC, ƯỚC NGUYỆN CỦA NHÀ THƠ KHI RỜI LĂNG BÁC.
*Câu thơ đầu: Cảm xúc của nhà thơ khi rời lăng.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
- Tác giả hình dung ra cảm xúc của mình khi chia xa nơi đây: Thương trào nước mắt.
+ Từ ngữ sử dụng đậm chất Nam Bộ: Thương. Khi họ nói thương là đã dốc cạn lòng, chạm đáy của tình cảm, là mức độ yêu thương sâu sắc, chân thành nhất.
+ Hình ảnh “trào nước mắt”: Từ đầu bài thơ, nhà thơ dường như cố che giấu cảm xúc của mình. Đến giờ có lẽ, không thể ngăn nổi những giọt nước mắt của chia xa.
*3 câu thơ cuối: Ước nguyện của nhà thơ.
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...
- Nghệ thuật điệp + liệt kê: Nhấn mạnh ước nguyện, khát khao thiết tha, mãnh liệt của nhà thơ.
- Dấu ba chấm ở câu thơ cuối như sự nối dài miên man, bất tận của những ước mơ. Còn nhiều lắm bao điều muốn nói, bao việc muốn làm nhưng không thể kể hết.
- Ước nguyện của nhà thơ:
+ Muốn làm con chim: dâng tiếng hót cho cuộc đời
+ Muốn làm đóa hoa: Tỏa hương sắc cho đời
+ Muốn làm cây tre: mãi trung hiếu với non sông, đất nước.
=>Ước nguyện nhỏ bé, giản dị của nhà thơ để góp phần làm đẹp cho cuộc đời
-Liên hệ: Khổ thơ Mùa xuân nho nhỏ.
=> Ước nguyện ấy cũng cho thấy tình cảm của nhà thơ dành cho Bác – không muốn rời xa, muốn được ở mãi bên người.
=> Từ tình yêu đối với vị lãnh tụ của dân tộc, Viễn Phương đã chuyển thành tình cảm đối với quê hương, đất nước.
- Hình ảnh cây tre xuất hiện cuối bài thơ:
+ Đầu bài thơ là hình ảnh “hàng tre” – biểu tượng cho phẩm chất tốt đẹp của nhân dân VN
+ Cuối bài thơ là hình ảnh “cây tre” – biểu tượng cho cá nhân tác giả, với sự đóng góp nhỏ bé của mình, góp phần chung cùng nhân dân dựng xây quê hương, đất nước.
ð Ta thấy sự khiêm nhường của nhà thơ trước đóng góp của mình. Từ đó, khẳng định tinh thần yêu nước.
4. Tổng kết:
- Thể thơ tự do, giúp tác giả dễ bộc lộ những cảm xúc trong lòng tự nhiên, phù hợp.
- Nhịp thơ chậm rãi, phù hợp với ngữ cảnh – viếng lăng, phù hợp với việc bộc lộ cảm xúc yêu thương, thành kính, thiêng liêng.
- Sử dụng rất nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng: Hàng tre, mặt trời, vầng trăng, trời xanh, đóa hoa, con chim, cây tre…
- Ngôn ngữ thơ giản dị nhưng giàu cảm xúc: Viếng, thăm, đau nhói…
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn nhiều biện pháp tu từ, tạo hiệu quả nghệ thuật cao: Ẩn dụ, điệp, liệt kê, nói giảm, tương phản đối lập…
- Nội dung bao quát: Vào một buổi chiều sương mờ mịt, chàng trai đã nghe ông Nhiệm Bình kể lại câu chuyện đi biển cùng một nhóm bạn chài. Chuyến đi biển đã gặp một trận bão tố lớn, họ đã suýt mất mạng. Trên đường trở về, trong không gian mù mịt mờ sương, họ đã gặp một chiếc “thuyền ma” mà sau này họ mới biết rằng người trên thuyền đã bỏ mạng trong trận bão tố đó. Câu chuyện cho chúng ta thấy những gian truân mà người đi biển gặp phải và thái độ của họ đối với những con người thuộc thế giới âm, dương khác nhau.
- Nhận xét cách đặt nhan đề truyện của tác giả: Cho người đọc hiểu về bối cảnh thời gian và khung cảnh hôm diễn ra sự việc đoàn thuyền của ông Phó Nhụy ra khơi gặp nạn.
Tham khảo!
- Những hình ảnh, chi tiết về thiên nhiên và con người trong bài thơ: rạng đề, dòng sông uốn lượn ven đê, cồn xanh, bãi tía, đường làng, trời xanh, phơi xác lá bàng và cả những người xới cà, ngô bộn bề, đoàn người gánh khoai làng.
- Nhận xét: ta thấy được những dòng hoài niệm của người con về những lần cùng mẹ về quê ngoại. Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân thật đẹp với những rặng đề, dòng sông trắng, bãi tía, cồn xanh,... Cảnh vật vừa sinh động, tràn đầy sức sống, hiện lên như một bức tranh thôn quê với những màu sắc và đường nét được phối hài hòa. Con người nơi đây đang rộn ràng trong khung cảnh lao động quen thuộc: Người xới cà, ngô rộn cánh đồng. Khung cảnh đầy bình yên và ấm áp. Qua những cảm nhận của người con, quê ngoại là cả một vùng kí ức êm đềm và thơ mộng.
Nhân vật | Các chi tiết | Nhận xét tính cách, phẩm chất |
Trần Bình Trọng | “Cậu bé chăn ngự đã biết đem tất cả... hạnh phúc đối với những người làm tướng”, “Nhưng đột nhiên, ông nhớ lại và thấy trước đây, ông chưa đối xử rộng tình với quân sĩ và gia nô của ông”, “Trần Bình Trọng dùng mũi kiếm... dùng thuốc đấu trán cho Hoàng Đỗ” | là vị tướng tài năng, rất giỏi nhìn người, có sự thấu hiểu cho những người dưới trướng mình. |
Trần Quốc Tuấn | “Đây là một đạo...Việc lớn của nước nằm trong viên sáp này đó”, “Binh pháp gọi như.... như vậy đâu!”, “Ta cũng đã nghĩ trước....vận nước đâu” | là người có mắt nhìn người rất tinh tế và nhìn đúng người. Luôn suy nghĩ, dự liệu, cẩn thận trước mọi thứ. |
Hoàng Đỗ | “Phải trung với nước. Dù có chết cho nước cháu cũng không sợ”, “cháu sợ không đảm đương được việc này”, “Nuốt xong, cháu không chịu chết.... mạng giặc.” | là một cậu bé ngoan ngoãn, nhanh nhẹn và có lòng yêu nước nồng nàn từ khi còn rất nhỏ. |
Tham khảo
Lặng lẽ Sa Pa kể về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa các nhân vật: ông họa sĩ già, cô kỹ sư trẻ, bác lái xe và anh thanh niên làm khí tượng trong vòng nửa giờ trên đỉnh núi Yên Sơn khi xe dừng lại. Ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên trên núi. Anh bộc bạch với họ về công việc, về cuộc sống, về những suy nghĩ của mình. Ông họa sĩ đã kịp ghi lại ký họa chân dung anh. Anh muốn giới thiệu với ông họa sĩ những người khác xứng đáng hơn để vẽ. Họ chia tay nhau trong niềm xúc động.
=> Nhận xét: Lặng lẽ Sa Pa có cốt truyện đơn tuyến. Cốt tuyện rất đơn giản xoay quanh tình huống gặp gỡ bất ngờ của ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm việc ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.