Phân tích hai câu thơ cuối bài. Qua đó, em hiểu thêm được gì về con người tác giả?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.
- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.
Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).
/hoi-dap/question/108228.html
ấn theo link này là có câu trả lời- Chủ đề: Bài thơ bày tỏ tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng của tác giả trước thời thế.
- Chủ đề ấy giúp em hiểu thêm tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước. Tác giả hơn nữa rất thành công trong việc lột tả mùa thu ấy bởi chính ông đang cảm nhận vẻ đẹp ấy trên mảnh đất quê hương của mình. Đồng thời thể hiện tâm trạng thời thế của tâm hồn thanh cao: Tâm trạng ấy mang trong mình nỗi u hoài, đôi khi lặng lẽ trầm ngâm, lúc thì giật mình thảng thốt
Tham khảo!
Bài thơ viết về người mẹ, về nỗi buồn bã, nhớ nhung, thể hiện tình cảm cảm xúc dành cho người mẹ. Người đang bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ là nhân vật “tôi”. Bài thơ trải dài theo mạch cảm xúc, kết cấu đan xen giữa quá khứ và hiện tại như một hồi ức về người mẹ thân yêu của nhà thơ.
- Hình ảnh con người hiện lên trong tư thế, trạng thái:
+ Một tâm thế nhàn: Tựa gối ôm cần
+ Một sự chờ đợi: Lâu chẳng được.
+ Một cái chợt tỉnh mơ hồ: Cá đâu đớp động...
- Qua đó, em cảm nhận được ở Nguyễn Khuyến một tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc. Đó là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến.
Tham khảo!
- Thông tin về tác giả Mai Liễu:
+ Nhà thơ Mai Liễu (1949 – 2020): tên thật là Ma Văn Liễu, sinh năm 1950 tại xã Công Đa, huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang. Khi làm thơ, làm báo ông thường lấy bút danh là Mai Liễu.
+ Ông là nhà thơ dân tộc Tày, nổi tiếng với những vần thơ thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước, đặc biệt là những vần thơ về đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao, biên giới.
+ Thơ Mai Liễu khá phong phú về đề tài. Nhà thơ viết nhiều về Bác Hồ, về chiến tranh - người lính, về tình yêu, và gần đây viết nhiều về thế sự, nhưng đề tài mà ông quan tâm hơn cả và qua đó cũng bộc lộ “con người thơ” của mình nhiều hơn cả là quê hương và tình người miền núi. Không chỉ như vậy thơ Mai Liễu còn là nỗi hoài niệm sâu sắc về quê hương và cội nguồn của một người ly hương do những đổi thay của cuộc sống cá nhân, khiến người đọc nhìn thấy những điều lớn lao hơn về sự thay đổi của cả một cộng đồng. Thơ ông lặng lẽ với câu chữ hồn hậu, nguyên sơ của tình người miền núi, để rồi những câu chữ thấm hồn dân tộc ấy cứ đọng lại mãi trong lòng người.
+ Trong cuộc đời sáng tác của mình, ông đã đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị với hàng chục tập thơ đã xuất bản như: “Suối làng” (1994), “Mây vẫn bay về núi” (1995), “Lời then ai buộc” (1996), “Tìm tuổi” (1998), “Giấc mơ của núi” (2001), “Đầu nguồn mây trắng” (2004), “Bếp lửa nhà sàn” (2005), “Núi vẫn còn mưa” (2013), tuyển tập “Thơ Mai Liễu”,…
câu3
Mọi cái đều không có” ,chỉ có duy nhất một thứ, đó là tình bạn thắm thiết mà không một thứ vật chất nào có thể thay thế được. Tình bạn là trên hết. Tình bạn được xây dựng từ sự cảm thông , tôn trọng lẫn nhau, không vụ lợi. Cuộc đời một con người có được bao nhiêu người bạn thân như thế. Đoạn thơ như dạy cho chúng ta phải biết nuôi dưỡng tình bạn trong sáng như thế nào. Hãy trải lòng ra để sống với mọi người, đừng để vật chất làm hoen ố những tình cảm vốn rất đẹp trong mỗi chúng ta.
2)Chi tiết:
Bác đến chơi đây ta với ta
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
->“ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.
3)Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Âm điệu bỗng dưng thay đổi, thân mật, ngọt ngào. Nó không giống với ba từ “ ta với ta” trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Trong bài Qua đèo ngang thì ba từ đó là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ này trong bài “Bạn đến chơi nhà” là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Nói cho cùng thì nhà thơ đã rất khéo léo lột tả sự nhiệt tình, nóng hổi, mến khách trước hoàn cảnh bất ngờ, thiếu thốn, nghèo khổ của tác giả. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.
4) Bài thơ này đã tạo nên một hình ảnh tình bạn không có gì về vật chất, tất nhiên không phải là thiếu thốn mà là chưa đủ độ, để rồi đúc kết một câu rằng:”Bác đến chơi đây, ta với ta” thật đậm đà, sâu sắc. Bài thơ này không chỉ là một lời bày tỏ chân tình của tác giả mà còn là một triết lý, một bài học, một định hướng về sự chuẩn mực rằng: tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất.
● Em hiểu “Người đồng mình” là người bản mình, người vùng mình, người dân quê mình gần gũi, thân thương.
● Cách gọi “Người đồng mình” của tác giả khiến lời thơ trở nên tha thiết, trìu mến. Cách gọi ấy rất đỗi thân thương, đầy tình cảm tha thiết. “Người đồng mình” là những con người đáng yêu, đáng quý.
- Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Tác giả đã thể hiện sự rung động, niềm say mê trước vẻ đẹp của đêm trăng giữa núi rừng Việt Bắc.
- Điệp ngữ “chưa ngủ” đặt lặp lại ở cuối câu thứ ba và đầu câu thứ tư là một bản lề mở ra hai phía của tâm trạng trong một con người Hồ Chí Minh.
=> Tình yêu thiên nhiên hòa vào tình yêu đất nước