Trong các giọng điệu của tiếng cười ở thơ trào phúng mà văn bản đề cập, em cảm thấy thích thú với giọng điệu nào? Vì sao?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một số giọng điệu ở thơ trào phúng được đề cập trong văn bản là: hài hước, mỉa mai – châm biếm, đả kích.
- Hài hước là cách đùa cợt nhẹ nhàng cùng những yếu tố khác lạ phóng túng, phá vỡ các khuôn khổ quen thuộc.
- Mỉa mai – châm biếm là cách tạo ra những yếu tố vô lý hoặc thiếu lôgic, đảo lộn trật tự thông thường, tạo nên tiếng cười phê phán, thanh lọc những thói xấu như thói tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt,… Mỉa mai – châm biếm là một thủ pháp tạo nên tiếng cười bằng cách khẳng định một cách có vẻ như nghiêm túc, có lý những điều vô lý, không thể chấp nhận; tạo nên sự hoài nghi, phê phán thanh lọc đối với cái xấu, cái đáng cười. Đó là cách “chế nhạo ngầm, đeo mặt nạ nghiêm trang” ; khen mà để chê, khẳng định mà để phủ định, đề cao để mà hạ thấp,…
- Đả kích là một cấp độ khác của tiếng cười trào phúng, thường mang giọng điệu phủ nhận gay gắt đối tượng, thể hiện quan niệm nhân sinh, đạo đức của tác giả. Đó có thể là những hình thức ngôn từ mang tính “mắng chửi” quyết liệt, có phần suồng sã, thô mộc, nhằm mục đích cảnh tỉnh sự tha hóa đạo đức đang diễn ra tràn lan trong xã hội.
Hai bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu và Lai Tân sử dụng những giọng điệu: mỉa mai - châm biếm, đả kích.
Huyện trưởng "chong đèn" làm công việc - cứ ngỡ là đang thâu đêm suốt tháng để lo công việc, đắm chìm trong công việc quên cả nghỉ ngơi. Nhưng không - đó là đang hút thuốc phiện - người có chức vụ lớn thì lại thờ ơ, vô trách nhiệm, chìm ngập trong cùng tận cùng của tệ nạn.
Nếu hai câu thơ đầu nói về sự tham nhũng của quan dưới thì câu thơ thứ ba nói về thói ăn chơi hưởng lạc của quan trên.
→ Hình ảnh bộ máy cai trị của chính quyền Tưởng Giới Thạch đều thối nát, mục ruỗng.
- Giọng điệu trần thuật: Tự hào, vui sướng, xúc động…
- Mạch liên kết các sự kiện, liên tưởng theo dòng cảm xúc của tác giả: Sau khi vào quân ngũ, tác giả mới bắt đầu suy ngẫm về sự lựa chọn của mình; hồi tưởng về ngày chia tay Hà Nội để lên đường; nhớ về Duy Anh với sự ân hận – “mình đi khi bạn bước vào năm học mới”; rồi lại trở về với thực tại, tự hào và hãnh diện khi được khoác lên chiếc áo màu xanh.
- Giọng điệu trần thuật: tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, chia sẻ những trải nghiệm, cảm xúc của bản thân, đem lại sự gần gũi, thân thuộc với bạn đọc
- Mạch liên kết các sự kiện được triển khai theo dòng hồi tưởng của người viết: quyết định tham gia quân ngũ ⇒ ngày chia tay bạn bè để lên đường vào chiến trường ⇒ cảm xúc khi vào quân ngũ ⇒ những trải nghiệm khi hành quân ⇒ khoảnh khắc hiện tại.
- Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn học trào phúng là những thứ không trọn vẹn, không hoàn hảo của con người, của cuộc sống.
- Văn bản đã nêu những đối tượng giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng là hài hước, mỉa mai - châm biếm, đả kích...
- Sắc thái: trữ tình có tác dụng lay tỉnh lương tâm, lương tri của các sĩ tử.
- Tế Xương thấy rõ sự nhục nhã của hoàn cảnh, của thân phận mà căm ghét bọn giặc ngoại bang. Nhắc nhở đừng quên nỗi nhục mất nước.
Giọng điệu trào phúng | Đặc điểm của giọng điệu | Ví dụ minh họa (tên bài thơ, tác giả) |
Hài hước | Là cách đùa cợt nhẹ nhàng cùng những yếu tố khác lạ, phóng túng, phá vỡ các khuôn khổ quen thuộc. | Tự trào – Phạm Thái |
Mỉa mai – châm biếm | Là cách tạo ra những yếu tố vô lý hoặc thiếu lô-gic, đảo lộn trật tự thông thường, tạo nên tiếng cười phê phán, thanh lọc những thói xấu như thói tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt,… | Hỏi thăm quan tuần mất cướp – Nguyễn Khuyến |
Đả kích | Thường mang giọng điệu phủ nhận gay gắt đối tượng, thể hiện quan niệm nhân sinh, đạo đức của tác giả. Đó có thể là những hình thức ngôn từ mang tính “mắng chửi” quyết liệt, có phần suồng sã, thô mộc, nhằm mục đích cảnh tỉnh sự tha hóa đạo đức đang diễn ra tràn lan trong xã hội. | Đất Vị Hoàng – Trần Tế Xương |
Trong các giọng điệu của tiếng cười ở thơ trào phúng mà văn bản đề cập đến, em cảm thấy thích thú với giọng điệu mỉa mai – châm biếm. Vì mỉa mai – châm biếm vừa mang lại tiếng cười, vừa thanh lọc những thói xấu như thói tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt,…