K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. Bài bố cục trong văn bản

1. Bố cục trong văn bản.

Những nội dung trong đơn cần được sắp xếp theo một trật tự và cần có một bố cục rõ ràng như vậy người đọc mới có thể hiểu được nội dung mình cần trình bày, thứ nhất cần trình bày lý do tên tuổi và nguyệt vọng…

Không thể tùy ý thích ghi nội dung nào vào trước cũng được bởi cần có một trật tự từ đầu và đến kết không được sắp xếp lộn xộn từ nguyệt vọng tên và lý do cần có một trật tự logic thống nhất giữa các phần với nhau, cần có một đơn xin theo một trật tự tên tuổi lý do lời hứa… cần có một trật tự logic và thống nhất.

Sự sắp xếp nội dung trong các phần trong văn bản cần sắp xếp hợp lý theo một bố cục, và chúng ta cần quan tâm tới bố cục bởi vì tạo nên sự thống nhất dễ hiểu, logic, và sự sắp xếp các đoạn các phần trong câu sẽ tạo nên một trật tự đúng và dễ hiểu.

2. Những yêu cầu về bố cục của văn bản.

a. Hai câu chuyện trên chưa có bố cục. Trong truyện Ếch ngồi đáy giếng và Lợn cưới áo mới chúng chưa được sắp xếp một cách hợp lý theo trật tự logic làm cho, những giá trị trong một tác phẩm cũng bị giảm đi bởi sự sắp xếp đó khiến người đọc khó quan sát và quan sát nhưng không hiểu được nội dung hiện thực phê phán trong tác phẩm.

b. Các câu trên không hợp lý ở chỗ: nên đảo lộn lại trật tự các câu trong đoạn văn trên, nên trình bay ếch sống ở đâu trước hoàn cảnh sống của anh như thế nào, thứ 2 nên nói là vì hoàn cảnh sống như thế mà ếch huênh hoang nghênh ngáo, vì một trận bão mà ếch đã ra ngoài được và bị dẫm bẹp.
Ở văn bản 2: Trình bày lý do tại sao anh ta đứng hóng ở ngoài cửa, tiếp đó anh ta lấy cớ hỏi chuyện để khoa chiếc áo.

c. Nên sắp xếp lại bố cục theo một trận tự có mở đầu có thân bài và có kết thúc

trong phần mở bài nên giới thiệu về vấn đề, thân bài khai triển vấn đề, 3 là kết luận lại vấn đề.

3. Các phần của bố cục

a. Trong một văn bản tự sự hoặc văn miêu tả cần có sự phân biệt giữa phần mở bài thân bài và kết luận:
Mở bài: nên giới thiệu vấn đề.

Thân bài nên khai triển nội dung trong vấn đề đó từ đó phát triển theo ý kiến cá nhân.

Kết luận: Kết lại vấn đề.

b. Cần phải phân biệt rõ nội dung của mỗi phần bởi vì: Mỗi phần có một chức năng và nhiệm vụ riêng vì vậy không nên nhầm lẫn giữa các phần với nhau.

c. Bạn nói như vậy là sai bởi mở bài không phải là phần rút gọn của thân bài mà là giới thiệu về vấn đề, kết luận không phải là nhắc lại thân bài mà là kết luận lại vấn đề rút ra từ việc phân tích ở thân bài.

d. Em không đồng ý vì mở bài để cho người đọc hiểu được sơ qua vấn đề mình cần nói, kết luận là chốt lại vấn đề then chốt, cả 3 phần đều quan trọng, nếu thiếu đi một trong 3 phần sẽ không tạo ra một bài văn tự sự hay miêu tả.

II. Bài mạch lạc trong văn bản

1. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản
a) Mạch lạc trong văn bản là gì?
Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối các ý theo một trình tự hợp lí. Sự tiếp nối hợp lí giữa các ý thể hiện ra ở sự tiếp nối hợp lí của các câu, các đoạn, các phần trong văn bản. 
2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc
a) Truyện Cuộc chia tay của những con búp bê kể về nhiều sự việc (mẹ bắt hai con phải chia đồ chơi; hai anh em Thành và Thuỷ rất thương nhau; chuyện về hai con búp bê; Thành đưa em đến lớp chào cô giáo và các bạn; hai anh em phải chia tay; Thuỷ để cả hai con búp bê lại cho Thành) nhưng tại sao vẫn hợp lí, thống nhất? Sự việc nào là sự việc chính trong truyện này? Sự việc chính ấy gắn với những nhân vật chính nào?
- Truyện có thể kể về nhiều sự việc. Tuy nhiên, để các sự việc trong truyện có sự kết nối mạch lạc với nhau thì các sự việc phải cùng xoay quanh chủ đề chung. Các sự việc của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê cùng thống nhất trong chủ đề gìn giữ tổ ấm gia đình, gìn giữ tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Sự việc chính trong truyện là cuộc chia tay của hai anh em Thành, Thuỷ; cuộc chia tay giữa những con búp bê cũng chính là hình ảnh biểu trưng cho sự việc chính này. Các sự việc khác đều tập trung phục vụ cho sự thể hiện sự việc đó. Như vậy, sự việc chính của truyện cũng không thể tách rời các nhân vật chính. Không thể xem những sự việc không quan hệ mật thiết với nhân vật chính là sự việc chính và ngược lại.
Như vậy, ngoài sự thống nhất chủ đề, đối với văn bản truyện thì sự việc chính, nhân vật chính là những điểm quan trọng tạo nên mạch lạc. Bên cạnh đó, hệ thống từ ngữ của văn bản cũng có vai trò to lớn trong việc thể hiện mạch lạc.
b) Các từ ngữ chia taychia đồ chơichia rachia đichia rẽxa nhaukhóc,... cứ lặp đi lặp lại trong bài đồng thời với sự lặp lại các từ ngữ biểu thị ý không muốn chia cắt như: anh cho em tấtchẳng muốn chia bôichúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhaukhông bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau,... Sự lặp lại này có vai trò gì trong mạch lạc của văn bản.
- Lặp là một phương thức liên kết văn bản và đồng thời sự lặp đi lặp lại hệ thống các từ ngữ liên quan đến chủ đề của văn bản cũng là điều kiện để văn bản duy trì mạch lạc. Đối sánh giữa các từ ngữ được lặp lại bên trên với chủ đề của truyện Cuộc chia tay của những con búp bêsẽ thấy được điều này.
c) Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê có đoạn kể việc hiện tại, có đoạn kể việc quá khứ, có đoạn kể việc ở nhà, có đoạn kể việc ở trường, có đoạn kể chuyện hôm qua, có đoạn kể chuyện sáng nay,…
Hãy cho biết các đoạn ấy được nối với nhau theo mối quan hệ nào trong các mối quan hệ dưới đây
- Liên hệ thời gian.
- Liên hệ không gian.
- Liên hệ tâm lí (nhớ lại).
- Liên hệ ý nghĩa (tương đồng, tương phản).
Những mối liên hệ giữa các đoạn ấy có tự nhiên và hợp lí không?
- Các bộ phận của văn bản có thể liên hệ với nhau theo nhiều kiểu: liên hệ về mặt thời gian (sự việc nào xảy ra trước kể trước, sự việc nào xảy ra sau kể sau); liên hệ về không gian, chẳng hạn:
Tôi dắt em ra khỏi lớp. [...]. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.
Vừa tới nhà, tôi đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ ở trước cổng. Mấy người hàng xóm đang giúp mẹ tôi khuân đồ đạc lên xe.
Cũng có thể là liên hệ tâm lí như phần đầu của truyện (các sự việc trong các đoạn được kể lại theo dòng hồi nhớ của nhân vật); và liên hệ ý nghĩa.
Dù được nối theo nhiều mối liên hệ khác nhau nhưng giữa các đoạn này vẫn có được một trình tự rất tự nhiên và hợp lí.
Hơi dài bn thông cảm nha!!!
12 tháng 9 2016

Thằng điên,chép trong phần ngữ văn lp 7 ấy,TD ngu cực

17 tháng 12 2021

A

B

B

 

17 tháng 12 2021

Thao tác nào dưới đây không phải là thao tác định dạng đoạn văn? *

Tăng khoảng cách giữa các dòng

Căn thẳng lề phải

Căn thẳng hai lề

Chọn màu chữ xanh

Sử dụng chương trình soạn thảo văn bản trong những trường hợp nào sau đây ? *

Viết bài văn hay bài thơ

Tính điểm tổng kết cuối năm

Tạo các biểu đồ

Vẽ hình

Để xem trước khi in, em chọn lệnh? *

File -> Orientation

File -> Print

File -> Page Setup

File -> Margins

11 tháng 9 2019

Bài j vậy bn?

I. Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản:

1. Bố cục của văn bản:

a. Em muốn viết một lá đơn để xin gia nhập Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

   Nội dung trong đơn cần phải viết theo một trật tự nhất định.

- Quốc hiệu

- Tên đơn

- Phần kính gửi

- Họ và tên

- Ngày, tháng, năm sinh

- Học ở lớp nào, trường nào, địa chỉ

- Lí do xin gia nhập Đội

- Lời hứa khi trở thành đội viên

- Lời cảm ơn

- Nơi, ngày, tháng năm viết đơn.

b. Khi xây dựng văn bản, cần phải quan tâm tới bố cục vì: bố cục rành mạch, hợp lí thì người đọc sẽ dễ theo dõi và người viết cũng dễ dàng sắp đặt các nội dung, ý tứ hơn.

2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản:

   Trả lời câu hỏi:

a. Hai câu chuyện trên chưa có bố cục. Các ý sắp xếp lộn xộn làm người đọc khó hình dung và theo dõi.

b. Cách kể chuyện trên bất hợp lí:

   Truyện (1) đang nói về tính cách, thói quen của ếch lại chuyển sang kể chuyện trước kia con ếch ra sao  rồi sau đó lại nói về sự ra oai của nó…

   Truyện (2): Trả lời trước là không thấy con lợn cưới rồi , thế mà đằng sau mới đưa ra câu hỏi: “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?”.

c. Theo em, nên sắp xếp bố cục truyện như sau:

- Truyện (1):

+, Con ếch sống trong một cái giếng

+, Thấy bầu trời chỉ bé bằng cái vung

+, Nghĩ mình là chúa tể

+, Khi ếch ra khỏi giếng thì đi lại huênh hoang, hiên ngang, kêu ồm ộp.

+, Bị con trâu giẫm bẹp .

- Truyện (2):

+, Nói về tính hay khoe của hai anh

+, Một anh mặc áo mới đứng từ sáng không có người hỏi

+, Có một anh đi qua: “Anh có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?”

+, Anh kia mới khoe áo và trả lời là: “Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này, tôi chả thấy con lợn nào chạy qua cả”.

3. Các phần bố cục:

a. Nhiệm vụ của 3 phần:

- Văn bản tự sự:

+, Mở bài: giới thiệu chung về nhân vật, sự việc.

+, Thân bài: diễn biến và phát triển của sự việc, câu chuyện.

+, Kết bài: kết thúc của câu chuyện.

- Văn bản miêu tả:

+, Mở bài: tả khái quát

+, Thân bài: tả chi tiết

+, Kết bài: Tóm tắt về đối tượng và phát biểu cảm nghĩ.

b. Cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ của mỗi phần vì như thế bài văn sẽ không bị lặp các đoạn không cần thiết và người viết dễ làm hơn.

c. Không hoàn toàn như vậy bởi mở bài là phần khái quát, giới thiệu chung còn thân bài là diễn tả chi tiết các sự việc còn kết bài là tổng kết.

d. Em không đồng ý bởi phần mở bài và kết bài là những phần hết sức quan trọng để người đọc, người nhận có thể nắm rõ được sơ qua vấn đề của người viết.

II. LUYỆN TẬP:

1. Ví dụ thực tế:

   Cuộc thi hùng biện, các cuộc tranh luận trên lớp, một bài diễn thuyết trước trường…

2. Bố cục của truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”:

   Phần 1: Từ đầu đến “hiếu thảo như vậy”: Chia búp bê.

   Phần 2: tiếp đến “trùm lên cảnh vật”: chia tay lớp học.

   Phần 3: còn lại: Anh em Thành, Thủy chia tay.

⟹ Bố cục ấy đã rành mạch và hợp lí.Có thể kể câu chuyện ấy theo một bố cục khác nhưng phải hợp lí.

3. Bố cục trên chưa hợp lí:

   Mở bài: nên đưa thêm giới thiệu khái quát về nội dung nhắc đến ở phần thân bài.

   Thân bài: không nên cho mục (4).

   Kết bài: ngoài chúc hội nghị thành công nên khái quát lại những kinh nghiệm học tập đã trình bày.


 

BÀI 1: Để ấn văn bản thì máy tính của bạn Lan cần kết nối với thiết bị nào? Khi thực hiện thao tác in văn bản đã soạn thảo bạn Lan thấy văn bản của mình có 1 dòng bị bật sang trang thứ 2. Em hãy liệt kê các cách để giúp bạn có một trang in phù hợp.BÀI 2: Cho các dạng văn bản sau:1. Bài văn xuôi gồm: tiêu đề, nội dung, tác giả. 2.Bài thơ lục bát gồm: tiêu đề, nội dung, tác...
Đọc tiếp

BÀI 1: Để ấn văn bản thì máy tính của bạn Lan cần kết nối với thiết bị nào? Khi thực hiện thao tác in văn bản đã soạn thảo bạn Lan thấy văn bản của mình có 1 dòng bị bật sang trang thứ 2. Em hãy liệt kê các cách để giúp bạn có một trang in phù hợp.
BÀI 2: Cho các dạng văn bản sau:
1. Bài văn xuôi gồm: tiêu đề, nội dung, tác giả. 
2.Bài thơ lục bát gồm: tiêu đề, nội dung, tác giả.
Nếu thực hiện thao tác định dạng đoạn văn bản nào sao cho phù hợp với từng dạng văn bản?
BÀI 3: Theo em tại sao cần trình bày văn bản? Để soạn thảo văn bản chữ viết trên máy tính thì em cần phải làm gì? Bạn Lan mở văn bản đã được lưu trong máy, sau đó bạn gõ thêm một số nội dung thì bất ngờ nguồn điện mất. Theo em khi có điện mở lại văn bản đó thì nội dung vừa gõ thêm có trong văn bản không? Vì sao?

 

0
18 tháng 1 2021

Câu 1: Kể tóm tắt đoạn trích và cho biết:

- Dế Mèn là một thanh niên cường tráng, khỏe mạnh nhưng kiêu căng, tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình.  

- Đặc biệt, Dế Mèn rất hay xem thường và bắt nạt mọi người.

- Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc nhưng chị Cốc lại nhầm tưởng là Dế Choắt.

– Cuối cùng, chị Cốc mổ cho Dế Choắt vài cái làm cho Dế Choắt bị chết.

- Cái chết của Choắt làm cho Dế Mèn rất ân hận, ăn năn về thói hung hăng không nghĩ đến hậu quả của mình.

a. Truyện được kể bằng nhân vật Dế Mèn.

b. Bài văn có thể chia làm hai đoàn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “sắp đứng đầu thiên hạ rồi” : miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn.

- Đoạn 2: Còn lại: câu chuyện bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

Câu 2:

   Bảng đưa ra những chi tiết miêu tả hình dáng, hành động, tính cách của Dế Mèn. Các tính từ được in nghiêng trong bảng.

Ngoại hình

Hành động

Tính cách

+ Ưa nhìn : cường tráng, càng mẫm bóng(mập mạp), vuốt cứng và nhọn hoắt, thân hình bóng mỡ (đậm) và ưa nhìn, cánh dài kín.

+ Dữ tợn : Đầu... to và nổi từng tảng, răng đen nhánh, râu dài và uốn cong.

+ Co cẳng, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, dáng điệu tỏ vẻ con nhà võ.

+ Cà khịa với bà con trong xóm.

+ bướng, hùng dũng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan thai, oai vệ, tợn(bạo), giỏi, xốc nổi(bốc đồng), ghê gớm...

 

a. Kết hợp miêu tả ngoại hình với hành động làm bộc lộ nét tính cách của Mèn.

b. Các từ đồng nghĩa nếu thay thế vào đoạn văn sẽ không biểu hiện được ý nghĩa chính xác, tinh tế như những từ được tác giả sử dụng.

c. Tính cách Dế Mèn : điệu đàng, kiêu căng, xốc nổi, hung hăng, thích ra oai.

Câu 3:

   Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt : coi thường, trịch thượng.

   - Lời lẽ, giọng điệu bề trên, xưng hô “chú mày”.

   - Cư xử : ích kỷ, không thông cảm, bận tâm gì về việc giúp đỡ Choắt.

Câu 4:

   Tâm lí và thái độ Dế Mèn trong việc trêu Cốc :

   Từ thái độ hung hăng, coi thường, sau khi chứng kiến cảnh chị Cốc đánh Choắt, Mèn đã thấy sợ hãi, khiếp đảm.

   Bài học : “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.”

Câu 5:

   Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện với thực tế khá giống nhau. Bởi tác giả đã miêu tả chúng qua mắt nhìn hiện thực. Tô Hoài đã sử dụng những đặc điểm của con người để gán cho chúng như : biết suy nghĩ, đi đứng, nói năng, … đây chính là biện pháp nghệ thuật nhân hóa.

   Những tác phẩm viết về loài vật tương tự : Khỉ và rùa, Cây khế...

18 tháng 1 2021

nó ngắn nhất trong những trang mình thấy đó

21 tháng 6 2016

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản
a) Mạch lạc trong văn bản là gì?
Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối các ý theo một trình tự hợp lí. Sự tiếp nối hợp lí giữa các ý thể hiện ra ở sự tiếp nối hợp lí của các câu, các đoạn, các phần trong văn bản. Xem xét ví dụ sau đây:
Cắm bơi một mình trong đêm. Đêm tối như bưng không nhìn rõ mặt đường. Trên con đường ấy, chiếc xe lăn bánh rất êm. Khung cửa xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng. Trăng bồng bềnh nổi lên qua dãy Pú Hồng. Dãy núi này có ảnh hưởng quyết định đến gió mùa đông bắc ở miền Bắc nước ta. Nước ta bây giờ của ta rồi; cuộc đời bắt đầu hửng sáng.
(Dẫn theo Diệp Quang Ban, Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, NXB GD, 1998, Tr. 62)
- Có thể xem sự tiếp nối các câu trong ví dụ trên là hợp lí được không? Vì sao?
Gợi ý: Các câu trong ví dụ trên chỉ tiếp nối với nhau về mặt hình thức (phần đầu câu sau lặp lại ý ở phần cuối câu trước). Vì thế, đọc toàn bộ văn bản, chúng ta không thể hiểu văn bản nói cái gì. Sự thực thì các câu trên được trích ra từ những văn bản khác nhau và lắp ghép lại. Sự tiếp nối chỉ được xem là hợp lí khi các câu, các đoạn, các phần của văn bản phải thống nhất xoay quanh một chủ đề. Vi phạm điều này, văn bản không được coi là mạch lạc.
- Các câu sau đây đã được sắp xếp theo một trình tự hợp lí chưa? Vì sao?
(1) Tôi đã nổ súng.
(2) Tôi đang phiên gác.
(3) Tôi đã đánh bật được cuộc tấn công.
(4) Tôi đã thấy quân địch tiến đến.
Gợi ý: Các câu văn trên không vi phạm tính thống nhất chủ đề. Nhưng như thế chưa đủ để đánh giá là chúng mạch lạc. Bởi vì, trình tự các câu không hợp lí khi phản ánh diễn biến trước sau của sự việc. Trình tự đúng phải là: (2) à (4) à (1) à (3).
2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc
a) Truyện Cuộc chia tay của những con búp bê kể về nhiều sự việc (mẹ bắt hai con phải chia đồ chơi; hai anh em Thành và Thuỷ rất thương nhau; chuyện về hai con búp bê; Thành đưa em đến lớp chào cô giáo và các bạn; hai anh em phải chia tay; Thuỷ để cả hai con búp bê lại cho Thành) nhưng tại sao vẫn hợp lí, thống nhất? Sự việc nào là sự việc chính trong truyện này? Sự việc chính ấy gắn với những nhân vật chính nào?
Gợi ý: Truyện có thể kể về nhiều sự việc. Tuy nhiên, để các sự việc trong truyện có sự kết nối mạch lạc với nhau thì các sự việc phải cùng xoay quanh chủ đề chung. Các sự việc của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê cùng thống nhất trong chủ đề gìn giữ tổ ấm gia đình, gìn giữ tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Sự việc chính trong truyện là cuộc chia tay của hai anh em Thành, Thuỷ; cuộc chia tay giữa những con búp bê cũng chính là hình ảnh biểu trưng cho sự việc chính này. Các sự việc khác đều tập trung phục vụ cho sự thể hiện sự việc đó. Như vậy, sự việc chính của truyện cũng không thể tách rời các nhân vật chính. Không thể xem những sự việc không quan hệ mật thiết với nhân vật chính là sự việc chính và ngược lại.
Như vậy, ngoài sự thống nhất chủ đề, đối với văn bản truyện thì sự việc chính, nhân vật chính là những điểm quan trọng tạo nên mạch lạc. Bên cạnh đó, hệ thống từ ngữ của văn bản cũng có vai trò to lớn trong việc thể hiện mạch lạc.
b) Các từ ngữ chia tay, chia đồ chơi, chia ra, chia đi, chia rẽ, xa nhau, khóc,... cứ lặp đi lặp lại trong bài đồng thời với sự lặp lại các từ ngữ biểu thị ý không muốn chia cắt như: anh cho em tất, chẳng muốn chia bôi, chúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau, không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau,... Sự lặp lại này có vai trò gì trong mạch lạc của văn bản?
Gợi ý: Lặp là một phương thức liên kết văn bản và đồng thời sự lặp đi lặp lại hệ thống các từ ngữ liên quan đến chủ đề của văn bản cũng là điều kiện để văn bản duy trì mạch lạc. Đối sánh giữa các từ ngữ được lặp lại bên trên với chủ đề của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê sẽ thấy được điều này.
c) Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê có đoạn kể việc hiện tại, có đoạn kể việc quá khứ, có đoạn kể việc ở nhà, có đoạn kể việc ở trường, có đoạn kể chuyện hôm qua, có đoạn kể chuyện sáng nay,…
Hãy cho biết các đoạn ấy được nối với nhau theo mối quan hệ nào trong các mối quan hệ dưới đây
- Liên hệ thời gian.
- Liên hệ không gian.
- Liên hệ tâm lí (nhớ lại).
- Liên hệ ý nghĩa (tương đồng, tương phản).
Những mối liên hệ giữa các đoạn ấy có tự nhiên và hợp lí không?
Gợi ý: Các bộ phận của văn bản có thể liên hệ với nhau theo nhiều kiểu: liên hệ về mặt thời gian (sự việc nào xảy ra trước kể trước, sự việc nào xảy ra sau kể sau); liên hệ về không gian, chẳng hạn:
Tôi dắt em ra khỏi lớp. [...]. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.
Vừa tới nhà, tôi đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ ở trước cổng. Mấy người hàng xóm đang giúp mẹ tôi khuân đồ đạc lên xe.
Cũng có thể là liên hệ tâm lí như phần đầu của truyện (các sự việc trong các đoạn được kể lại theo dòng hồi nhớ của nhân vật); và liên hệ ý nghĩa.
Dù được nối theo nhiều mối liên hệ khác nhau nhưng giữa các đoạn này vẫn có được một trình tự rất tự nhiên và hợp lí.
 II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. a) Tính mạch lạc của văn bản Mẹ tôi (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi) được thể hiện như thế nào?
Gợi ý: Truyện xoay quanh nội dung chủ đạo, đó là lời căn dặn của người cha đối với người con rằng: tình yêu thương và lòng kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng và cao quý hơn cả. Thất đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó. Nội dung này đã được triển khai một cách hợp lí và mạch lạc: người cha nhắc đến lỗi của đứa con; tiếp đó, ông khéo léo nhắc về những kỉ niệm, nhắc về tình yêu thương sâu sắc mà người mẹ đã và đang dành cho con để đứa con cảm nhận sâu sắc hơn lỗi lầm của mình, từ đó mà biết tự nhận ra phải trái. Bài văn kết thúc bằng những lời nói rất kiên quyết của người cha khi căn dặn và nhắc nhở đứa con mình.
b) Phân tích tính mạch lạc của văn bản sau:
Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi. Lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm, không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng sẫm. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối quả chín vàng đốm. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng, như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, từng đốt ngần phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Tất cả đượm một màu trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông.
Gợi ý: Phân tích tính mạch lạc của văn bản trên các phương diện như chủ đề, trình tự tiếp nối, hệ thống từ ngữ, mối liên hệ,... Chủ đề là cảnh sắc vàng của làng quê giữa ngày mùa. Trình tự miêu tả theo sự quan sát của tác giả từ bao quát đến cụ thể, từ xa đến gần, từ cao xuống thấp. Bắt đầu là liên hệ về thời gian, tiếp đến, liên hệ chủ yếu giữa các câu là liên hệ không gian,... Hệ thống các tính từ chỉ những sắc thái khác nhau của màu vàng cũng góp phần tạo nên mạch lạc của văn bản về sắc vàng của làng quê này.
2. Tại sao trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê tác giả không kể lại tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của bố mẹ Thành, Thuỷ? Như vậy có làm cho truyện thiếu mạch lạc không?
Gợi ý: Sự việc chính của câu chuyện là cuộc chia tay giữa hai anh em Thành, Thuỷ và hai con búp bê. Các sự việc khác đều phải tập trung vào sự việc này. Kể tỉ mỉ về nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của bố mẹ Thành, Thuỷ sẽ làm mất đi sự tập trung ấy và vì thế làm giảm đi sự thống nhất chủ đề, khiến văn bản thiếu mạch lạc.

21 tháng 6 2016
 
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản
a) Mạch lạc trong văn bản là gì?
Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối các ý theo một trình tự hợp lí. Sự tiếp nối hợp lí giữa các ý thể hiện ra ở sự tiếp nối hợp lí của các câu, các đoạn, các phần trong văn bản. Xem xét ví dụ sau đây:
Cắm bơi một mình trong đêm. Đêm tối như bưng không nhìn rõ mặt đường. Trên con đường ấy, chiếc xe lăn bánh rất êm. Khung cửa xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng. Trăng bồng bềnh nổi lên qua dãy Pú Hồng. Dãy núi này có ảnh hưởng quyết định đến gió mùa đông bắc ở miền Bắc nước ta. Nước ta bây giờ của ta rồi; cuộc đời bắt đầu hửng sáng.
(Dẫn theo Diệp Quang Ban, Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, NXB GD, 1998, Tr. 62)
- Có thể xem sự tiếp nối các câu trong ví dụ trên là hợp lí được không? Vì sao?
Gợi ý: Các câu trong ví dụ trên chỉ tiếp nối với nhau về mặt hình thức (phần đầu câu sau lặp lại ý ở phần cuối câu trước). Vì thế, đọc toàn bộ văn bản, chúng ta không thể hiểu văn bản nói cái gì. Sự thực thì các câu trên được trích ra từ những văn bản khác nhau và lắp ghép lại. Sự tiếp nối chỉ được xem là hợp lí khi các câu, các đoạn, các phần của văn bản phải thống nhất xoay quanh một chủ đề. Vi phạm điều này, văn bản không được coi là mạch lạc.
- Các câu sau đây đã được sắp xếp theo một trình tự hợp lí chưa? Vì sao?
(1) Tôi đã nổ súng.
(2) Tôi đang phiên gác.
(3) Tôi đã đánh bật được cuộc tấn công.
(4) Tôi đã thấy quân địch tiến đến.
Gợi ý: Các câu văn trên không vi phạm tính thống nhất chủ đề. Nhưng như thế chưa đủ để đánh giá là chúng mạch lạc. Bởi vì, trình tự các câu không hợp lí khi phản ánh diễn biến trước sau của sự việc. Trình tự đúng phải là: (2) à (4) à (1) à (3).
2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc
a) Truyện Cuộc chia tay của những con búp bê kể về nhiều sự việc (mẹ bắt hai con phải chia đồ chơi; hai anh em Thành và Thuỷ rất thương nhau; chuyện về hai con búp bê; Thành đưa em đến lớp chào cô giáo và các bạn; hai anh em phải chia tay; Thuỷ để cả hai con búp bê lại cho Thành) nhưng tại sao vẫn hợp lí, thống nhất? Sự việc nào là sự việc chính trong truyện này? Sự việc chính ấy gắn với những nhân vật chính nào?
Gợi ý: Truyện có thể kể về nhiều sự việc. Tuy nhiên, để các sự việc trong truyện có sự kết nối mạch lạc với nhau thì các sự việc phải cùng xoay quanh chủ đề chung. Các sự việc của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê cùng thống nhất trong chủ đề gìn giữ tổ ấm gia đình, gìn giữ tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Sự việc chính trong truyện là cuộc chia tay của hai anh em Thành, Thuỷ; cuộc chia tay giữa những con búp bê cũng chính là hình ảnh biểu trưng cho sự việc chính này. Các sự việc khác đều tập trung phục vụ cho sự thể hiện sự việc đó. Như vậy, sự việc chính của truyện cũng không thể tách rời các nhân vật chính. Không thể xem những sự việc không quan hệ mật thiết với nhân vật chính là sự việc chính và ngược lại.
Như vậy, ngoài sự thống nhất chủ đề, đối với văn bản truyện thì sự việc chính, nhân vật chính là những điểm quan trọng tạo nên mạch lạc. Bên cạnh đó, hệ thống từ ngữ của văn bản cũng có vai trò to lớn trong việc thể hiện mạch lạc.
b) Các từ ngữ chia taychia đồ chơichia rachia đichia rẽxa nhaukhóc,... cứ lặp đi lặp lại trong bài đồng thời với sự lặp lại các từ ngữ biểu thị ý không muốn chia cắt như: anh cho em tấtchẳng muốn chia bôichúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau,không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau,... Sự lặp lại này có vai trò gì trong mạch lạc của văn bản?
Gợi ý: Lặp là một phương thức liên kết văn bản và đồng thời sự lặp đi lặp lại hệ thống các từ ngữ liên quan đến chủ đề của văn bản cũng là điều kiện để văn bản duy trì mạch lạc. Đối sánh giữa các từ ngữ được lặp lại bên trên với chủ đề của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê sẽ thấy được điều này.
c) Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê có đoạn kể việc hiện tại, có đoạn kể việc quá khứ, có đoạn kể việc ở nhà, có đoạn kể việc ở trường, có đoạn kể chuyện hôm qua, có đoạn kể chuyện sáng nay,…
Hãy cho biết các đoạn ấy được nối với nhau theo mối quan hệ nào trong các mối quan hệ dưới đây
- Liên hệ thời gian.
- Liên hệ không gian.
- Liên hệ tâm lí (nhớ lại).
- Liên hệ ý nghĩa (tương đồng, tương phản).
Những mối liên hệ giữa các đoạn ấy có tự nhiên và hợp lí không?
Gợi ý: Các bộ phận của văn bản có thể liên hệ với nhau theo nhiều kiểu: liên hệ về mặt thời gian (sự việc nào xảy ra trước kể trước, sự việc nào xảy ra sau kể sau); liên hệ về không gian, chẳng hạn:
Tôi dắt em ra khỏi lớp. [...]. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.
Vừa tới nhà, tôi đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ ở trước cổng. Mấy người hàng xóm đang giúp mẹ tôi khuân đồ đạc lên xe.
Cũng có thể là liên hệ tâm lí như phần đầu của truyện (các sự việc trong các đoạn được kể lại theo dòng hồi nhớ của nhân vật); và liên hệ ý nghĩa.
Dù được nối theo nhiều mối liên hệ khác nhau nhưng giữa các đoạn này vẫn có được một trình tự rất tự nhiên và hợp lí.
 II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. a) Tính mạch lạc của văn bản Mẹ tôi (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi) được thể hiện như thế nào?
Gợi ý: Truyện xoay quanh nội dung chủ đạo, đó là lời căn dặn của người cha đối với người con rằng: tình yêu thương và lòng kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng và cao quý hơn cả. Thất đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó. Nội dung này đã được triển khai một cách hợp lí và mạch lạc: người cha nhắc đến lỗi của đứa con; tiếp đó, ông khéo léo nhắc về những kỉ niệm, nhắc về tình yêu thương sâu sắc mà người mẹ đã và đang dành cho con để đứa con cảm nhận sâu sắc hơn lỗi lầm của mình, từ đó mà biết tự nhận ra phải trái. Bài văn kết thúc bằng những lời nói rất kiên quyết của người cha khi căn dặn và nhắc nhở đứa con mình.
b) Phân tích tính mạch lạc của văn bản sau:
Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi. Lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm, không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng sẫm. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối quả chín vàng đốm. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng, như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, từng đốt ngần phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Tất cả đượm một màu trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông.
Gợi ý: Phân tích tính mạch lạc của văn bản trên các phương diện như chủ đề, trình tự tiếp nối, hệ thống từ ngữ, mối liên hệ,... Chủ đề là cảnh sắc vàng của làng quê giữa ngày mùa. Trình tự miêu tả theo sự quan sát của tác giả từ bao quát đến cụ thể, từ xa đến gần, từ cao xuống thấp. Bắt đầu là liên hệ về thời gian, tiếp đến, liên hệ chủ yếu giữa các câu là liên hệ không gian,... Hệ thống các tính từ chỉ những sắc thái khác nhau của màu vàng cũng góp phần tạo nên mạch lạc của văn bản về sắc vàng của làng quê này.
2. Tại sao trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê tác giả không kể lại tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của bố mẹ Thành, Thuỷ? Như vậy có làm cho truyện thiếu mạch lạc không?
Gợi ý: Sự việc chính của câu chuyện là cuộc chia tay giữa hai anh em Thành, Thuỷ và hai con búp bê. Các sự việc khác đều phải tập trung vào sự việc này. Kể tỉ mỉ về nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của bố mẹ Thành, Thuỷ sẽ làm mất đi sự tập trung ấy và vì thế làm giảm đi sự thống nhất chủ đề, khiến văn bản thiếu mạch lạc.