K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 9 2023

C

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn...
Đọc tiếp

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”

( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.

Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:

1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng? ( Viết theo dạng sơ đồ xương cá)

Theo em vì sao tác giả lại có những hiểu biết sâu sắc như thế về Bác?

2. Hoàn cảnh sáng tác của bài: Bài văn được viết vào thời gian nào? Nhân dịp nào?

3. Nêu Phương thức biểu đạt của bài văn?

Cho biết bài văn nghị luận về vấn đề gì? Câu văn nào nêu luận điểm chính của bài văn?

4. Bố cục của bài chia mấy phần? Chỉ rõ từng phần và nêu nội dung của mỗi phần đó?

5. Giải thích nghĩa của các từ sau: Nhất quán, giản dị, hiền triết, ẩn dật.

Phần II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.

1. Đặt vấn đề:

- Luận điểm chính là gì? Câu văn nêu luận điểm gồm có mấy vế? Đó là những vế gì?

- Luận điểm được nêu theo cách nào?( Trực tiếp hay gián tiếp)

- Vì sao tác giả lại khẳng định: ở Bác cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị luôn nhất quán với nhau, không tách rời nhau? Nói như thế nhằm khẳng định điều gì?

- Câu văn tiếp theo trong phần mở bài tác giả dùng phương pháp lập luận giải thích để làm rõ điều gì? Trong đoạn văn có những từ ngữ nào thể hiện rõ nhất thái độ của tác giả đối với đức tính giản dị của Bác? Từ ngữ đó thể hiện thái độ gì của tác giả?

- Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong phần mở bài

2. Phần giải quyết vấn đề: Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ

?Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác trong những mặt nào?

a. Luận điểm phụ 1: Sự giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong quan hệ với mọi người.

- Để chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt hàng ngày tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?( Em hãy viết rõ từng ý đó theo gạch đầu dòng)

- Nhận xét về cách nêu dẫn chứng của tác giả trong đoạn văn? Qua những dẫn chứng trên em liên tưởng gì về Bác?( Gợi ý: Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng lại giống với người nào trong gia đình)

- Trong đoạn văn, ngoài việc đưa ra những dẫn chứng để chứng minh sự giả dị của Bác, tác giả còn đưa những lí lẽ nào để bình luận về đức tính giản dị đó của Bác? Tác dụng của những lời bình luận đó là gì?( Gợi ý: dựa vào câu văn ở đoạn 3 và cả đoạn 4)

b. Luận điểm phụ 2: Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.

- Tìm câu văn nêu luận điểm 2?

- Những dẫn chứng nào được đưa ra để chứng minh cho sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết?

- Theo tác giả việc Bác nói và viết giản dị nhằm mục đích gì?

Phần III. Tổng kết.

- Phần nghệ thuật và nội dung ghi như video các em đã xem. Bổ sung thêm phần nghệ thuật: Lời văn giàu cảm xúc, giàu sức thuyết phục.

Phần IV: Luyện tập

- Các em làm bài tập trong video đã cho.

- Bài tập bổ sung: Em hiểu như thế nào là lối sống hiền triết? Ẩn dật? Tại sao lối sống của Bác lại không phải lối sống của nhà hiền triết ẩn dật?

0
23 tháng 1 2016

Số điểm của chị An sau khi thi là :

        500+500 x 5- 200 x 3 = 500+2500-600=2400

Số điểm của chị Hòa sau khi thi là :

        500+500x3-200x5=500+1500-1000=1000

Số điểm anh BÌnh sau khi thi là : 

         500+500x6-200x2=500+3000-400=3100

                                Đáp số : chị An : 2400

                                             chị Hòa : 1000

                                             anh Bình : 3100

                                      Tick cho mình nhé bạn

     

22 tháng 1 2016

An:2400 điểm Hoà:1400 điểm Bình: 2900 điểm

15 tháng 9 2023

a. Đúng.

b. Đúng.

c. Đúng.

d. Sai. Bài phân tích ít sử dụng các biện pháp tu từ.

4 tháng 10 2017

Trả lời:

Câu 1. Nhà vua muốn chọn một người trung thực để truyền ngôi.
Câu 2. Để tìm được người như thế, nhà vua đã phát cho mỗi người dân một thúng thóc giống đã được luộc kĩ và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi báu, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
Câu 3. Khác với mọi người, chú bé Chôm đã dũng cảm nói lên sự thật, không sợ bị nhà vua trừng phạt.
Câu 4. Người trung thực là người đáng quý vì họ bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của mình và nói dối làm hỏng việc chung. Người trung thực sẽ thích nghe nói thật, dám bảo vệ sự thật, bảo vệ người tốt, do đó sẽ làm được nhiều điều ích nước lợi dân.



 

2 tháng 10 2017

1. nhà vua chọn người trung thực và dũng cảm để truyền ngôi

2. nhà vua cho người luộc kĩ thóc rồi phát thóc cho dân

3. Chôm trung thực và dũng cảm nói với vua là thóc không lên nổi còn mọi người thì không 

4. vì trung thực là đức tính quý giá nhất của con người

15 tháng 9 2023

a. Mối quan hệ gắn bó mật thiết.

b.

Lí lẽ

Bằng chứng

Cách thức trò chuyện đã ẩn tàng nhiều ý nghĩa sâu xa hơn là bản thân những lời trò chuyện.

Nêu ra số lần ông giáo và lão Hạc trò chuyện. Ông giáo là người kể chuyện.

Giấu đến tận cùng số phận nhân vật, thỉnh thoảng hé mở vài cảnh huống gây sự hiểu lầm, rồi cuối cùng giải tỏa sự hiểu lầm ấy là một thành công đặc sắc của nghệ thuật tự sự Nam Cao ở truyện này.

Phân tích cuộc trò chuyện giữa các nhân vật

Cái nhìn từ tấm lòng tác giả là mạch chủ đạo, chi phối và liên kết các điểm nhìn khác.

Phân tích sự thay đổi mạch kể chuyện.

c. Cách trích dẫn và phân tích bằng chứng của người viết rất thuyết phục, xác thực và được trình bày theo một trình tự hợp lí.

15 tháng 9 2023

Một số văn bản nghị luận về tác phẩm Nắng mới:

https://www.qdnd.vn/van-hoa/sach/nang-moi-thi-pham-hay-ve-nguoi-me-709974

https://sachgiai.com/Toan-hoc/binh-giang-bai-tho-nang-moi-cua-luu-trong-lu-13976.html

14 tháng 9 2023

- Nhận thức: Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Phản ánh thái độ trân trọng, tự hào trước truyền thống ấy.

- Hành động: Phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

- Nhận thức và hành động đó có ý nghĩa với đời sống cộng đồng:

+ Làm trổi dậy một sức mạnh yêu nước quật cường, anh dũng chiến đấu bảo vệ tổ quốc không sợ hi sinh. 

+ Thế hệ trẻ cố gắng học tập để trở thành người có ích cho đất nước, đưa đất nước “sánh vai với các cường quốc năm châu”.

+ Người nông dân hăng say lao động sản xuất, người giáo viên miệt mài bên trang giáo án bồi dưỡng những chủ nhân tương lai của đất nước…

=> Mỗi người mỗi thế mạnh, mỗi lĩnh vực, mỗi nhiệm vụ khác nhau, hợp sức xây dựng đất nước.