Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giọt sương trong bài thơ trên thật đẹp. Vào buổi đêm, giọt sương nằm trên phiến lá lắng nghe tiếng đêm, nghe lời chị gió và nghe trăng trò chuyện với vì sao. Vào buổi sáng, giọt sương lại tan đi mất để gọi sự sống muôn nơi.
a. Sự vật được nhân hóa là: giọt sương
b. Sự vật đó được nhân hóa bằng các từ ngữ: lắng tai nghe; nằm
c. Sự vật đó được nhân hóa bằng cách:làm sự vật đó giống con ng
Trong bài ' Nghe thầy đọc thơ ' nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết những dòng thơ rất hay và giàu cảm xúc.Cậu học trò ngày nào cũng được nghe thầy đọc thơ.Nghe thầy đọc thơ cậu học trò đã tưởng như nắng đỏ,cây xanh thì quanh nhà.Bằng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ tác giả đã nghe tiếng vọng của mái chèo.Nghe giọng đọc của thầy nhà thơ còn liên tưởng đến tiếng nói diu dàng trầm ấm của bà năm xưa.Điều đó cho ta thấy giọng đọc của thầy còn là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại.Ở câu thơ cuối đoạn,bằng biện pháp nhân hóa tác giả thấy tàu dừa đông đậy mà tưởng như trăng đang thở.Chắc hẳn người thầy trong bài có giọng đọc rất hay và cậu học trò cũng có một tâm hồn cảm nhận thơ văn phong phú mới tưởng được những vật xung quanh mình sinh động như vậy khi nghe thầy đọc thơ.
Thơ ca là nhịp cầu nối những tấm lòng, nó như đưa ta đến với thế giới tâm hồn của thi nhân. Cuộc sống không ít những toan tính bề bộn nhưng cũng không phải không có những phút giây thư giãn, nghỉ ngơi. Và trong những khoảnh khắc ấy, ngồi lật giở lại những trang viết của Trần Đăng Khoa, tôi bỗng như được trở về quá khứ cùng những vần thơ của thầy ngỡ còn vang vọng đâu đây qua bài “Nghe thầy đọc thơ”:
“Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rì rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời”
Có lẽ xưa nay thơ ca viết về người thầy không nhiều, nhưng khi đến với trang viết của nhà thơ, độc giả không khỏi rời mắt trước những vần thơ chứa chan tình cảm của cậu học trò nhỏ đang say sưa nghe bài giảng của thầy.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh “Em nghe thầy đọc bao ngày”. Mỗi buổi học ấy, em lại được nghe tiếng thầy, giọng thầy ngân vang trong lớp học. Cả không gian như tràn ngập những vần thơ thầy giảng, nó như đưa ta về với tuổi thơ đầy kỉ niệm: tiếng thơ như tràn sắc nắng vàng chiếu rọi vạn vật. Đó là những mái chèo của vùng quê sông nước nghiêng nghiêng với dáng người đang khua chèo trên sông. Hình ảnh ấy lúc ẩn lúc hiện ở phía xa kia tạo nên cái hư, cái thực.
Đọc đến đây, bỗng dưng như có tiếng bà vọng về với những câu hát ru từ thủa nằm nôi. Tiếng hát cứ ngân mãi cho đến bây giờ không thể nào quên được.
Nghe thầy đọc thơ vậy mà tưởng chừng như ta nghe được cả bước chuyển mình của thời gian. Mọi vật cũng đều thay đổi theo vậy:
“Nghe trăng thở động tàu dừa
Rì rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời”
Nghệ thuật nhân hóa càng làm cho hình ảnh thơ thêm sống động, chứa chan bao ý nghĩa. Ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya lấp lánh trên mặt nước cũng ùa về trong kí ức. Những hàng dừa ven sông cũng rung chuyển. Hẳn không gian đần đìa ánh trăng ấy phải rất tĩnh lặng thì mới có thể nghe thấy được “tiếng thở” của vầng trăng làm lay động tàu dừa đang vươn mình đón gió.
Nếu như câu thơ trên được miêu tả với những gì nhẹ nhàng sâu lắng thì kết thúc những hình ảnh ấy, câu thơ khép lại, ta bắt gặp được âm hưởng “Rào rào”, không còn tĩnh lặng mà âm thanh ấy đã làm choáng ngợp cả bầu không gian trên. Mùa hè với những cơn mưa rào nặng hạt đã là một trong những hình ảnh để lại ấn tượng trong lòng nhà thơ. Nó cứ ập đến bất ngờ rồi lại nhanh chóng xua đi.
Chỉ với sáu câu thơ lục bát ngắn gọn nhưng tác giả sử dụng đến bốn lần điệp từ “nghe”. Hẳn phải có một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế, nghe thầy đọc thơ mà dường như Trần Đăng Khoa nghe được cả tuổi thơ vọng về đầy kỉ niệm. Tâm trạng của nhà thơ có những thay đổi khác nhau. Giọng điệu lúc trầm lắng lúc lại bay xa tạo nên nhiều ấn tượng cho bạn đọc yêu thơ.
Bằng nguồn cảm xúc dâng trào, thơ ca đã bắc một nhịp cầu đưa ta về với quá khứ mộng mơ. Qua đó, nhà thơ đã thể hiện một tình cảm chân thành với người thầy đáng kính. Và như thế, dòng thơ ấy nhẹ nhàng đi vào lòng người với những gì thân thương nhất.
cj ới cj giúp e làm lại bài này đc k , cj đừng chép mạng , cj làm lại lần nữa giúp e với , huhu e cần một bài k chếp mạng cj ạ
Nghe được cả tuổi thơ vọng về đầy kỉ niệm 3 Thơ ca đã bắc một nhịp cầu đưa ta về với quá khứ mộng mơ. Qua đó, nhà thơ đã thể hiện một tình cảm chân thành với người thầy đáng kính">Nghệ thuật nhân hóa càng làm cho hình ảnh thơ thêm sống động, chứa chan bao ý nghĩa. Ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya lấp lánh trên mặt nước cũng ùa về trong kí ức. Những hàng dừa ven sông cũng rung chuyển. Hẳn không gian đần đìa ánh trăng ấy phải rất tĩnh lặng thì mới có thể nghe thấy được “tiếng thở” của vầng trăng làm lay động tàu dừa đang vươn mình đón gió. nt điệp từ nghe =>nghe được cả tuổi thơ vọng về đầy kỉ niệm 3 Thơ ca đã bắc một nhịp cầu đưa ta về với quá khứ mộng mơ. Qua đó, nhà thơ đã thể hiện một tình cảm chân thành với người thầy đáng kính
hok tốt.
Nghe được cả tuổi thơ vọng về đầy kỉ niệm 3 Thơ ca đã bắc một nhịp cầu đưa ta về với quá khứ mộng mơ. Qua đó, nhà thơ đã thể hiện một tình cảm chân thành với người thầy đáng kính">Nghệ thuật nhân hóa càng làm cho hình ảnh thơ thêm sống động, chứa chan bao ý nghĩa. Ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya lấp lánh trên mặt nước cũng ùa về trong kí ức. Những hàng dừa ven sông cũng rung chuyển. Hẳn không gian đần đìa ánh trăng ấy phải rất tĩnh lặng thì mới có thể nghe thấy được “tiếng thở” của vầng trăng làm lay động tàu dừa đang vươn mình đón gió. nt điệp từ nghe =>nghe được cả tuổi thơ vọng về đầy kỉ niệm 3 Thơ ca đã bắc một nhịp cầu đưa ta về với quá khứ mộng mơ. Qua đó, nhà thơ đã thể hiện một tình cảm chân thành với người thầy đáng kính.
bài nào vậy