Đã bao giờ em chứng kiến cảnh lũ lụt chưa? Hãy nêu những hiểu biết của em về nguyên nhân, tác hại của lũ lụt để vận dụng khi đọc văn bản này.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Lũ lụt là hiện tượng nước trong sông, hồ tràn ngập một vùng đất. Lụt cũng có thể dùng để chỉ trường hợp ngập do thủy triều, nước biển dâng do bão. Lụt có thể xuất hiện khi nước trong sông, hồ tràn qua đê hoặc gây vỡ đê làm cho nước tràn vào các vùng đất được để bảo vệ. Trong khi kích thước của hồ hoặc các vực nước có thể thay đổi theo mùa phụ thuộc vào giáng thủy hoặc tuyết tan, nó không có nghĩa là lũ lụt trừ khi lượng nước này tràn ra gây nguy hiểm cho các vùng đất như làng, thành phố hoặc khu định cư khác.
Truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh” là câu chuyện xoay quanh hai nhân vật chính, đó là Sơn Tinh, tức là thần núi và Thủy Tinh- thần nước. Các tác giả dân gian đã thể hiện được ý niệm của mình thông qua việc xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặt hai nhân vật có nguồn gốc thần kì này vào một hoàn cảnh thú vị, đó là đi hỏi vợ. Và mọi mâu thuẫn cũng bắt nguồn từ việc hỏi vợ này, bởi cả hai đều tài giỏi, có thể nói là “ngang tài ngang sức” nhưng một người lấy được vợ vì mang sính lễ đến trước, còn người mang sính lễ đến sau không lấy được vợ mà mang lòng thù hận, gây ra một trận chiến lớn nhằm mục đích “cướp vợ”. Và cuộc chiến này cũng chính là cuộc chiến của nhân dân Việt Nam xưa với thiên tai, thời tiết bất thường.
Truyền thuyết không chỉ là nơi các tác giả dân gian gửi gắm những khát vọng về những lẽ công bằng, về những mẫu hình lí tưởng của người anh hùng dân tộc chống ngoại xâm, người anh hùng văn hóa. Truyền thuyết còn là nơi mà các tác giả dân gian giải thích các truyền thống, các phong tục tập quán cũng như những đặc điểm tự nhiên trong cuộc sống. Truyền thuyết “Sơn Tinh- Thủy Tinh” là một câu chuyện như thế, qua câu chuyện về Sơn Tinh và Thủy Tinh, các tác giả đã lí giải cho thế hệ hậu thế cũng như cho các độc giả về hiện tượng lũ lụt, cũng như qua đó thể hiện được sức mạnh cũng như khát vọng của người dân trong cuộc chiến với thiên tai, thời tiết.
Không chỉ những vấn đề về tự nhiên mà truyền thuyết này còn thể hiện được những đặc trưng về văn hóa của dân tộc ta dưới thời các vua Hùng, đó là tục thách cưới. Các nội dung này được đan cài vào nhau tạo ra cho câu chuyện một sự hấp dẫn đến lạ kì. Phong tục văn hóa và truyền thống chinh phục tự nhiên của người Việt được thể hiện một cách tài tình, khéo léo trong một câu chuyện có dung lượng tương đối ngắn này, chưa tìm hiểu tác phẩm mà chỉ nhìn ở phần hình thức thôi ta cũng thấy được sự tài năng của các tác giả dân gian xưa.
Sự xuất hiện của Sơn Tinh và Thủy Tinh gắn liền với một sự kiện, đó là lễ kén rể của vua Hùng “ Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền….muốn kén cho một người chồng thật xứng đáng”. Có lẽ ngay phần mở đầu, các tác giả đã lí giải phần nào nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến sau này của Sơn Tinh và Thủy Tinh, bởi công chúa Mị Nương là một người xinh đẹp, dịu hiền. Đây chính là mẫu người lí tưởng để lấy về làm vợ. Chẳng những thế mà ngay sau khi vua Hùng thông báo kén rể thì ngay lập tức có hai chàng trai đến cầu hôn. Cả hai người này đều có tài, mang những sức mạnh kì lạ mà người thường không thể làm được.
Sơn Tinh là người ở vùng Tản Viên, có tài lạ “vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi”, còn Thủy Tinh là người đến từ miền biển, xét về tài năng thì không hề thua kém Sơn Tinh “ gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về”. Cũng chính vì sự ngang tài ngang sức, cân xứng về tài năng này mà vua Hùng vô cùng “băn khoăn”, không biết lựa chọn ai, từ chối ai vì ai cũng đều xứng đáng với vai trò là người con rể của Hùng Vương, chồng của cồng chúa Mị Nương. Và cuối cùng, để lựa chọn ra một người xứng đáng nhất, Hùng Vương đã ra một lời giao hẹn, đó là những lễ vật để cầu hôn, nếu ai mang đến sớm nhất thì có thể cưới Mị Nương về làm vợ.
Lễ vật mà Hùng Vương đưa ra gồm “ Một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”. Chi tiết sính lễ này cũng thể hiện được phong tục thách cưới của người Việt ta xưa kia, theo đó thì những chàng trai khi muốn lấy cô gái về làm vợ thì phải làm theo những vật thách cưới mà bố mẹ cô gái yêu cầu. Đây là một truyền thống xa xưa, mang đặc trưng cho văn hóa Việt Nam. Và trong “cuộc chiến” để lấy được Mị Nương, Sơn Tinh đã là người chiến thắng, vì ngay sáng sớm ngày hôm sau thì chàng đã mang đầy đủ lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, vì không lấy được vợ mà đùng đùng nổi giận, đem quân đi cướp lại Mị Nương.
Thủy Tinh “hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Thủy Tinh”. Để đáp trả những hành động khiêu chiến của Thủy Tinh, Sơn Tinh không hề nao núng, chàng “dùng phép lạ bốc từng quả núi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ”. Cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt khi “nước sông dâng lên bao nhiêu đồi núi cao lên bấy nhiêu”, hai bên đánh nhau ròng rã đến mấy tháng. Một lần nữa chiến thắng đã thuộc về Sơn Tinh “Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt”.
Sơn Tinh Thủy Tinh là câu chuyện mà các tác giả dân gian lí giải hiện tượng lũ lụt hàng năm “ Oán nặng, thù sâu, hàng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh”. Vì là nước nông nghiệp nên dân ta vô cùng coi trọng những yếu tố về thời tiết. Và muốn sản xuất thì dân ta đã tìm mọi cách để khắc phục tự nhiên, chinh phục tự nhiên. Trong câu chuyện này thể hiện được rõ nét khát vọng chinh phục, khát vọng chiến thắng tự nhiên đó “…Nhưng năm nào cũng vậy, Thần nước đánh mỏi mệt, chan schee vẫn không thắng nổi thần Núi, đàn rút quân về”. Như vậy nên có thể nói hình ảnh của Sơn Tinh chính là biểu tượng cho sức mạnh và khát vọng của nhân dân trong chinh phục tự nhiên.
- Bố cục của văn bản gồm 3 phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến …trực tiếp tràn vào khu dân cư): dẫn dắt vấn đề nói đến và giải thích hiện tượng lũ lụt.
+ Phần 2 (tiếp đến …gây nên nhiều thiên tai): nêu nguyên nhân gây ra lũ lụt.
+ Phần 3 (phần còn lại): tác hại của lũ lụt.
- Dựa vào nhan đề của văn bản để xác định được bố cục của văn bản.
- Đánh số thứ tự:
1. Phần sa pô và đề mục Lũ lụt là gì?
2. Đề mục: Nguyên nhân gây ra lũ lụt
3. Đề mục: Tác hại của lũ lụt
- Các nội dung trình bày trong văn bản Lũ lụt là gì – Nguyên nhân và tác hại đã làm sáng tỏ mục đích giúp người đọc nắm bắt và hiểu rõ hơn những thông tin về lũ lụt (khái niệm, nguyên nhân và tác hại).
Sáng tác dân gian liên quan đến lũ lụt là Sơn Tinh, Thủy Tinh
Ấn tượng nổi bật là cách ngăn chặn lũ của nhân dân ta
Tham khảo
Sáng tác dân gian nói đến hiện tượng lũ lụt là Mây kéo lên ngàn thì mưa như trút. Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa. Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa. Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên.
Ấn tượng của em là những đúc kết của người xưa về những hiện tượng quan sát trên trời và dự đoán được mưa bão sắp tới bảo vệ nông nghiệp và mùa màng.
Tham khảo
Có thể tham khảo đoạn thơ sưu tầm sau:
Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay:
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ
Con cò Đồng Đăng…”
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ
“Con cò ăn đêm
Con cò xa tổ
Cò gặp cành mềm
Cò sợ xáo măng…”
Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân
Con chưa biết con cò con vạc
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân
(Con cò - Chế Lan Viên)
– Các nội dung chính được nếu thành đề mục (in đậm); trong mỗi đề mục in đậm lại có các nội dung nhỏ (in đậm nghiêng) triển khai cho mục in đậm.
– Các nội dung chi tiết trong mỗi mục đều tập trung làm rõ cho mỗi mục ấy. Ví dụ: Để làm rõ cho tiểu mục lũ lụt Gây thương vong về con người, bài viết nếu các thông tin cụ thể gồm: “Không chỉ gây thiệt hại về vật chất mà lũ lụt còn gây thiệt hại cả về con người, cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Điển hình là lũ lụt sông Dương Tử ở Trung Quốc năm 1911 đã khiến cho 100 000 người chết, hay lũ lụt đồng bằng sông Hồng năm 1971 khiến cho 594 người chết và hơn 100 000 người bị thương nặng. Như vậy, có thể thấy lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng về người..
- Phần nói về tác hại của lũ lụt trình bày thông tin theo cách phân loại các tác hại của lũ lụt, bao gồm:
+ Gây thiệt hại về vật chất
+ Gây thương vong về con người
+ Tác động ô nhiễm môi trường nước
+ Nguyên nhân của nhiều loại mầm bệnh
+ Ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế địa phương, đất nước
- Một số thông tin bổ sung về hiện tượng lũ lụt:
+ Các tác giả của nghiên cứu đã phân tích dữ liệu toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (WB) về rủi ro ngập lụt từ biển, sông và lượng mưa cao, cũng như tình hình phân bố dân cư và nghèo đói. Kết quả cho thấy khoảng 1,81 tỷ người (tương đương 23% dân số thế giới) có nguy cơ phải hứng chịu ngập lụt với mực nước trên 15cm trong trận lũ nghiệm trọng cỡ 100 năm mới xảy ra một lần. Trong số này, 89% sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Cụ thể, 780 triệu người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt sống với ít hơn 5,5 USD/ngày, và 170 triệu người chỉ sống với 1,9 USD/ngày. Tóm lại, cứ 10 người thì có 4 người chịu rủi ro lũ lụt trên toàn cầu sống trong cảnh nghèo đói. Các quốc gia có đường bờ biển dài, hệ thống sông ngòi dày đặc và vùng đồng bằng rộng lớn có tỷ lệ dân số chịu rủi ro cao hơn.
Lũ lụt không chỉ gây ra các thiệt hại về người. Theo một nghiên cứu được công bố bởi công ty tư vấn môi trường và kỹ thuật GHD (Mỹ), các thảm họa về nước (hạn hán, bão và lũ lụt) có thể gây thiệt hại 5,6 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2050. Trong đó, lũ lụt được dự báo sẽ gây ra khoảng 36% tổng thiệt hại.
Em đã được chứng kiến cảnh lũ lụt thông qua tivi và các phương tiện truyền thông. Lũ lụt là một thiên tai gây thiệt hại nặng nề cả về tính mạng lẫn vật chất của con người.