K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Sơn là người giàu lòng yêu thương. Khi nhìn thầy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn đã “động lòng thương” và chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Sơn đã nói với chị Lan cho Hiên chiếc áo bông cũ. Sau đó, Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Sơn yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cái áo chứa đựng tấm lòng đồng cảm sâu sắc. Niềm vui không được bao lâu thì Sơn cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi biết được tin cái Sinh sẽ đi mách với mẹ mình về việc chiếc áo. Cậu muốn giúp đỡ Hiên nhưng trong lòng lại lo sợ mẹ trách phạt nên đã đi tìm Hiên để đòi lại áo.

Chi tiết Sơn cho Hiên cái áo làm em xúc động nhất bởi lẽ, dù biết nhà mình giàu có nhưng Sơn không vì thế mà coi thường những đứa trẻ khác. Cậu vẫn biết cảm thông và giúp đỡ bạn bè mình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều được thể hiện trong đoạn trích:

* Trước cuộc hầu rượu, hầu đàn:

- Độc thoại nội tâm: Thúy Kiều bất ngờ, choáng váng, hoang mang khi nhận ra mưu kế đánh ghen lạ đời, cao tay, nham hiểm của Hoạn Thư và tình cảnh oái oăm, ngang trái của mình: “Thôi thôi đã mắc vào vành chẳng sai”, “Thôi thôi đã mắc vào tay ai rồi”; nghệ thuật độc thoại nội tâm (12 dòng, vừa tự vấn, vừa tự khẳng định; bộc lộ niềm hoang mang, không phải lời nửa trực tiếp.)

- Lời miêu tả của người kể chuyện: Miêu tả tâm lí Thuý Kiều “Bước ra một bước một dừng,/ Trông xa nàng đã tỏ chừng nẻo xa./ Càng trông mặt, càng ngẩn ngơ/ Ruột tầm đòi đoạn như tơ rối bời./ Sợ uy dám chẳng vâng lời,/ Cúi đầu nép xuống sân mai một chiều.”

* Trong cuộc hầu rượu, hầu đàn: Cảm thấy ngượng ngùng, đau khổ, ê chề, nhục nhã.

- Hầu rượu: ”Vợ chồng chén tạc chén thù,/ Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi./ Bắt khoan bắt nhặt đến lời,/ Bắt quỳ tận mặt bắt mời tận tay.”

+ Gián tiếp miêu tả Thuý Kiều qua sự tương phản giữa hành động bên ngoài và bên trong của vợ chồng Hoạn Thư – Thúc Sinh: Thuý Kiều lâm vào tình trạng mắc kẹt, tột cùng sợ hãi, choáng váng, đau đớn, nhục nhã.

- Hầu đàn:

+ Người kể chuyện tả tâm trạng: ”Nàng đà tán hoán tề mê,/ Vâng lời ra trước bình the vặn đàn.”

+ Người kể chuyện tả tiếng đàn và tác động não nùng của tiếng đàn: ”Bốn dây như khóc như than,/ Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng./ Cùng trong một tiếng tơ đồng/ Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm.”

* Sau cuộc hầu rượu, hầu đàn: Sự song song tương phản “tay ba”:

- Hoạn Thư: ”Tiểu thư trông mặt dường đà cam tâm/ Lòng riêng khấp khởi mừng thầm, độc thoại nội tâm: Vui này đã bỏ đau ngầm xưa nay.”

-  Thúc Sinh: “Sinh thì gan héo ruột đầy,/ Nỗi lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng” (2 dòng).

- Thuý Kiều: Sau lời dẫn là độc thoại nội tâm: "Bây giờ mới rõ tăm hơi ... Bể sâu sóng cả có tuyển được vay?” (10 dòng) và cuối cuộc hầu rượu, hầu đàn: “Một mình âm ỉ đêm cháy,/ Đĩa đầu vơi, nước mắt đầy năm canh” (2 dòng).

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 9 2023

- Sáu năm sau cuộc gặp gỡ, nhân vật “tôi” vẫn chưa kể cho ai nghe về câu chuyện này. Anh cảm thấy buồn vì cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, buồn vì không còn được gặp lại hoàng từ bé nữa.

- Anh nhớ đến cậu và nhận ra những điều anh đã quên phải vẽ, anh mặc sức tưởng tượng những điều sẽ xảy ra do sự thiếu sót của anh trong quá trình vẽ, về bông hoa và con cừu.

- Có lẽ, anh vẫn đang mong ngóng ngày gặp lại cậu vì cậu là người duy nhất hiểu anh, được anh coi như một người bạn tâm giao, tri kỉ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

16 tháng 12 2020

Tham khảo nhé !

- Lúc gặp gỡ tâm lí ngỡ ngàng, ngạc nhiên của bé : giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng.

Khi nghe ông Sáu xúc động nói : “Ba đây con“, bé Thu vẫn không nhận ra, vẫn không tin đó là ba mình : “Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, bỗng nó tái mặt, rồi vụt chạy và kêu thét lên : “Má ! Má”

- Lúc ở nhà : lảng tránh, nói trống không, bướng bỉnh, ngang ngạnh

- Khi chia thay : không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt sầm tại, buồn rầu.

Tiếng thét nức nở của em như trả lời cho tất cả : “Ba…a…a…ba”, tiếng thét vỡ oà sau bao lâu câm lặng, tiếng thét của tình thương và nỗi nhớ cha da diết

* Bé Thư là cô bé bướng bỉnh, song em thực sự là người có tình cảm, biết suy nghĩ nếu không như vậy, chắc hẳn em sẽ quậy đến cùng chứ không sang nhà ngoại để “khóc”

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Các chi tiết miêu tả ngôi nhà của cụ Phan Bội Châu:

+ “chiếc cổng sơ sài bằng hai trụ gỗ, trên đóng ngang một tấm bảng để một dòng chữ đen: Nhà đọc sách Phan Bội Châu”

+ “Chiếc cổng dựng ngay giữa một hàng rào cây, và luôn luôn mở rộng”

+ “...sân hẹp…thềm nhà tô xi măng”

+ “Nhà có ba gian rộng rãi, để trống”

- Chi tiết miêu tả tâm trạng của hai chàng học sinh Tuấn, Quỳnh lúc mới bước vào ngôi nhà:

+ “không do dự… đi rón rén, giữ lễ phép”

+ “Tuấn hồi hộp tưởng sắp sửa được trông thấy cụ Phan”

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Cách ứng xử của mẹ Hiên: không cho con lấy đồ của người khác, đó là đức tính “đói cho sạch, rách cho thơm”.

- Cách ứng xử của mẹ Sơn: câu nói của mẹ Sơn “Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng à?”, với cử chỉ “âu yếm ôm con vào lòng” chứa đựng biết bao tình thơm thảo. Từ chuyện con đem áo rét cho bạn dẫn đến việc người mẹ cho người đàn bà mò cua bắt ốc vay tiền để mua áo ấm cho con là những nét tươi sáng, ấm áp chứa đựng tình nghĩa, sự chia sẻ, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau. Đó là một việc làm đầy tình nghĩa.

- Theo em, mẹ Sơn lại không hài lòng khi chị em Sơn cho Hiến chiếc áo bông ấy là vì Sơn đã không xin phép bà.

10 tháng 11 2016
Nhân vật ta ở đây chính là nhà thơ. Nhân vật ta là một người yêu thiên nhiên, là người có tâm hồn phóng khoáng (ngồi trong bóng trúc xanh mát mà ngâm thơ nhàn). Có thể thấy, trong đoạn thơ, nhân vật ta hiện lên như là một người nghệ sĩ thực sự không vướng một chút bận nào của nhân gian. Tiếng suối chảy đước tác giả ví với tiếng đàn, rêu trên đá được ví với chiếu êm, cách ví von này cho thấy tác giả là người giàu tình cảm với thiên nhiên, coi thiên nhiên như những người ttri kỉ. Cách miêu tả ấy cũng cho thấy đây là một người nghệ sĩ tinh tế, giàu trí tưởng tượng. Cùng với hình ảnh nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết thật đẹp. Đó là một cảnh trí thiên nhiên thật khoáng đạt, thanh tĩnh và nên thơ. Côn Sơn đẹp bởi tiếng suối rì rầm như tiếng đàn ca, bởi bàn đá rêu phơi, bởi rừng trúc xanh màu xanh của lá toả bóng mát cho người thi sĩ ngâm thơ.Hình ảnh nhân vật ta ngồi ngâm thơ nhàn dưới màu xanh mát của tán trúc che ngang, gợi cho ta nghĩ đến hình ảnh một tiên ông nhàn tản, không chút vấn vương thế sự. Đó một thi sĩ đa tình đang thả trọn tâm hồn với thiên nhiên. Thực ra, trong cuộc đời, không kể lúc làm quan mà ngay khi đã về ở ẩn ở Côn Sơn, Nguyễn Trãi vẫn một lòng lo cho nước, cho dân. Thế nhưng có lẽ chính vì thế mà chúng ta càng phải cảm phục vẻ đẹp tài hoa và tâm hồn thi sĩ của ông. Trong muôn vàn vướng bận, Nguyễn Trãi vần dành cho thiên nhiên một tình yêu thật tươi trong và tuyệt đẹp. Đó cũng chính là vẻ đẹp nhất trong tâm hồn cao quý của ông. Đoạn thơ này dùng nhiều điệp từ (ta, Côn Sơn, trong,…). Hiện tượng điệp từ đã góp phần tích cực làm cho đoạn thơ có giọng điệu nhẹ nhàng, thơi thảnh, êm tai.
11 tháng 11 2016

Cảm ơn bạn nhiều

vui

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 9 2023

a.

- Hoàn cảnh: nhà nghèo, vợ mất sớm, đứa con trai vì không có tiền cưới vợ đã bỏ đi làm phu điền cao su biền biệt. Chỉ có con chó mà con trai để lại làm bạn.

- Người đọc biết được hoàn cảnh ấy qua lời kể của ông giáo.

b.

Diễn biến hành động, tâm trạng của lão Hạc sau khi bán con chó Vàng

Hành động

- Chạy sang nhà ông giáo kể về việc bán cậu Vàng với đôi mắt “ầng ậc nước”, mếu máo, đôi mắt ầng ậc nước, mặt co rúm lại, đầu nghẹo sang một bên, lão khóc hu hu... không thể tha thứ cho bản thân mình.

- Tự an ủi bản thân vì đã “hóa kiếp cho nó”.

Tâm trạng

Dằn vặt, đau đớn, day dứt đến tận cùng vì đã “trót lừa một con chó”

Nguyên nhân

Tình cảnh nghèo khó, khốn cùng, không còn sự lựa chọn nào khác.

c.

- Chuẩn bị: nhờ ông giáo giữ tiền và trông coi mảnh vườn, sau đó xin Binh Tư ít bả chó.

- Từ ngữ miêu tả cái chết: Đau đớn, dữ dội, vật vã, âm thầm, lớn lao, thiêng liêng.
- Nhận xét: lão Hạc là người có lòng tự trọng, biết lo xa, coi trọng nhân phẩm, danh dự.