K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 9 2023

Tham khảo

MB: Nón lá là hình ảnh bình dị, thân quen gắn liền với tà áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Từ xưa đến nay, nhắc đến Việt Nam du khách nước ngoài vẫn thường trầm trồ khen ngợi hình ảnh chiếc nón lá – tượng trưng cho sự thanh tao của người phụ nữ Việt. Nón lá đã đi vào ca dao, dân ca và làm nên văn hóa tinh thần lâu đời của Việt Nam.

- Nghệ thuật: nhân hóa "Nón lá đã đi vào ca dao, dân ca và làm nên văn hóa tinh thần lâu đời của Việt Nam."

12 tháng 9 2021

Tham khảo:

Trong cuộc sống của mỗi người, mỗi nhà, những công việc thường ngày trong gia đình đều cần đến chúng tôi, không những vậy, trong một số lĩnh vực như công nghiệp, thủ công nghiệp, y tế (so sánh)… chúng tôi là một vật dụng rất quen thuộc. Chắc hẳn các bạn đã đoán chúng tôi là ai rồi chứ, chúng tôi là họ hàng nhà kéo đấy.

Chúng tôi được sinh ra ở đâu và tự bao giờ thì vẫn còn là sự tranh cãi giữa mọi người trong dòng tộc. Xuất phát điểm cho sự phát triển của họ hàng nhà tôi dường như bắt đầu từ việc dùng đồng thời một cặp dao một lúc. Đó là hai lưỡi dao rời nhau. Trong khi một tay giữ lưỡi dao nằm dưới, tay kia thực hiện động tác cắt. Những di vật thuộc thế kỷ 2 – 3 sau Công nguyên (CN) tìm thấy ở khu vực La Mã - sông Ranh đã chứng minh cho điều đó . Nhưng có thể chúng tôi đã xuất hiện trước đó rất lâu.

Họ hàng nhà Kéo chúng tôi không hề ít người tí nào đâu nhé! Chúng tôi có nhiều loại tùy theo tính chất công việc từng loại kéo mà người ta sáng tạo ra các mẫu kéo phù hợp với công dụng như: kéo chốt đuôi, kéo kẹp, kéo bấm, kéo khớp…

Kéo được cấu tạo bằng hai thanh kim loại được mài sắc tạo thành lưỡi kéo, phần đuôi uốn cong tạo thành tay cầm. Lưỡi kéo có thể được làm bằng sắt hay một hợp chất sắt pha gang, phần tay cầm được bọc bởi một lớp nhựa dẻo hoặc nhựa cứng. Chúng tôi được sử dụng để cắt mỏng vật liệu khác nhau, chẳng hạn như giấy, bìa các tông, lá kim loại, nhựa mỏng, vải, sợi dây thừng và dây điện. Ngoài ra, Kéo cũng được sử dụng để cắt tóc và thực phẩm, hay dùng trong y tế khi phẫu thuật…

Tóm lại, họ hàng nhà Kéo chúng tôi là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhỏ nhưng kéo lại được sử dụng rộng rãi hàng ngày. Vì vậy, chúng tôi có rất có ích cho cuộc sống của con người, không có chúng tôi, mọi người sẽ rất vất vả khi xử lý một việc nào đó mà dùng dao hoặc sức bằng tay mà con người không thể làm tốt được. Họ nhà Kéo của tôi rất tuyệt vời phải không nào?

25 tháng 8 2021

Tham khảo:

Chiếc nón lá chính là một phần không thể thiếu trong trang phục cổ truyền của dân tộc VN từ bao đời nay. Thật vậy, chiếc nón lá không chỉ cùng với tà áo dài làm nên trang phục truyền thống tôn vinh vẻ đẹp của phụ nữ VN mà còn khẳng định được giá trị văn hóa đặc trưng của nhân dân VN. Đối với người VN, chiếc nón chính là một phần không thể thiếu trong trang phục cũng như là niềm tự hào dân tộc sâu sắc.

Việt Nam là đất nước có nền nông nghiệp lúa nước lâu đời. Vì thường xuyên lao động ở ruộng dưới thời tiết nắng nóng nên người dân đã sáng tạo một đồ vật có hình nón để đội lên đầu. Những chiếc nón ban đầu được làm từ các chất liệu đơn giản kiếm được ở đồng ruộng: rơm rạ, lá kết lại. Sau đó, chiếc nón của quân lính ngày xưa cũng có hình dạng tương tự với chiếc nón lá ngày nay nhưng kích thước nhỏ hơn. Dần dần, qua năm tháng, nhân dân sáng tạo ra chiếc nón kích thước như ngày nay để đội đầu khi đi ra đồng. Từ các chất liệu như lá rơm, chiếc nón lá của phiên bản ngày nay đã hoàn thiện bằng chất liệu lá được tẩy trắng, chống thấm nước và tránh nắng rất tốt. Tại Hà Nội, vẫn còn làng làm nón lá thu hút được vô cùng nhiều du khách

Chiếc nón lá VN được làm từ các lớp lá lợp với nhau, được liên kết bằng các nan nhỏ dọc theo nón và dán bằng chất liệu kết dính bền chắc. Ngày nay, làng làm nón vẫn còn và tiếp tục lưu giữ giá trị văn hóa tốt đẹp này. Người thợ làm nón thường phải cực kì chú trọng trong việc lựa chọn các lớp lá dừa, lá cọ đẹp, bền để đem tẩy trắng trước khi làm nón. Những mũi chỉ khâu trên mặt nón được bàn tay người thợ làm nên. Cuối cùng, họ thường phết một lớp dầu mỏng lên để nón được bền và đẹp.

Chiếc nón có nhiều công dụng, vừa che nắng, che mưa, vừa đựng đồ, vừa quạt, vô cùng nhẹ và tiện lợi. Quan trọng nhất, chiếc nón lá đi cùng với lịch sử, văn hóa của dân tộc VN theo năm tháng và trở thành biểu tượng của dân tộc VN. Đối với người VN, chiếc nón giống như một người bạn không thể thiếu trong đời sống thường ngày. Người phụ nữ VN mặc tà áo dài trắng, e ấp bên chiếc nón lá chính là nguồn cảm hứng bất tận cho các tác phẩm văn chương. Đồng thời, chiếc nón lá VN đã được các nhà thiết kế tài hoa thiết kế thành những bộ trang phục cầu kì mà vẫn không mất đi giá trị truyền thống của dân tộc. Đó là cách mà họ mang chiếc nón lá dân tộc ra thế giới thông qua các đấu trường sắc đẹp quốc tế. Nhờ đó, người nước ngoài khi đến VN sẽ hiểu thêm và yêu thêm một đồ vật có ý nghĩa quan trọng với VN.

Tóm lại, nón lá chính là vật dụng có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống văn hóa, lịch sử của dân tộc VN. Chiếc nón đã đi cùng năm tháng cùng người dân VN và làm nên truyền thống, vẻ đẹp và hồn cốt dân tộc

19 tháng 9 2021

Tham khảo:

Nhân hóa: in đậm.

Xin chào mọi người ! Tôi là chú kiến đen có ngoại hình nhỏ con . Hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về tôi và các anh em khác trong dòng họ . Tôi là Kiến Gió.  Tôi là một côn trùng thuộc bộ Cánh màng . Tôi có kích thước thay đổi từ 0,75 đến 52 milimét  .Tôi có một cái đầu nhỏ và những chiếc chân bé lúc nào cũng nhanh nhẹn .  Dòng họ tôi cũng có ngoại hình như tôi . Hàng ngày , tôi và các anh em trong nhà thường đi tha mồi về tổ . Chúng tôi luôn đoàn kết để đem những thức ăn về dự trữ mùa đông . Ngoài loài Kiến Gió ra , tôi còn có hơn 100 triệu loài kiến trên khắp thế giới . Tuy chưa được gặp các anh em nhưng lòng tôi luôn vui khi họ thường xuất hiện trên các trang mạng của loài người . Loài kiến chúng tôi rất có ích cho hệ sinh thái . Chúng tôi đóng góp khoảng 15 – 20% hoặc trung bình là 25% nếu ở vùng nhiệt đới . Các bạn thấy không ? Tôi và các anh em rất hữu ích cho loài người và hệ sinh thái phải không nào ? 

1 tháng 4 2022

Tham khảo:

Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.

1 tháng 4 2022

tự làm hoặc tham khảo on internet

7 tháng 5 2021

bài 1

Vào mùa hè, em được bố mẹ cho về quê thăm ông bà. Em thích nhất là được ngồi bên cửa sổ ngắm trăng. Khi những giọt nắng cuối cùng đã biến mất sau rặng dừa phía tây. Cảnh vật quê em chìm dần vào bóng tối, cũng lúc đó ở phía sau rặng tre xuất hiện một ông trăng nhỏ. 

Những đêm trăng sáng tỏ, tôi cùng bà thường ngồi cạnh cửa sổ để ngắm trăng lên, thật là thích khi được nhìn ánh trăng từ từ nhô lên khỏi rặng tre cuối làng. Càng lên cao, càng nhạt màu, trăng càng toả sáng hơn, bóng tối từ từ nhường chỗ cho ánh sáng huyền dịu của vầng trăng. Bầu trời trong và xanh thăm thẳm, thỉnh thoảng có một vài đám mây trắng bay qua tạo cho bầu trời một không gian huyền ảo. Những chị sao thường ngày yểu điệu lấp lánh khoe sắc là vậy, thế mà giờ đây phải khép mình trước ánh sáng rực rỡ của chị Hằng. Càng tuyệt dịu hơn, gió hiu hiu thổi. Chưa hết, hoa mẫu đơn, hoa chiếu thuỷ khe khẽ lắc lư theo gió.  

Ánh sáng thấm đượm đất trời, xóm làng ruộng đồng, dòng sông và mây gió. Con người cùng cỏ cây, muôn vật sáng đẹp hơn, nồng nàn dưới ánh trăng.

7 tháng 5 2021

bài 2 

 Góc học tập là nơi gắn kết với bạn trung bình cũng là 15 năm trong đời. Vậy thì bạn phải làm sao để nó là nơi thích thú, bắt mắt, thoải mái khi ngồi vào đó. Ngồi thôi, còn làm gì là tùy bạn.
Góc học tập phải sáng sủa, thoáng mát, gần cửa sổ là tốt nhất. bài trí luôn gọn gàng, sạch sẽ, tùy điều kiện của từng người, nhưng tốt hơn là nên có vài họa tiết trang trí, bắt mắt, có những bức tranh, hình mình thích, vài thần tượng của mình, quà lưu niệm hay 1 bình bông khô chẳng hạn...
Máy nghe nhạc, dùng cho những lúc cần thư giãn...
Ngày còn đi học, góc học tập của mình rất phong phú, phải nói là quá đẹp. nói chung là mọi thời gian rãnh rỗi mình đều ở đó. Học thì ít thôi, mà đọc sách, vẽ vời thì nhiều. Buồn mình cũng hay chui vào đó ngồi cả ngày, không tiếp xúc với ai nữa... .thỉnh thoảng , nó còn xan xẻ vs e mọi nỗi buồn . Góc học tập như một người bạn của chúng ta .
8 tháng 9 2016
Nhân dân - Ở ngoại thành Nam Định, và dọc bờ sông Châu Hà Nam, nhiều nơi nổi tiếng về trồng chuối ngự. Nhưng ngon nhất, vẫn là chuối làng chiêm trũng Đại Hoàng (Lý Nhân, Hà Nam). Quả chuối mềm nuột, mầu vàng nhạt, cắn một miếng, lộ ra ruột vàng sậm, thơm nức.
Cây chuối ngự, theo các cụ kể ít ra đã có từ thời nhà Trần. Từ phủ Thiên Trường đến ngoại thành Nam Định, các làng xóm ở Hà Nam, nhiều vùng đất là quê hương, là thái ấp các vua quan nhà Trần. Những ông vua thương dân, đánh giặc giỏi, lại được dân quý trọng, trồng lên loại sản vật quý giá dâng vua: chuối ngự.
Trồng chuối cũng kỳ công, từ mùa xuân năm nay đến mùa xuân năm sau mới ra hoa kết trái. Khác với cây chuối ngự trâu, quả to, ăn nhạt, chuối ngự thóc (hay còn gọi là chuối ngự mít) là loại được chọn tiến vua. Qua mùa bão táp mưa sa, cây càng phải gìn giữ kỹ. Mỗi cây có một cột tre làm nơi nương tựa. Ngay đến chăm sóc, chuối ngự cũng cầu kỳ, "ăn" sạch các loại bùn ao, nước gạo, dầu lạc, chớ không ưa các loại phân uế tạp.
Chuối ngự đậu quả, không để chín cây mà phải giấm rất kỳ công. Lò giấm vách đất, chứa đựng mươi buồng, đủ nhiệt độ cho chuối chín mà không nẫu. Mùa chuối chín, hương thơm tỏa đầy ắp nhà. Quả chuối ngự xinh xinh, bụ bẫm, cuống thanh thanh. Các cụ ngày xưa ví như "búp tay cô gái" kéo sợi dệt vải quê đồng chiêm. Vỏ chuối vàng óng như lụa, bóc vỏ, ruột lộ ra liền. Quả chuối mềm nuột, mầu vàng nhạt, cắn một miếng, lộ ra ruột vàng sậm, thơm nức. Cái ngọt đậm đà đầu lưỡi.
Mùa chuối ngự, ở chợ Rồng, chợ Viềng, mầu vàng sáng rực chợ. Cái mầu vàng làm say lòng Nguyễn Tuân khi thăm chợ Rồng: "Tơ chín vàng, chuối chín vàng. Mầu hoa hòe nở rộ vào mỗi mùa nhập trường thi chữ Hán ngày xưa, cũng khó mà đọ được với vàng chuối, vàng tơ của chợ Rồng chói lọi. Cái màu vàng giãy nãy lên ấy, tưởng chỉ có được trong nghệ thuật và tranh mầu".
Tơ, lụa, chuối, theo Nguyễn Tuân, làm cả chợ rực sáng lên như nhuộm tắm trong một cái ráng trời óng lộng cuối mùa thu.
Làng Đại Hoàng, đất của chuối ngự, cũng chính là làng quê của nhà văn Nam Cao. Nghe kể, thời đi dạy học đi viết văn ở Hà thành, Nam Cao rất nhớ món chuối ngự làng mình. Ông đi chợ, gặp chuối ngự là mua về, để thơm nức mới thưởng thức, như nhớ về rặng tre, vườn chuối thân thương.