(ko cần vẽ hình, giải chi tiết)
Cho đường tròn (O; R) và điểm A nằm ngoài đường tròn. Vẽ đường thẳng d vuông góc với OA tại A. Trên đường thẳng d lấy điểm M khác điểm A. Qua điểm M vẽ hai tiếp tuyến ME và MF tới đường tròn (O) (E và F là các tiếp điểm). EF cắt OM và OA lần lượt tại H và K.
1) Chứng minh: H là trung điểm của EF.
2) Chứng minh rằng bốn điểm O, M, A, F cùng thuộc một đường tròn.
3) Chứng minh: \(OK.OA=R^2\)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Ta thấy \(OE=OF\Rightarrow\) O thuộc trung trực của EF.
Mặt khác, theo tính chất của 2 tiếp tuyến cắt nhau, \(ME=MF\), suy ra M cũng nằm trên trung trực của EF.
\(\Rightarrow\)OM là trung trực của EF. Mà OM cắt EF tại H nên H là trung điểm EF (đpcm)
b) Ta thấy \(\widehat{OAM}+\widehat{OFM}=90^o+90^o=180^o\) nên tứ giác OAMF nội tiếp hay 4 điểm O, M, A, F cùng thuộc 1 đường tròn.
c) Vì OM là trung trực EF nên \(OM\perp EF\) tại H \(\Rightarrow\widehat{MHK}=90^o\)
Từ đó dễ thấy tứ giác AMHK nội tiếp \(\Rightarrow OA.OK=OH.OM\)
Mà \(OH.OM=OE^2=R^2\) (hệ thức lượng trong tam giác vuông)
\(\Rightarrow OA.OK=R^2\) (đpcm)
a) vì xoy+yoz=180 độ(2 góc kề bù)
=> yoz=180-xoy=130 độ
vì oa là tia phân giác của xoy
=> xoa=aoy=xoy/2=50/2=25độ
vì ob .................................yoz
=> yob=boz=yoz/2=130/2=65độ
=> aob=aoy+yob=25+65=90độ
- Coi đường kính hình tròn ban đầu là 100 (cm)
=> bán kính hình tròn ban đầu là: 100:2=50 (cm)
- Ta có công thức: S=π.r\(^2\)
=> diện tích hình tròn ban đầu là: 2500π (cm\(^2\))
- Đường kính hình tròn sau khi giảm là: 100- 100x60%=40 (cm)
=> bán kính hình tròn sau khi giảm là: 40:2=20 (cm)
- Ta có công thức: S=π.r\(^2\)
=> diện tích hình tròn sau khi giảm là: 400π (cm\(^2\))
=> diện tích hình tròn giảm đi: 2500π-400π=2100π (cm\(^2\))
=> diện tích hình tròn giảm đi: \(\dfrac{2100}{2500}\) x100%=84%
(Vì đây là toán lớp 5 nên cách làm như này mình nghĩ là dễ hiểu nhất rồi mặc dù có hơi dài dòng một chút :<< )
Bạn tự vẽ hình nha :D
Xét đường tròn \(\left(O\right)\) có \(\widehat{ACB}=90^0\) nên:
\(\Rightarrow\widehat{ECF}=90^0\)
Xét đường tròn \(\left(K\right)\) vì \(\widehat{ECF}=90^0\) nên:
\(\Rightarrow EF\) là đường kính.
Từ những điều trên ta suy ra được \(E,K,F\) thẳng hàng (đpcm)
a: Xét tứ giác HMCN có
\(\widehat{HMC}+\widehat{HNC}=180^0\)
Do đó: HMCN là tứ giác nội tiếp
b: Xét tứ giác ANMB có
\(\widehat{ANB}=\widehat{AMB}=90^0\)
Do đó: ANMB là tứ giác nội tiếp
1: Xét (O) cso
ME,MF là tiếp tuyến
=>ME=MF
mà OE=OF
nên OM là trung trực của EF
=>OM vuông góc EF tại H và H là trung điểm của EF
2: Xét tứ giác OFAM có
góc OFM=góc OAM=90 độ
=>OFAM nội tiếp
3: Xét ΔOFK và ΔOAF có
góc OFK=góc OAF
góc FOK chung
Do đó: ΔOFK đồng dạng với ΔOAF
=>OF/OA=OK/OF
=>OK*OA=R^2