Sách Ngữ văn 7 hướng dẫn em đọc hiểu văn bản văn học thuộc những thể loại nào chưa được học ở lớp 6? Với nội dung chính của mỗi văn bản đã nêu trong các mục đọc hiểu truyện, thơ và kí, em thấy văn bản nào hấp dẫn với mình? Vì sao?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
- Sách Ngữ văn 7 hướng dẫn em đọc hiểu những thể loại văn học truyện, thơ, kí.
- Các thể loại văn học đều đã được tìm hiểu ở lớp 6.
- Nội dung chính của các văn bản mà em được học trong mỗi thể loại:
+ Văn bản truyện:
* Người đàn ông cô độc giữa rừng: Nhân vật Võ Tòng.
* Dọc đường xứ Nghệ: Thời thơ ấu của Bác Hồ.
* Buổi học cuối cùng: Buổi học tiếng Pháp lần cuối trước khi vùng quê của chú bé Phrăng bị nhập vào nước Phổ.
* Bố của Xi-mông: Tình yêu thương, lòng thông cảm, sự vị tha….
* Bạch tuộc: trận chiến quyết liệt của đoàn thủy thủ với những con bạch tuộc khổng lồ.
* Chất làm gỉ: Viên trung sĩ chế ra “chất làm gỉ” có thể phá hủy tất cả các vũ khí bằng kim loại để ngăn chặn chiến tranh.
* Nhật trình Sol 6: Ghi lại tình huống bất ngờ, éo le của viên phi công vũ trụ trong một lần lên Sao Hỏa.
* Một trăm dặm dưới mặt đất: Giuyn Véc- nơ kể về cuộc phiêu lưu thú vị của các nhân vật xuống thẳng trung tâm Trái Đất.
* Ếch ngồi đáy giếng: Một con ếch kém hiểu biết lại tự kiêu, tự phụ.
* Đẽo cày giữa đường: Người thợ mộc chỉ biết làm theo ý người khác.
* Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân: Cuộc so bì giữa Tay, Chân, Miệng với Bụng dẫn đến kết cục xấu.
* Thầy bói xem voi: Cách xem và phán về voi của năm ông thầy mù dẫn đến việc nhìn nhận đánh giá sự vật phiến diện.
+ Văn bản thơ:
* Mẹ: Những xúc động bang khuâng khi tác giả nghĩ về mẹ.
* Ông đồ: Thông qua hình ảnh ông đồ viết chữ Nho để nói lên tâm trạng buồn bã xót xa, thảng thốt đối với cả thế hệ nhà nho sắp bị lãng quên.
* Tiếng gà trưa: Tâm sự giản dị, xúc động của tác giả khi nghe “tiếng gà trưa”.
* Một mình trong mưa: Thông qua hình ảnh con cò thể hiện tâm sự của người mẹ vất vả nuôi con.
* Những cánh buồm: Tình cảm cha con sâu nặng khi đứng trước biển cả.
* Mây và sóng: Ca ngợi tình mẹ con xúc động sâu nặng.
* Mẹ và quả: Tâm trạng xót xa, lo lắng khi tác giả nghĩ về người mẹ đã già.
* Rồi ngày mai con đi: Lời tâm sự chân tình và sâu lắng của người cha miền cao khi tiễn con xuống núi.
+ Văn bản kí:
* Cây tre Việt Nam: Cảm xúc, suy nghĩ về hình ảnh cây tre- biểu tượng cho con người Việt Nam.
* Trưa tha hương: Nỗi nhớ quê nhà da diết khi tác giả bất ngờ nghe được tiếng ru con xứ Bắc trên đất khách quê người.
* Người ngồi đợi trước hiên nhà: Sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh.
* Tiếng chim trong thành phố: Kỉ niệm đẹp một thời của thành phố Hà Nội.
Tham khảo!
Loại | Tên văn bản | Nội dung chính |
Văn bản văn học | - Mẹ (Đỗ Trung Lai)
- Ông đồ (Vũ Đình Liên)
- Người đàn ông cô độc giữa rừng (Đoàn Giỏi)
- Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê)
- Bạch tuộc (Giuyn Véc-nơ) - Chất làm gỉ (Rây Brét-bơ-ry) | - Nỗi xúc động, bâng khuâng của tác giả khi nhìn hàng cau và nghĩ về người mẹ. - Nỗi niềm bâng khuâng tiếc nuối của tác giả khi chứng kiến một truyền thống đẹp dần bị lãng quên. - Câu chuyện về nhân vật Võ Tòng với những đức tính tốt đẹp dù từng chịu nhiều áp bức bất công. - Cảm xúc ngậm ngùi trân trọng của nhân vật trong buổi học cuối cùng.
- Cuộc vật lộn giữa con người và biển cả. - Câu chuyện thuật lại một ý tưởng phát minh mới nhằm hướng tới ước mơ xóa bỏ chiến tranh. |
Văn bản nghị luận | - Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” (Bùi Hồng)
- Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” (Đinh Trọng Lạc) | - Phân tích và làm rõ tài năng của Đoàn Giỏi trong việc mô tả thiên nhiên và con người trong “Đất rừng phương Nam”. - Phân tích và chỉ ra những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật làm nên vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”. |
Văn bản thông tin | - Ca Huế (Theo dsvh.gov.vn)
- Hội thi thổi cơm (Theo dulichvietnam.org.vn) | - Thuyết minh và giới thiệu về nguồn gốc, quy luật và môi trường diễn xướng của ca Huế, một thể loại âm nhạc đỉnh cao được xếp vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. - Giới thiệu về đặc điểm, luật thi và cách thi của hội thi thổi cơm ở một vài địa điểm khác nhau. |
so sánh thể loại trong nội dung học đọc có gì giống và khác nhau giữa các thể loại em đã được học trong chương trình lớp 6,7 và 8
Bài 2 sách Ngữ văn 11, tập một tập trung học về thơ văn Nguyễn Du, một trong ba tác giả có bài học riêng trong SGK, nhưng vẫn đọc hiểu theo thể loại. Với Nguyễn Du là học thơ chữ Hán và truyện thơ Nôm (Truyện Kiều). Ngoài ra, có yêu cầu: “Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Du để đọc hiểu một số tác phẩm của tác giả này.”.
Đáp ứng yêu cầu trên, sách cung cấp các văn bản đọc hiểu gồm:
+ Bài khái quát Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp.
+ Trao duyên (trích Truyện Kiều).
+ Đọc Tiểu Thanh kí (thơ chữ Hán).
+ Anh hùng tiếng đã gọi rằng (trích Truyện Kiều)
+ Thề nguyền (trích Truyện Kiều).
– Các văn bản đọc hiểu (gồm cả văn bản khái quát và thơ văn) đã giúp người đọc hiểu và thấy rõ chân dung nhà thơ Nguyễn Du cả ngoài đời lẫn trong thơ văn.
+ Một con người xuất thân từ một gia đình, dòng họ có hai truyền thống lớn: truyền thống khoa bảng, đỗ đạt làm quan và truyền thống văn hoá, văn học.
+ Một con người có cuộc đời từng trải với vốn sống phong phú. Nguyễn Du không chỉ là nhân chứng của thời đại mà còn sống gắn bó sâu sắc với những biến cố lớn lao của thời đại.
+ Nguyễn Du là tác giả giữ vị trí hàng đầu trong lịch sử văn học Việt Nam; một nhà nhân đạo chủ nghĩa và nhà thơ thiên tài của dân tộc.
- Đặc điểm chung:
+ Về nội dung: bày tỏ tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người, có chức năng giáo dục thẩm mĩ đến bạn đọc
+ Về hình thức: đều viết theo thể thơ tự do, ngôn ngữ, hình ảnh thơ độc đáo, hàm súc
- Ý nghĩa nội dung chủ đề trong từng văn bản thơ
+ Đất nước (Nguyễn Đình Thi): trân trọng lịch sử thăng trầm của đất nước, thể hiện lòng biết ơn đến những con người đã làm ra đất nước và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.
+ Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): trân trọng, ngợi ca tinh thần lạc quan, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của những người lính nơi đảo xa.
+ Đi trong hương tràm (Hoài Vũ): trân trọng ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên và tình yêu thuỷ chung của con người.
+ Mùa hoa mận (Chu Thuỳ Liên): trân trọng, ngợi ca tình yêu thiên nhiên, nỗi nhớ quê da diết của người con đi xa trở về.
- Khi đọc hiểu các văn bản thơ tự do, cần chú ý:
+ Nhân vật trữ tình trong tác phẩm
+ Ngôn ngữ, hình ảnh và cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.
a)
- Sách Ngữ văn 7 rèn luyện cho các em viết các kiểu văn bản: Tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, nhật dụng.
- Nội dung cụ thể của mỗi kiểu văn bản là:
+ Tự sự: Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, có sử dụng các yếu tố miêu tả.
+ Biểu cảm:
-> Bước đầu biết làm thơ bốn chữ, năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ.
-> Biểu cảm về con người hoặc sự việc.
+ Nghị luận: Nghị luận về một vấn đề trong đời sống (nghị luận xã hội) và phân tích đặc điểm nhân vật (nghị luận văn học)
+ Thuyết minh: Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi.
+ Nhật dụng: Viết bản tường trình.
- Kiểu văn bản chưa được học ở cấp Tiểu học: Thuyết minh, nghị luận, nhật dụng
b) Những kiểu yêu cầu về quy trình và kiểu văn bản tiếp tục được rèn luyện ở lớp 7 là tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và nhật dụng.
so sánh thể loại trong nội dung học đọc có gì giống và khác nhau giữa các thể loại em đã được học trong chương trình lớp 6,7 và 8
a. Các yếu tố có trong văn bản tự sự, trữ tình và nghị luận:
b. Đặc điểm nổi bật của văn nghị luận là việc sử dụng các yếu tố luận điểm, luận cứ để lập luận. Tuy nhiên, trong văn nghị luận người ta có thể sử dụng miêu tả, kể chuyện, biểu cảm để làm tăng sức thuyết phục.
c. Các câu tục ngữ trong Bài 18, 19 là nghị luận. Căn cứ vào đặc trưng của từng loại văn để nhận diện đặc điểm của các câu tục ngữ về phương thức biểu đạt. Nếu cho rằng các câu tục ngữ này là một loại văn bản nghị luận thì phải chứng minh được rằng chúng mang những đặc điểm cơ bản của văn nghị luận.
so sánh thể loại trong nội dung học đọc có gì giống và khác nhau giữa các thể loại em đã được học trong chương trình lớp 6,7 và 8
- Nội dung chính và ý nghĩa văn bản:
+ Thương nhớ mùa xuân: Qua văn bản, tác giả thể hiện tình yêu thiên nhiên, đắm say trước mùa xuân Hà Nội. Từ đó khơi gợi trong lòng người đọc tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
+ Vào chùa gặp lại: Qua văn bản, tác giả đã thể hiện những hi sinh mất mát mà cuộc kháng chiến chống quân xâm lược mà nhân dân phải chịu, đồng thời làm nổi bật lên tình người, tình đồng chí, tình yêu thương sâu sắc giữa con người với con người.
+ Ai đã đặt tên cho dòng sông: Qua văn bản, tác giả đã thể hiện nét đẹp của dòng sông Hương ở các nơi khác nhau. Qua đó thể hiện vẻ đẹp của quê hương đất nước đồng thời là tình yêu quê hương, yêu cảnh đẹp say đắm.
- Kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình: Các văn bản đều đưa ra những câu chuyện về cảnh đẹp mùa xuân; dòng sông Hương hoặc cuộc đời của những người dân khi kháng chiến. Bên cạnh đó, tác giả kể lại những câu chuyện bằng yếu tố biểu cảm, bộc lộ cảm xúc, trữ tình của tác giả gửi gắm trong đó.
Nội dung chính và chỉ ra ý nghĩa của các văn bản đọc hiểu:
Thương nhớ mùa xuân: “Thương nhớ mùa xuân" là nỗi niềm nhớ thương da diết quê hương, gia đình. Văn bản đã biểu lộ một cách rất chân thực và cụ thể nỗi niềm nhớ thương da diết quê hương, gia đình của tác giả.Với cách viết tùy bút chân thực và cụ thể, ông đã biểu lộ tình cảm thiêng liêng đó. Nhớ về mùa xuân của đất Bắc, của Hà Nội, Vũ Bằng đã tả lại những cảnh sắc thiên nhiên và đời sống sinh hoạt của người thủ đô một cách rõ ràng trong tâm trí của người con xa quê. Giọng văn nhẹ nhàng, du dương, trầm bổng của ông đã đưa độc giả lạc vào thế giới hồi ức miên man, dạt dào cảm xúc. Ông đã nhắc đi nhắc lại như một lời tỏ tình thiết tha mà say đắm: “Mùa xuân của tôi... mùa xuân thần thái của tôi...” Vào chùa gặp lại: “Vào chùa gặp lại” là một trong những tác phẩm tiểu biểu của nhà văn Minh Chuyên - người dành cả cuộc đời để viết về hậu chiến. Văn bản nói về sự hy sinh mất mát của những người quân nhân là phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ. Chiến tranh đã làm tổn hại nặng nề về người và của, nó kéo dài và khốc liệt đến nỗi hàng vạn nữ quân nhân cũng được huy động lại thành lập thành những tiểu đôi, hành quân tiến vào chiến trường. Truyện ca ngợi sự hi sinh cao cả của những người phụ nữ nhưng đồng thời cũng lên án, tố cáo tội ác của chiến tranh, của những kẻ xâm lược. Qua truyện, tác giả gửi đến thế hệ trẻ, thông điệp về lòng yêu nước, sự biết ơn với những thế hệ đã hi sinh thân mình vì độc lập dân tộc. Thông điệp này có giá trị đến mãi về sau. Nó dạy thế hệ trẻ phải biết ơn, cố gắng học tập và rèn luyện phát triển đất nước đi lên, không phụ sự hi sinh của thế hệ ông cha đi trước đã đổ xương máu để có được hòa bình.Ai đã đặt tên cho dòng sông: Văn bản đã tô đậm cho con sông Hương ấy bao nét thơ thật dịu dàng, thơ mộng mà hoang dã, đa tình, lịch lãm và cổ kính. Từ góc độ văn hóa truyền thống lịch sử tác giả cũng đã khắc họa sông Hương với nét tính cách đăc biệt qua đó cũng tái hiện lại cho bạn đọc những hình ảnh trong lịch sử và gắn liền với những phẩm chất rất riêng của người Huế. Mà đặc biệt hơn là vẻ đẹp của người con gái Huế luôn nhẹ nhàng, bay bổng mà rất đằm thắm.Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình qua một văn bản tùy bút, tản văn:
Ngôn ngữ: Giàu hình ảnh, cảm xúc, giàu chất trữ tìnhNhân vật "tôi" kể, tả, biểu cảm... với giọng điệu nhịp nhàng, hài hòa, trôi chảy, tự nhiên.Cảnh vật qua dưới ngòi bút nhà văn hiện lên thật sinh động, như được thổi hồn bên trong. Qua đó, thể hiện được sự tài hoa, khả năng quan sát, cảm nhận tinh tế của tác giả.Trong văn bản, tác giả sử dụng nhiều câu cảm thán, các câu bộc lộ trực tiếp tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình.Sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí:
Đối với các sáng tác truyện kí, hư cấu nghệ thuật là rất cần thiết nhưng hư cấu là để làm rõ sự thật, chứ không được bóp méo, xuyên tạc sự thật làm sai lệch lịch sử. Nhà văn không được làm sai lệch tính cách nhân vật và bản chất sự kiện. Khi tái hiện bức tranh hiện thực và con người lịch sử, nhà văn phải quan tâm đến chân lí lịch sử, tôn trọng những gì đã từng diễn ra trong quá khứ và được sử quan ghi lại trong chính sử, được số đông độc giả đồng thừa nhận. Những quy định vô hình này khiến cho công việc hư cấu, sáng tạo nghệ thuật của tác giả tiểu thuyết lịch sử bị giới hạn trong phạm vi nhất định. Nhà văn chủ yếu hư cấu, sáng tạo ở các phương diện chính như: đi sâu miêu tả phương diện nội tâm nhân vật; hư cấu thêm nhân vật, sự kiện không có thật trong lịch sử để làm nổi bật tầm vóc, vai trò nhân vật lịch sử; sử dụng yếu tố biến hóa, luân hồi, huyền thoại, huyền sử, dã sử, huyền tích để tô đậm thêm phần nguồn gốc xuất thân, phẩm hạnh, tài năng của nhân vật lịch sử cũng như tô đậm thêm phần đời sống tâm linh, văn hóa dân tộc cho bối cảnh câu chuyện, góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm.STT | Tên loại, thể loại văn bản | Đặc điểm nội dung | Đặc điểm hình thức | Tên văn bản hoặc nhóm văn bản đã học |
1 | Truyện ngụ ngôn | - Phê phán những thói hư tật xấu của con người - Đả kích giai cấp thống trị - Nêu những bài học triết lí ứng xử, kinh nghiệm sống sâu sắc | - Hình thức tự sự cỡ nhỏ - Thường sử dụng lối diễn đạt ám chỉ, ngụ ý, bóng gió
| - Đẽo cày giữa đường - Ếch ngồi đáy giếng - Con mối và con kiến |
2 | Tục ngữ | - Phản ánh kinh nghiệm sản xuất của người dân - Phản ánh hiện tượng lịch sử, xã hội - Trở thành triết lí dân gian | Sáng tác ngôn từ dân gian - Là những câu nói ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, thường có vần điệu.
| Một số câu tục ngữ Việt Nam |
3 | Truyện khoa học viễn tưởng | - Đề tài: đa dạng, phong phú thường gắn với các phát minh khoa học, công nghệ như: chế tạo dược liệu, khám phám đáy đại dương, du hành vũ trụ,... - Cốt truyện: thường được xây dựng dựa trên các sự việc giả tưởng liên quan đến các thành tựu khoa học. - Tình huống truyện: tác giả thường đặt nhân vật vào những hoàn cảnh đặc biệt, những khó khăn hay mâu thuẫn cần phải giải quyết trong thế giới giả tưởng. - Sự kiện: thường trộn lẫn những sự kiện của thế giới thực tại và những sự kiện xảy ra trong thế giới giả định. - Nhân vật: trong truyện thường xuất hiện các nhân vật như người ngoài hành tinh, quái vật, người có năng lực phi thường, những nhà khoa học, nhà phát minh có khả năng sáng tạo kì lạ. - Không gian, thời gian: mang tính giả định, chẳng hạn thời gian trộn lẫn từ quá khứ, hiện tại và tương lai; không gian vũ trụ, lòng đất, đáy biển... |
so sánh thể loại trong nội dung học đọc có gì giống và khác nhau giữa các thể loại em đã được học trong chương trình lớp 6,7 và 8
- Nội dung khái quát bao trùm toàn bộ các văn bản truyện ở Bài 1: viết về câu chuyện giản dị, đời thường, giàu tính triết lí.
- Nhận xét về đặc điểm hình thức thể loại nổi bật của các văn bản đó và những điểm cần lưu ý về cách đọc hiểu:
Truyện ngắn là thể loại cỡ nhỏ của tác phẩm văn xuôi hư cấu, thường phản ánh một “khoảnh khắc”, một tình huống độc đáo, một sự kiện gây ấn tượng mạnh, có ý nghĩa nhất trong cuộc đời nhân vật. Kết cấu truyện ngắn không chia thành nhiều tuyến. Bút pháp trần thuật thường là chấm phá. Yếu tố quan trọng nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, lối hành văn mang nhiều hàm ý. Có truyện ngắn khai thác cốt truyện kì lạ, lại có truyện ngắn viết về câu chuyện giản dị, đời thường; có truyện ngắn giàu tính triết lí, trào phúng, châm biếm, hài hước, lại có truyện ngắn rất giàu chất thơ.
Khi đọc văn bản, độc giả phải tưởng tượng để cảm nhận được tất cả những hình ảnh, màu sắc, âm thanh, hình khối,... của một sự vật, sự việc, con người, cảnh sắc,... được tác giả miêu tả trong tác phẩm một cách chân thật.
- Nội dung khái quát bao trùm toàn bộ các văn bản truyện ở Bài 1: viết về câu chuyện giản dị, đời thường, giàu tính triết lí.
- Nhận xét về đặc điểm hình thức thể loại nổi bật của các văn bản đó và những điểm cần lưu ý về cách đọc hiểu:
+ Truyện ngắn là thể loại cỡ nhỏ của tác phẩm văn xuôi hư cấu, thường phản ánh một “khoảnh khắc”, một tình huống độc đáo, một sự kiện gây ấn tượng mạnh, có ý nghĩa nhất trong cuộc đời nhân vật. Kết cấu truyện ngắn không chia thành nhiều tuyến. Bút pháp trần thuật thường là chấm phá. Yếu tố quan trọng nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, lối hành văn mang nhiều hàm ý. Có truyện ngắn khai thác cốt truyện kì lạ, lại có truyện ngắn viết về câu chuyện giản dị, đời thường; có truyện ngắn giàu tính triết lí, trào phúng, châm biếm, hài hước, lại có truyện ngắn rất giàu chất thơ.
+ Khi đọc văn bản, độc giả phải tưởng tượng để cảm nhận được tất cả những hình ảnh, màu sắc, âm thanh, hình khối,... của một sự vật, sự việc, con người, cảnh sắc,... được tác giả miêu tả trong tác phẩm một cách chân thật.
tick cho mình đi
Sách Ngữ văn 7 hướng dẫn em đọc hiểu văn bản văn học thuộc những thể loại mới mà em chưa được học ở lớp 6, đó là:
Với nội dung chính của mỗi văn bản đã nêu trong các mục đọc hiểu truyện, thơ và kí, em thấy văn bản "Lão Hạc" của Nam Cao hấp dẫn với mình nhất.
Trước hết, nội dung của văn bản "Lão Hạc" rất cảm động, lay động lòng người. Lão Hạc, một người nông dân nghèo khổ, đã phải bán đi con chó Vàng thân thiết của mình để lo cho con trai sắp đi làm phu đồn điền cao su. Lão Hạc sống trong cảnh cô đơn, buồn tủi, cuối cùng đã tự kết liễu đời mình.
Thứ hai, nhân vật lão Hạc được khắc họa rất thành công. Lão Hạc là một người có phẩm chất cao quý, đáng quý. Lão sống rất tình nghĩa, thương con hết mực. Lão cũng là một người sống rất chắt chiu, tiết kiệm.
Thứ ba, ngôn ngữ của văn bản "Lão Hạc" rất giản dị, mộc mạc, nhưng lại rất giàu cảm xúc. Ngôn ngữ của Nam Cao đã góp phần làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
Vì những lý do trên, em thấy văn bản "Lão Hạc" là một tác phẩm hay và hấp dẫn. Em đã học được rất nhiều điều từ câu chuyện này, về tình yêu thương con, về lòng nhân hậu và sự kiên cường của con người.