Nêu những hình ảnh được nhắc đến trong bài hát Khai trường. Em ấn tượng với hình ảnh nào nhất?
Giúp mik vs mn ơi!!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mèo thích :"Trái đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi tiếng chim gù thương mến
Hải âu ơi cánh chim vờn trên sóng
Cùng bay nào - Cho trái đất quay !
Cùng bay nào - Cho trái đất quay !
Bởi vì: Thể hiện được khác vọng hòa bình của m.n yêu chúng!
Tham khảo!
Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để khắc họa hình tượng người mẹ, hình ảnh miếng cau khô - “khô gầy như mẹ” để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. Hình ảnh người mẹ hao gầy được ví như miếng cau khô cho thấy sự vất vả, hi sinh suốt một đời người. Tất cả gợi lên những tình cảm thân thương, quen thuộc để ta dễ dàng cảm thông và thấu hiểu cho mẹ, thương cho tuổi già của mẹ
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ, em hãy chọn hình ảnh để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất
Lời giải chi tiết:
Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để khắc họa hình tượng người mẹ, hình ảnh miếng cau khô - “khô gầy như mẹ” để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. Hình ảnh người mẹ hao gầy được ví như miếng cau khô cho thấy sự vất vả, hi sinh suốt một đời người. Tất cả gợi lên những tình cảm thân thương, quen thuộc để ta dễ dàng cảm thông và thấu hiểu cho mẹ, thương cho tuổi già của mẹ.
day :
Trong kho tàng văn học dân gian đồ sộ của Việt Nam ta bên cạnh những câu truyện cổ tích nhiệm màu, những truyền thuyết xa xăm thì ca dao là một trong những thể loại chiếm số lượng nhiều nhất, đồng thời cũng có phạm vi đề tài rộng lớn. Không chỉ bộc lộ tấm lòng, tâm hồn của người lao động về tình cảm gia đình, quê hương, đất nước, tình cảm lứa đôi mà các thể loại ca dao trữ tình, có vần có nhịp gần như những câu hát còn nói lên những đắng cay, xót xa của con người dưới chế độ cũ, đồng thời cũng có một số câu là lời ca hóm hình, tươi vui đầy lạc quan về cuộc đời, dẫu còn nhiều khó khăn vất vả. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa là một trong những thể loại chiếm số lượng lớn, bộc lộ vô cùng rõ nét đời sống tinh thần của người Việt xa xưa, đặc biệt là của người phụ nữ.
Có thể nói rằng ca dao than thân là thể loại văn học dân gian đặc biệt được đặc cách dành riêng cho người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, mà ở đó họ được tự do thể hiện cảm xúc, thể hiện những xót xa, đớn đau trong cuộc đời, và cả những nỗi niềm khao khát hạnh phúc mà không phải e ngại, dè chừng. Thông qua ca dao than thân người ta biết được nhiều tiếng nói, nhiều số phận, nhiều cuộc đời, và cả những nỗi bất công mà kiếp đàn bà phải gánh chịu. Ca dao đã trở thành một cánh cửa để người phụ nữ giải phóng tâm hồn mình, bởi tính dễ làm, dễ nhớ, dễ thuộc, không cần học vấn uyên thâm như Hồ Xuân Hương người ta vẫn có thể thốt ra những câu ca dao thật hay, thật ý nghĩa với những hình ảnh giản dị, mang đậm phong thái dân gian. Ví như câu hát dưới đây:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Phân tích những câu ca dao than thân yêu thương tình nghĩa để thấy được những tình cảm, thông điệp gửi gắm trong đó
Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ được ví với hình ảnh “tấm lụa đào”, đó là một hình ảnh rất hay và vô cùng sâu sắc, nó khá tương tự với cái cách mà Hồ Xuân Hương ví người phụ nữ với “bánh trôi nước”. Tấm lụa đào là một vật phẩm đẹp đẽ quý giá, mềm mại, lụa đào là biểu trưng cho sự xuân sắc, kiều diễm của người con gái. Thế nhưng đọc câu ca dao người ta lại bỗng thấy xót xa, đau đớn khi số phận của người phụ nữ lại được ví như một tấm lụa, một loại hàng hóa, dẫu có đẹp đẽ trân quý, nhưng cuối cùng cũng chỉ là một món hàng mặc sức cho người ta lựa chọn, ngã giá không hơn. Thân phận đàn bà khi ấy rất đúng với câu “phất phơ giữa chợ, biết vào tay ai”, bởi họ nào được phép lựa chọn hạnh phúc cuộc đời mình, cũng lạc lõng bơ vơ giống hệt cái bánh trôi của bà chúa thơ Nôm “bảy nổi ba chìm với nước non”, phải chấp nhận “rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”, phải phụ thuộc vào lễ giáo xã hội cũ, với tư tưởng trọng nam khinh nữ sâu sắc. Như vậy từ câu ca dao trên có thể nhận ra rằng người phụ nữ xưa đã có ý thức rất rõ về vẻ đẹp cả về tâm hồn lẫn ngoại hình của mình, thế nhưng đắng cay thay xã hội phong kiến bất công đã chèn ép, không cho họ được tự do, phóng khoáng, khiến cuộc đời của biết bao nhiêu kiếp hồng nhan phải chịu cảnh tủi nhục, ngẫm mà không khỏi xót thương, cảm thán.
“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết là em ngọt bùi”
Đây cũng là một câu ca dao than thân, nhưng nó mang những ý nghĩa kín đáo hơn nhiều, vẫn biết ông bà ta thường có câu “cái nết đánh chết cái đẹp”, thế nhưng cuộc đời nào phải ai cũng nghĩ như vậy. Dưới chế độ phong kiến hà khắc, kẻ có nhan sắc cũng chưa chắc có được một cuộc đời sung sướng, vậy thì những người phụ nữ bất hạnh kém đi vài phần tư sắc lại càng trở nên thiệt thòi hơn cả. Thế nhưng họ không chịu chấp nhận số phận ấy, họ ý thức được giá trị bản thân, vẫn khao khát được yêu thương một cách sâu sắc, khi tự ví mình là “củ ấu gai”, tuy vỏ ngoài thì đen đúa xấu xí, thế nhưng bên trong lại “ngọt bùi”, trắng trẻo. Hình ảnh ấy chính là lời ẩn dụ sâu sắc của người phụ nữ về vẻ đẹp tâm hồn đáng quý bên trong cái vỏ ngoài có phần khiếm khuyết, không được bắt mắt của mình. Câu ca dao thể hiện những nỗ lực trong việc tìm kiếm hạnh phúc, đề cao vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ xưa bên cạnh nhan sắc mỹ miều. Đồng thời người ta cũng có thể cảm nhận được ở đây phảng phất có sự hờn trách, tủi hổ về thân phận đàn bà, về người phụ nữ thiếu đi chút phần tư sắc trong xã hội cũ.
“Trèo lên cây khế nửa ngày,
Ai làm chua xót lòng này khế ơi!
Mặt trăng sánh với mặt trời
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.
Mình ơi! Có nhớ ta chăng?
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”
Khác với hai bài ca dao trên thì ở bài này người ta lại dễ dàng nhận ra bóng hình của một chàng trai mang nỗi niềm tương tư sâu sắc với người con gái mình yêu. Hình ảnh “trèo lên cây khế nửa ngày” là một hình ảnh khá độc đáo và khác lạ, chính cái khác lạ, vô lý ấy đã đem đến cho chúng ta những lý giải chính xác về tâm hồn của chàng trai, yêu đến mức ngẩn ngơ thần hồn. Nỗi lòng không biết tỏ cùng ai đành chỉ biết tâm sự cùng cây khế “ai làm chua xót lòng này khế ơi”. Người ta cứ ngỡ anh chàng ngớ ngẩn này đang hỏi tại sao khế chua, nhưng thực tế là anh đang tự xót xa cho bản thân mình, đang bộc lộ cái niềm xót xa, chua chát của mình khi đối mặt với tình yêu. Vậy đó là một tình yêu như thế nào mà khiến chàng trai có vẻ vật vã, xót xa đến vậy? Trả lời rằng đó là một tình yêu ứng với hình tượng “mặt trời” và “mặt trăng”, ứng với “sao hôm” và “sao mai”, vốn đều là những hình ảnh tượng trưng cho sự xa cách, trắc trở, không thể đến với nhau. Yêu đương mà không được gặp nhau, không được gần nhau, cứ mãi xa cách, mãi chỉ nhớ vì nhau trong vô vọng thì có lẽ chính là sự giày vò kinh khủng nhất, không cách gì nguôi ngoai được. Thế nhưng chàng trai cũng chẳng từ bỏ, vẫn cố gắng tựa như vì sao Vượt, cố đợi chờ trăng lên, thế nhưng trái ngang sao, dẫu sao đã vò võ chờ ở đỉnh trời mà trăng kia mới đủng đỉnh chậm rãi mọc lên, không khỏi khiến lòng người xót xa. Trước sự ngăn cách, chia phôi, trước muôn ngàn khó khăn, nhưng có lẽ đắng cay nhất vẫn là sự thờ ơ của người con gái ấy chàng trai đã không cầm lòng được mà phải thốt lên “Mình ơi, có nhớ ta không?” để bộc lộ tình cảm, để bộc lộ những đắng cay mà bản thân phải chịu đựng, đồng thời cũng trông chờ đáp án của người trong mộng.
“Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề…”
Cũng tương tự như bài ca dao trên, đây cũng là bài thể hiện nỗi nhớ sâu sắc trong tình yêu, nhưng là tình yêu của người con gái với tình nhân. Thương nhớ đến mức thẫn thờ “đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” như lời Nguyễn Khoa Điềm viết, rồi nhớ thương đến mức nước mắt đã đẫm khăn tay, chong đèn chờ sáng, thao thức không yên. Có lẽ đó chính là nỗi lo lắng, không yên điển hình của mỗi người phụ nữ trong xã hội phong kiến, yêu thương ai đó thật lòng, nhưng biết dạ họ ra sao, cũng là nỗi sợ vụt mất tình yêu, vụt mất hạnh phúc, đâm ra cứ quanh quẩn bên cái lo sợ được mất thành ra nhiều cớ sự.
“Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi”
Cũng nói về tình yêu, nhưng ở câu ca dao này nỗi nhớ nó được thể hiện một cách bạo dạn, phóng khoáng và tình tứ hơn so với hai bài ca trên rất nhiều. Cái tình yêu ở đây, nỗi nhớ ở đây nó mãnh liệt đến mức người con gái có những suy nghĩ hết sức hoang đường, bởi có dòng sông nào chỉ rộng tày gang, lại có dải yếm nào bắc thành cầu được. Cuối cùng có thể tóm gọn lại cả ba bài ca dao tôi vừa phân tích nó đều thể hiện niềm khao khát mãnh liệt được ở bên người mình yêu, được gần gũi, là khát khao hạnh phúc lứa đôi rất chân thực được bộc lộ qua những hình ảnh bình dị, thân thuộc, qua lối nói có phần bông đùa hóm hỉnh. Mà ở đó ta thấy được nhiều cung bậc cảm xúc của tình yêu, có xót xa cay đắng, có lo lắng, ưu phiền, có nồng nàn, mãnh liệt, và bao trùm lên tất cả ấy là nỗi nhớ đặc trưng của tình yêu, thể hiện đời sống nội tâm vô cùng phong phú của ông cha ta trong xã hội cũ.
“Muối năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”
Đây là một câu hát rất đặc biệt về tình cảm gia đình, tình cảm vợ chồng sắt son, chung thủy, thông qua hai hình ảnh kinh điển là gừng cay, muối mặn. Vị cay của gừng chính là biểu tượng của những đắng cay trong cuộc đời mà con người ta đã cùng nhau vượt qua trong bao nhiêu năm tháng, còn vị mặn của muối có thể lý giải một cách đơn giản đó có là tình cảm mặn nồng giữa hai vợ chồng được xây dựng từ những năm tháng tân hôn, hoặc cũng có thể là vị mặn của giọt mồ hôi qua những ngày chung lưng đấu cật, phấn đấu vì gia đình. Ngoài ra gừng và muối còn là hai loại gia vị không thể thiếu và rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt gia đình, gừng mang vị cay, tính ấm, góp phần làm tình cảm gia đình thêm ấm cúng, muối vị mặn tính hàn có tác dụng trung hòa, làm bữa cơm thêm phần đậm đà, ngon ngọt. Hay đôi khi ta có thể ví gừng là tượng trưng cho người chồng, muối là người vợ, sự phối hợp của cả hai là nên một gia đình hạnh phúc đầm ấm. Tóm lại dù là cách hiểu nào, hai hình ảnh gừng và muối đều là tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng sâu sắc, thủy chung, thiết tha, nồng đượm, khẳng định bằng câu kết “Đôi ta nghĩa nặng tình dày/Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”. Người ta tinh ý có thể phát hiện ra rằng “ba vạn sáu ngàn ngày” chính là khoảng thời gian một trăm năm, mà theo quan niệm của người xưa chính là một kiếp người, như vậy có thể hiểu rằng tình cảm vợ chồng ở đây gắn bó sâu nặng, mà chỉ có cái chết mới có thể chia lìa.
Tổng kết lại những câu hát than thân, yêu thương tình nghĩa đã bộc lộ rõ nét những vẻ đẹp, những nét đặc sắc trong đời sống tâm hồn, tình cảm của ông cha ta từ ngàn xưa, bên cạnh lũy tre làng, con trâu, giếng nước, gốc đa, sân đình. Với cách sử dụng câu từ độc đáo, thể thơ lục bát của dân tộc, cùng với những hình ảnh ẩn dụ gần gũi thân thuộc, nhưng không kém phần sâu sắc, đã mang cho thể loại này những nét độc đáo cả về nội dung lẫn hình thức, đặc biệt là sự dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi vào lòng người.
Em tham khảo nhé:
Bài ca dao nhại lời của thầy bói nói với người đi xem bói. Cách thầy phán là kiểu nói dựa, nước đôi. Thầy nói rõ ràng, khẳng định như đinh đóng cột cho người đi xem bói đang hồi hộp chăm chú lắng nghe. Nhưng nói về những sự hiển nhiên, do đó lời phán trở thành vô nghĩa, ấu trĩ , nực cười. Bài ca đã phóng đại cách nói nước đôi đó để lật tẩy chân dung, tài cán, bản chất của thầy. Bài ca dao phê phán, châm biếm những kẻ hành nghề mê tín, dốt nát, lừa bịp, lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm tiền. Đồng thời, nó châm biếm sự mê tín mù quáng của những người ít hiểu biết, tin vào sự bói toán phản khoa học. Vì vậy bài ca vẫn còn ý nghĩa thời sự.
Nỗi lòng của nhà thơ trong 4 câu thơ cuối là:
a. Câu 3 và 4
– Hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ:
+ Khóm cúc nở hoa – tuôn dòng lệ: Có hai cách hiểu khóm cúc nở ra làm rơi giọt nước mắt, khóm cúc nở ra giọt nước mắt.
→ Dù hiểu theo cách nào cùng thấy được tâm sự buồn của tác giả.
+ Cô chu – con thuyền cô độc
→ Hình ảnh gợi sự trôi nổi, lưu lạc của con người. Là phương tiện để nhà thơ gửi gắm khát vọng về quê.
– Từ ngữ:
+ “Lưỡng khai”: Nỗi buồn lưu cữu trải dài từ quá khứ đến hiện tại
+ “Nhất hệ”: Dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc mối tình nhà của tác giả.
+ “Cố viên tâm”: Tấm lòng hướng về quê cũ. Thân phận của kẻ tha hương, li hương luôn khiến lòng nhà thơ thắt lại vì nỗi nhớ quê (Lạc Dương), nhớ nước (Trường An – kinh đô nhà Đường).
Advertisements
– Sự đồng nhất giữa các sự vật, hiện tượng:
+ Tình – cảnh: Nhìn cúc nở hoa mà lòng buồn tuôn giọt lệ
+ Quá khứ hiện tại: Hoa cúc nở hai lần năm ngoái – năm nay mà không thay đổi
+ Sự vật – con người: Sợi dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc chặt tâm hồn người.
→ Hai câu thơ đặc tả nỗi lòng đau buồn, tha thiết, dồn nén vì nỗi nhớ quê không thể giải tỏa của nhà thơ.
b. Câu 7 và 8
– Hình ảnh
+ Mọi người nhộn nhịp may áo rét
+ Giặt quần áo chuẩn bị cho mùa đông tới
→ Không khí chuẩn bị cho mùa đông, gấp gáp, thúc giục.
– Âm thanh: Tiếng chày đập vải
→ Âm thanh báo hiệu mùa đông sắp đến, đồng thời diễn tả sự thổn thức, ngổn ngang, mong chờ ngày về quê của tác giả.
→ Bốn câu thơ khắc sâu tâm trạng buồn, cô đơn, lẻ loi, trầm lắng, u sầu vì nỗi mong nhớ trở về quê hương.
- Hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng: hoa cúc => gợi mùa thu và niềm tâm sự buồn của con người
- “Cô phàm” => thân phận lẻ loi, cô đơn, trôi nổi của tác giả.
- “Cố viên tâm”: Tấm lòng hướng về quê cũ. Thân phận của kẻ tha hương, li hương luôn khiến lòng nhà thơ thắt lại vì nỗi nhớ quê
- Hình ảnh con người: nhộn nhịp may áo rét, giặt áo rét chuẩn bị cho mùa đông
- Âm thanh: tiếng chày đập vải => báo hiệu mùa đông đến, đồng thời đó là âm thanh của tiếng lòng, diễn tả sự thổn thức, mong ngóng, chờ đợi ngày được trở về quê
=> Bốn câu thơ diễn tả nỗi buồn của người xa quê, ngậm ngùi, mong ngóng ngày trở về quê hương.
- Hình ảnh ấn tượng: bức tranh sinh hoạt của con người
Việc mô tả khung cảnh sinh hoạt của con người ở hai câu thơ kết đã khiến tác giả như nhớ lại cuộc sống lao động đầm ấm, yên vui với những âm thanh giản dị của sự sống. Tuy nhiên, nó lại khiến con người bừng tỉnh trước thực tại và càng gia tăng nỗi nhớ quê, nhớ nhà, nhớ người thân da diết.
Tham khảo!
- Dòng thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại 3 lần trong bài thơ.
- “Tiếng gà trưa” đã khơi gợi ở người cháu những hình ảnh: ổ rơm, trứng hồng, gà mái mơ, gà mái vàng, hình ảnh bà soi trứng và kỉ niệm: bà bán trứng và mua cho quần áo mới: quần chéo go ống rộng, cái áo trúc bâu.
- Em ấn tượng nhất với hình ảnh con gà mái mơ/ khắp mình hoa đốm trắng, con gà mái vàng/ lông óng như màu nắng bởi vì đó là hình ảnh đẹp, gần gũi với em, và gợi cho em về tuổi thơ vui chơi bên bạn bè quanh xóm nhỏ.
Hình ảnh buổi chiều trong đoạn cuối gây ấn tượng với em vì nó thể hiện sự yên bình và êm ả của vùng quê Việt Nam.
xin lỗi Hoàng nha
mình ko đọc kĩ bài này
nen mình ko trả lời cho cậu đc
Những hình ảnh được nhắc đến trong bài hát Khai trường là: Lớp học, bạn bè, sân trường, thầy cô, áo trắng, khăn đỏ, vở mới.
Em ấn tượng với hình ảnh : ... vd: khăn quàng đỏ tung trong gió tượng như ... cái j đó bn tự nghĩ nha .( theo ý bn tự nói ra ấn tượng của bài )
Mog mik giúp còn kịp cho bn