Bài tập 1: Tìm từ ngữ phù hợp với những chỗ trống ? trong đoạn văn phân tích dẫn chứng sau đây để làm sáng tỏ luận điểm: "Hiện tượng sinh dùng tiếng nước ngoài của giới trẻ hiện nay có nhiều biểu hiện phức tạp, cho thấy sự tuỳ tiện, thiếu ý thức của một bộ phận thanh thiếu niên."
Thật vậy, giới trẻ thường sử dụng tiếng lai căng, pha giữa ? và tiếng Việt. Họ không ngần ngại nói với tất cả các đối tượng tham gia hội thoại bằng các dạng cấu trúc như: “ok thầy, ?, ? (1); hay “trông con bé kute quá”; “anh ấy ? thật!”, “mình là ? của anh ấy”, nhóm ấy toàn các anh chuẩn ?", “các superstar thích xài mobile loại xin", "Idol của tao kia" (2), thậm chí, con nghiện (điện thoại) lại viêm dạ dày (sắp hết tiền) rồi làm sao gọi cho honey đây" (3) Nếu các trường hợp thuộc dạng (1) là kiểu kết hợp từ giữa tiếng Anh với từ ? khá phổ biến hiện nay, kể cả trong giao tiếp dạng nói cũng như dạng viết thì các ví dụ thuộc nhóm (2) cho thấy những cấu trúc phức hợp hơn với nhiều yếu tố tham gia để tạo câu, trong đó, giới trẻ có xu hướng chọn một yếu tố nước ngoài được cho là trọng điểm thông báo để chen vào cấu trúc ? tiếng Việt. Còn kiểu thứ (3) là sự pha tạp giữa ngoại ngữ và ? trong cấu trúc lời thoại. Chưa hết, việc sinh dùng từ ngữ ngoại lai còn khiến nhiều bạn trẻ thay vì nói “tạm biệt" sẽ là bye" hoặc "bye bye"; lời ? là sorry nha!”; cảm ơn là "thanks"... Kiểu sử dụng tiếng nước ngoài một cách vô thức thế này dường như đã làm cho nhiều đối tượng “quen” đến mức quên mất cả từ ? tương ứng. Đây rõ ràng là một số biến chứng" của song ngữ Anh – Việt, tạo ra những cấu trúc kì quái, làm mất đi tinh chất đặc trưng và sự trong sáng của các ngôn ngữ.
1 - tiếng nước ngoài
2 - no bạn
3 - sorry bạn
4 - cool
5 - best friend
6 - hot boy
7 - tiếng Việt
8 - ngữ pháp
9 - một thành phần
10 - xin lỗi
11 - tiếng Việt