K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo: 

Từ văn bản Bánh mì Sài Gòn, chúng ta dễ dàng nhận ra việc du nhập văn hóa nước ngoài là một trong những vấn đề rất được quan tâm, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ Việt Nam. Thế hệ trẻ là những con người năng động, nhiệt huyết, ưa tìm tòi, khám phá. Khi mạng xã hội phát triển, thế hệ trẻ có nhiều điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin khác nhau về tư tưởng, văn hóa của một số quốc gia khác. Một số văn hóa nước ngoài du nhập vào nước ta mang lại những lợi ích nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích vẫn tồn tại những hạn chế. Giới trẻ phần đông là những người chưa trải nghiệm nhiều, trong họ tiềm ẩn những nhân tố tiêu cực như: dễ chán nản, hoang mang. dao động trước khó khăn, dễ bị kích động, nhẹ dạ cả tin, tiếp nhận thông tin ít chọn lọc. Việc tiếp nhận văn hóa nước ngoài mà không có chọn lọc, nhìn nhận kĩ vấn đề dễ mang lại những nguy cơ tiềm ẩn như làm xấu, mất đi văn hóa dân tộc... Chính vì vậy, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về văn hóa giới trẻ ngay khi còn đang trên ghế nhà trường.

13 tháng 9

Vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay đối với sự phát triển của quê hương, đất nước là vô cùng to lớn. Trong chiến tranh, tuổi trẻ luôn là lực lượng tiên phong trong các phong trào đánh giặc cứu nước và giữ nước, là lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam, sẵn sàng xả thân vì đất nước mà không sợ khó khăn, thử thách. Là những người may mắn được sinh ra trong thời bình, chúng ta cần phải biết trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng và đóng góp vào sự phát triển của quốc gia. Mỗi chúng ta phải xác định cho mình một lí tưởng sống cao đẹp, có ước mơ và kế hoạch cụ thể trong tương lai, bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng. Là học sinh, chúng ta cần ra sức học tập để có nguồn kiến thức cần thiết, phấn đấu trở thành một công dân tốt góp phần xây dựng một đất nước giàu đẹp vững mạnh. Trách nhiệm của tuổi trẻ ở thời chiến hay thời bình tuy được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau nhưng đều góp phần không nhỏ cho sự phát triển của đất nước. Mỗi người cần có ý thức về vai trò, trách nhiệm của bản thân từ sớm, góp phần phát triển xã hội ngày càng vững mạnh.

13 tháng 9 2018

Gia đình luôn giữ vai trò hàng đầu, là yếu tố quyết định đối với việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Việc bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em cần được thực hiện một cách khoa học với những kiến thức, kỹ năng phù hợp. Gia đình chính là nơi an toàn nhất cho trẻ em.
Bảo vệ trẻ em trước hết là đảm bảo cho trẻ em được thực hiện các quyền của mình đồng thời phòng ngừa không để trẻ em bị thiệt thòi, không bị xâm hại đến các quyền đã được pháp luật thừa nhận. Bảo vệ chăm sóc trẻ em còn là ngăn ngừa không để các cháu rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: bị mồ côi cha mẹ, khuyết tật, bị xâm hại tình dục, trở thành tội phạm vị thành niên, nghiện ma túy, tệ nạn xã hội…
Khi thực hiện chức năng chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em, gia đình không thể tách rời khỏi những thiết chế khác là nhà trường và cộng đồng xã hội. Không chỉ quan tâm tới những vấn đề của trẻ em khi sinh hoạt với gia đình mà còn phải biết được những hoạt động của các cháu tại trường học tại những nơi sinh hoạt cộng đồng để kịp thời ngăn chặn những tiêu cực có thể xảy ra.
Chăm sóc trẻ em được tiến hành trên cả 2 mặt: Vật chất và tinh thần. Gia đình với khả năng cao nhất của mình cung cấp cho trẻ em những điều kiện tốt nhất để phát triển về thể chất. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế gia đình về cơ bản đã được nâng lên với mức ổn định khá giả vì vậy các bậc cha mẹ cần dành cho trẻ không chỉ về điều kiện vật chất mà cần chú trọng chăm sóc về mặt trí tuệ. Trẻ em không phân biệt trai, hay gái được tạo điều kiện học tập phát triển theo khả năng của mình.
Để tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ cần tạo một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình. Với những trẻ em có thiên hướng xuất hiện một số năng khiếu, cha mẹ phải biết phát hiện, khuyến khích tạo mọi điều kiện để ươm mầm tài năng. Việc chăm sóc phát triển trí tuệ cho trẻ em có quan hệ chặt chẽ với việc giáo dục, xã hội hóa trẻ em. Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em. Tuy nhiên gia đình vẫn là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Đó là bởi vì gia đình có trách nhiệm, là tình cảm và cũng là quyền uy (ông bà, cha mẹ, anh, chị). Gia đình thực hiện chức năng giáo dục thông qua 3 giai đoạn phát triển của trẻ em: từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-18 tuổi. Cả ba giai đoạn trên, trẻ em được giáo dục, dậy dỗ của gia đình lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội.
Để thực hiện tốt chức năng giáo dục, mỗi thành viên trong gia đình tùy thuộc vị trí của mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị) phải trở thành những tấm gương sáng cho con trẻ học tập, làm theo. Hiện nay, phong trào: ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền đang thực sự phát huy hiệu quả, tác động quan trọng trong giáo dục của gia đình. Gia đình thông qua thái độ, tình cảm, tâm lý, mối liên hệ thường xuyên bền vững với trẻ em, khéo léo truyền thụ cho chúng những hành vi ứng xử trong nhà và ngoài xã hội. Không thể có sự hình thành và phát triển nhân cách đầy đủ và hoàn thiện nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi. Gia đình là thể chế đầu tiên, quan trọng nhất hình thành nhân cách ở tuổi thơ. Những mối liên hệ của trẻ em với các thành viên của gia đình, nhất là cha mẹ đã quyết định cách thức ứng xử đặc biệt là tình cảm của chúng sau này với chính những người thân trong gia đình và ngoài xã hội.
Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em! Đó là thông điệp chung của nhân loại. Quan tâm, chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em là trách nhiệm không chỉ của mỗi gia đình mà còn là của toàn xã hội. Để thế hệ trẻ hôm nay thực sự là những chủ nhân tương lai của đất nước, gia đình phải thực sự là tổ ấm, là nơi nuôi dưỡng, hình thành nhân cách con trẻ, là thành trì an toàn, phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình và trẻ em.

13 tháng 9 2018

Chăm sóc trẻ em được tiến hành trên cả 2 mặt: Vật chất và tinh thần. Gia đình với khả năng cao nhất của mình cung cấp cho trẻ em những điều kiện tốt nhất để phát triển về thể chất. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế gia đình về cơ bản đã được nâng lên với mức ổn định, vì vậy các bậc cha mẹ cần dành cho trẻ không chỉ về điều kiện vật chất mà cần chú trọng chăm sóc về mặt trí tuệ. Trẻ em không phân biệt trai hay gái được tạo điều kiện học tập phát triển theo khả năng của mình. Để tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ cần tạo một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình, cho dù cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng khi có trẻ em trong gia đình thì các thành viên phải cố gắng bỏ qua những mâu thuẫn, xích mích để cho trẻ em luôn luôn có cảm tưởng rằng ngôi nhà của mình chính là tổ ấm. Với những trẻ em có thiên hướng xuất hiện một số năng khiếu, cha mẹ phải biết phát hiện, khuyến khích tạo mọi điều kiện để ươm mầm tài năng. Việc chăm sóc phát triển trí tuệ cho trẻ em có quan hệ chặt chẽ với việc giáo dục, xã hội hoá trẻ em. Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em quan trọng. Gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời  của mỗi con người. Bởi gia đình có trách nhiệm thực hiện chức năng giáo dục thông qua 3 giai đoạn phát triển của trẻ em: từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-18 tuổi. Cả ba giai đoạn trên, trẻ em được giáo dục, dạy dỗ của gia đình lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội.