K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tóm tắt:

Hiện nay, mạng xã hội trở thành một phương tiện phổ biến với những tính năng đa dạng cho phép người dùng kết nối, chia sẻ, tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả. Sư phát triển của mạng xã hội ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của toàn xã hội, trong đó bao gồm cả học sinh. Qua mạng xã hội, các em tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, xong chưa có tính chọn lọc. Điều này dẫn đến một bộ phận học sinh hiểu sai, không đúng về một vấn đề nào đó. Việc nghiên cứu đề tài này, giúp chúng em có cái nhìn khách quan, toàn diện về nhiều khía cạnh để từ đó tìm kiếm những giải pháp phù hợp giúp học sinh tránh xa được các tác động xấu của mạng xã hội....

1. Đặt vấn đề

11. Mục đích

- Làm rõ ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập, đời sống của sinh viên hiện nay để từ đó đưa ra một số khuyến nghị giúp nâng cao hiệu quả sử dụng Facebook của sinh viên

1.2. Nhiệm vụ

- Mô tả thực trạng sử dụng Facebook của học sinh (mục đích sử dụng, thời gian sử dụng, thời điểm sử dụng, tần suất sử dụng, phương tiện truy cập,…)

- Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập của sinh viên.

- Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến đời sống của học sinh (các quan hệ xã hội).1.3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

a. Các nghiên cứu liên quan đến mạng xã hội và mạng xã hội

b. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của mạng xã hội và mạng xã hội Facebook

c. Một số nhận xét

2.2. Phương pháp nghiên cứu

a. Câu hỏi nghiên cứu

b. Công cụ nghiên cứu

c. Mẫu nghiên cứu

d. Phân tích và xử lí kết quả nghiên cứu

2.3. Kết quả nghiên cứu

2.3.1. Thực trạng việc sử dụng mạng xã hội của học sinh

2.3.2. Tác động xấu của việc sử dụng mạng xã hội đến tình hình học tập của học sinh

2.3.3. Tác động tốt của việc sử dụng mạng xã hội đến tình hình học tập của học sinh

...

3. Kết luận

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 9 2023

- Văn bản trên gồm 4 phần:

Tóm tắt: Nêu tên đề tài/ nhan đề báo cáo Bảo tồn đa dạng sinh học chim ở một số khu bảo tồn vùng Đông Bắc Việt Nam và tóm tắt mục tiêu, phương pháp, phạm vi nghiên cứu.

Mở đầu: Nêu vấn đề nghiên cứu; Nêu lí do thực hiện nghiên cứu; Nêu nhiệm vụ, câu hỏi, phương pháp và phạm vi nghiên cứu, trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo

Nội dung nghiên cứu: Nêu cơ sở lý luận, trình bày kết quả khảo sát và lí giải, phân tích ý nghĩa của các dữ liệu, đề xuất giải pháp dựa trên kết quả khảo sát thực trạng.
Kết luận: Tóm tắt kết quả nghiên cứu và trình bày danh mục tài liệu tham khảo.

- Nội dung nghiên cứu gồm:

+ Về điều kiện học tập trực tuyến.

+ Về các hoạt động học tập của học sinh trong thời gian học trực tuyến.

+ Về hiệu quả của hoạt động trực tuyến.

- Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua các đề mục:

+ Điều kiện học tập trực tuyến: thiết bị học tập và đường truyền internet, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin và kĩ năng học tập trực tuyến của học sinh.

+ Thực trạng học tập trực tuyến: thời lượng học, các môn học trực tuyến, hoạt động học trực tuyến của học sinh.

+ Khó khăn gặp phải trong quá trình học trực tuyến.

+ Hiệu quả học tập trực tuyến.

- Việc đưa các biểu đồ vào báo cáo nhằm mục đích: tăng tính khoa học, dễ nhìn, rõ ràng.

Em làm tổ trưởng. Hãy ghi nội dung báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tháng vừa qua vào mẫu sau :   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc....................., ngày .... tháng .... năm ....BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG THÁNG 11CỦA TỔ .... LỚP .... TRƯỜNG TIỂU HỌC .............   Kính gửi : Cô giáo lớp ............   Chúng em xin báo cáo hoạt động của tổ .... trong...
Đọc tiếp

Em làm tổ trưởng. Hãy ghi nội dung báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tháng vừa qua vào mẫu sau :

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

....................., ngày .... tháng .... năm ....

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG THÁNG 11

CỦA TỔ .... LỚP .... TRƯỜNG TIỂU HỌC .............

   Kính gửi : Cô giáo lớp ............

   Chúng em xin báo cáo hoạt động của tổ .... trong tuần.......... vừa qua như sau :

1.Về học tập

- Cả tổ đều học bài, làm bài đẩy đủ.

.........................................................................

.........................................................................

..........................................................................

2. Về lao dộng

..........................................................................

..........................................................................

..........................................................................

Tổ trưởng

.....................

1
13 tháng 3 2018

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11 năm 2013

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG THÁNG 11

CỦA TỔ 2 LỚP 3A TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐOÀN KẾT

   Kính gửi : Cô giáo lớp 3A

   Chúng em xin báo cáo hoạt động của tổ 2 trong tháng 11 vừa qua như sau:

1.Về học tập

- Cả tổ đều học bài, làm bài đẩy đủ.

- Trong tổ có sự phân công Đôi bạn cùng tiến giúp nhau học tốt.

- Tháng vừa qua hai bạn Nguyễn Ngọc Thi và Lâm Hoàng Nam đặc biệt tích cực trong việc phát biểu xây dựng bài, nhiều lần được cô giáo khen.

- Cả tổ đi học chuyên cần, đúng giờ.

- Cả tổ có 20 điềm giỏi, 15 điểm khá, không có điểm kém.

 

2. Về lao dộng

- Thực hiện vệ sinh lớp sạch sẽ.

- Tham gia phong trào chủ nhật xanh của trường tích cực, đầy đù.

Tổ trưởng

Đỗ Ngọc Phương Trinh

27 tháng 5 2022

bạn có thể giữ trật tự để mình nghe nhóm trưởng nói được không!

27 tháng 5 2022

 e cảm ơn chị ạ

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

Bài làm tham khảo

Xin chào các bạn, các bạn có biết trong văn học Việt Nam có biết bao nhiêu là thể thơ hay và chính những thể thơ ấy đã làm nên những thành công cho biết bao nhiêu thi sĩ. Những thể thơ trong kho tàng thơ ca thật sự rất phong phú đặc biệt là thời thơ ca trung đại chúng ta có vay mượn Trung Quốc. Tiêu biểu trong đó có thể thơ thất ngôn bát cú.

Cách sắp xếp các thanh bằng, trắc theo kiểu "Nhất, tam, ngũ bất luận. Nhị, tứ, lục phân minh" và xen kẽ nhau. Tức là nếu tiếng thứ 2 là thanh bằng thì tiếng thứ 4 là thanh trắc, tiếng thứ 6 thanh bằng và dòng tiếp theo thì ngược lại (nếu câu đầu là 2 = bằng, 4 = trắc, 6 = bằng thì câu kế tiếp sẽ là 2 = trắc, 4 = bằng, 6 = trắc). Chẳng hạn như câu thơ trong bài:

"Canh khuya văng vẳng trống canh dồn"

Thanh B............... T............. B............

"Trơ cái hồng nhan với nước non."

Thanh T........ B.......... T.............

(Tự tình 2 - Hồ Xuân Hương).

Tiếp theo về luật thơ thông thường, thơ thất ngôn bát cú có thể làm theo 2 cách thông dụng:

Thất ngôn bát cú theo Đường luật: Có quy luật nghiêm khắc về Luật, Niêm và Vần và có bố cục rõ ràng.

Thất ngôn bát cú theo Cổ phong: Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.

Còn một cách khác là theo Hàn luật. Những bài thơ thất ngôn bát cú chữ Nôm thường được gọi là thơ Hàn luật.

Ví dụ như bài thơ tự tình hai của Hồ Xuân Hương thì chúng ta thấy được những cách gieo vần của nó:

"Canh khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn.
Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con."

Ở đây ta thấy chữ dồn hiệp chữ "non", "tròn", "hòn", "con". Như vậy ta thấy được đối với một bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn bát cú thường được gieo vần ở vần chân.

Về cấu trúc của bài thơ theo thể thất ngôn bát cú thì chúng ta có bốn phần: đề thực luận kết. Hai câu đề nêu cảm nghĩ chung về người, cảnh vật, hai câu thực miêu tả chi tiết về cảnh, việc, tình để làm rõ cho cảm xúc nêu ở hai câu đề; hai câu luận: bàn luận, mở rộng cảm xúc, thường nêu ý tưởng chính của nhà thơ; hai câu kết: khép lại bài thơ đồng thời nhấn mạnh những cảm xúc đã được giãi bày ở trên.

Qua đây ta đã hiểu thế nào là một bài thơ làm theo thể thất ngôn bát cú, chúng ta có thể thấy rằng chính những luật và cấu trúc kia đã làm nên cái hay cho những bài thơ làm theo thể thơ này.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Các bước

Kiểu bài Báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề

Kiểu bài Nghị luận về một vấn đề xã hội

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định đề tài nghiên cứu. Đề tài phải có tín thiết thực, phù hợp.

Chọn đề tài mà bản thân thấy quen thuộc, hứng thú, có những ý kiến khác biệt

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Chia thành các đề mục, bố cục rõ ràng

Cần có luận điểm, dẫn chứng lý lẽ. Bố cục cần được sắp xếp cho phù hợp

Bước 3: Viết bài

- Nhan đề ngắn gọn, xúc tích, có nội dung và từ khóa.

- Có phần tóm tắt.

- Sử dụng ngôn ngữ khách quan, không dùng ngôn ngữ địa phương.

- Triển khai ý thành đoạn, thành bài (mỗi đoạn tương ứng với một luận điểm).

- Có từ ngữ liên kết.

Bước 4: Xem lại chỉnh sửa

Chỉnh sử phải theo đúng logic, thứ tự.

Luận điểm,dẫn chúng rõ ràng. Sắp xếp phải hơp lý