"Kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta là sự lười biếng. Nếu chúng ta không lười biếng thì mọi cái mà chúng ta trông thấy đều là các cơ hội, bởi vì càng khó khăn cơ hội càng lớn. Tôi có một lý thuyết cho cá nhân tôi, gọi là lý thuyết bên bờ vực. Tôi không bao giờ làm việc gì dễ và không làm việc gì mà người khác có thể ngay lập tức làm giống tôi được. Tôi gọi là lý thuyết bên bờ vực bởi vì kẻ định cạnh tranh với mình không dám theo ra mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực. Tôi nghĩ rằng không lười biếng và phải dũng cảm, hai cái đấy tạo ra cơ hội. Các bạn đừng sợ. Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng. Chắc chắn mọi khó khăn sẽ là điềm báo tạo cơ hội."
Câu 1.Xác định PTBĐ chính của đoạn vănCâu 2.Theo tác giả bài viết,kẻ thù lớn nhất của chúng ta là gì?Vì sao?Câu 3.Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau và xác định kiểu câu?"Tôi gọi là lý thuyết bên bờ vực bởi vì kẻ định cạnh tranh với mình không dám theo ra mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực."
Câu 4.Chỉ rõ 1 thành phần biệt lập và 1 phép liên kết có trong đoạn văn trên?
Câu 5.Em có đồng tình với quan điểm:"Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng."không?Vì sao?Câu 6.Đọc đoạn trích,em rút ra bài học sâu sắc nào cho bản thân
Giúp mình với!Mình đang cần gấp
Bạn có thể đăng lại và chia nhỏ câu hỏi ra được không ạ?
Đoạn văn thì bạn đăng tiếp nha:")
Câu 1:
Xác định PTBĐ chính của đoạn văn: nghị luận
Câu 2:
Theo tác giả bài viết, kẻ thù lớn nhất của chúng ta là sự lười biếng/
Vì khi lười biếng, khi đó ta không thể tạo ra cơ hội phát triển bản thân hay nắm bắt được cơ hội. Sống vô nghĩa, không có ý chí nghị lực, không có ước mơ, dễ bị xã hội đào thải và sống có giúp ích được gì cho chính mình, cho người sinh ra mình, cho cuộc đời.
Câu 3:
Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn
"Tôi gọi là lý thuyết bên bờ vực bởi vì kẻ định cạnh tranh với mình không dám theo ra mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực."
Chủ ngữ 1: tôi
Vị ngữ 1: là lý thuyết bên bờ vực
Chủ ngữ 2: kẻ địch cạnh tranh với mình
Vị ngữ 2: không dám theo ra mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực.
+ Câu văn trên là kiểu câu trần thuật xét theo mục đích nói, là câu ghép xét theo cấu tạo.
Câu 4:
Chỉ rõ 1 thành phần biệt lập và 1 phép liên kết có trong đoạn văn trên:
+ Thành phần biệt lập: chắc chắn.
+ Phép liên kết: phép lặp "tôi"
Câu 5.Em có đồng tình với quan điểm:"Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng."
Vì trong hoàn cảnh khó khăn thì buộc con người ta phải nghĩ được cách, làm được việc giúp chính bản thân mình "sinh tồn" hay thích nghi được hoàn cảnh buộc sống. Từ đó bản thân mỗi người sẽ sống có lý tưởng, tức là sống có mục tiêu cố gắng phấn đấu vượt lên chính mình và vượt qua khó khăn.
Câu 6:
Đọc đoạn trích, em rút ra bài học sâu sắc cho bản thân: Sống là không lười biếng, phải có sự cố gắng nỗ lực không ngừng tiếng lên phía trước; gặp khó khăn không nản lòng mà phải biết thích nghi và biến đó thành cơ hội để chạm đến thành công cho bản thân trong tương lai.