CÂU CHUYỆN VỀ CHIM ÉN VÀ DẾ MÈN
Mùa xuân đất trời đẹp, Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai chim én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én đưa ra rất giản dị: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô, Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, trời đất rất gợi cảm, cỏ hoa vui tươi. Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man. Mèn chợt nghĩ bụng, ơ hay việc gì ta phải gánh hai con Én này trên vai cho mệt nhỉ. Sao ta không quẳng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không? Nghĩ là làm, Mèn há mồm ra. Và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.
(Theo Đoàn Công Lê Huy trong mục “Trò chuyện đầu tuần” của báo Hoa học trò)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Phân tích thành phần câu của câu:
Nhưng sáng kiến của Chim Én đưa ra rất giản dị: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô, Mèn ngậm vào giữa.
Câu 3: Tìm một cụm danh từ có trong câu:Và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.
Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 5 câu nêu ý nghĩa của câu chuyện.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ ba
b. Câu văn "Nhưng sáng kiến của Chim Én đưa ra rất giản dị: Hai chú Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa" có ba từ chỉ số lượng: hai ( chú Chim Én); hai ( đầu ); một ( cọng cỏ khô).
a. Câu chuyện trên được kể bằng : ngôi kể thứ ba
b. Câu văn "Nhưng sáng kiến của Chim Én đưa ra rất giản dị: Hai chú Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa" có ba từ chỉ số lượng , ba từ đó là :
+ Hai (chú Chim Én)
+ Hai (đầu của cọng cỏ)
+ Một ( cọng cỏ khô)
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại: truyện đồng thoại.
Câu 2: Câu truyện trên được kể theo ngôi thứ ba
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự
Câu 4: Hai từ láy có trong văn bản là: nồng nàn, miên man.
Đặt câu:
+ Giọng hát của cô ấy làm cho mọi trái tìm đều nồng nàn và thổn thức.
+ Cảm xúc tan vỡ đẩy ta vào nỗi buồn miên man vô tận.
Câu 5:
Nghĩa của từ hốt hoảng trong câu "Mèn hốt hoảng" là sự sợ hãi hoảng loạn và có chút bất ngờ đối với hành động của chim Én.
Câu 6: Biện pháp tu từ nhân hóa
Tác dụng:
- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc
- Cho thấy sự ích kỉ và kiêu ngạo trong suy nghĩ của Dế Mèn đối với chim Én.
Câu 7:
Khi thấy Dế Mèn ở cửa hang, chim Én đã có hành động: thấy Dế Mèn tội nghiệp bèn rủ Mèn dạo chơi bầu trời. Qua đó ta thấy nhân vật chim Én thân thiện và tốt bụng. Đối với Dế Mèn vô cùng có thiện chí mời cùng hắn cùng giao du trời xanh.
Câu 8: Bài học cuộc sống em rút ra từ câu chuyện trên là: không nên mang thói kiêu ngạo, ảo tưởng bản thân là bề trên đối với người khác. Lòng tốt của người giúp đỡ mình cần phải trân trọng. Tuyệt đối không được sống như một kẻ vô ơn "ăn cháo đá bát" đối với người đã nâng đỡ mình trong cuộc sống.
Refer:
Câu 1: Tự sự, ngôi kể thứ ba
Câu 2: Sau một hồi lâu liên miên
Câu 3: Luôn muốn giúp đỡ, mang đến niềm vui cho người khác.
Câu 4: Không nên quá ảo tưởng về bản thân mình, nó sẽ khiến con người có những cái nhìn sai lệch về vị trí của bản thân. Đồng thời không nê sống quá ích kỉ, toan tính. Hãy biết hợp tác và chia sẻ, nếu biết hợp tác và chia sẻ tất cả mọi người sẽ cùng có lợi.
1. Dế Mèn và hai con Chim Én,ngôi kể thứ ba.
2.Bằng cách hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô và Dế Mèn ngậm vào giữa.
3. So sánh (nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.)
4. Luôn muốn giúp đỡ, mang đến niềm vui cho người khác. Em nghĩ Dế Mèn còn quá ích kỷ, không biết ơn hai con chim Én vì đã giúp mình.
1. câu chuyện trên có 3 nhân vật, ngôi thứ 3, người kể không có trong câu chuyện.
2. chim Én giúp Mèn đi chơi = cách hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô, Mèn ngậm vào giữa, thế là cả ba cùng bay lên.
3.biện pháp tu từ: so sánh.
4. thể hiện lòng tốt bụng, thích giúp đỡ người khác của 2 con chim Én. em thấy Mèn thật thiếu suy nghĩ và vô ơn😏.
1. Nhân vật chính: Dế Mèn và hai chú chim Én.
Ngôi kể: ngôi thứ ba.
2. Chim Én giúp Mèn đi chơi: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên.
3. BPTT so sánh: rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành
=> Tác dụng: Miêu tả hình dáng, trạng thái rơi của Dế Mèn, giúp người đọc dễ hình dung hình dáng DM.
4. Cử chỉ hành động của hai con chim Én thể hiện phẩm chất thân thiện, hòa đồng, dễ gần, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
Hành động của Dế Mèn thể hiện sự ích kỉ, vô ơn, ảo tưởng về bản thân.
5. HS viết đoạn văn theo gợi ý.
Em thấy rằng Dế Mèn rất tự cao vì khi bay trên trời được rồi thì lại cho hai Chim Én-người làm Dế Mèn bay được là gánh nặng của mình.Hành động trên chứng tỏ sự ích kỉ,toan tính,vu lợi của Dế Mèn.Em thấy hành động đó rất xấu và cũng rất tham lam.Cho thấy sự tham lam vô cùng của Dế Mèn.
1.Tự sự,ngôi thứ ba
2.Nói lên sự tốt bụng của hai Chim Én và sự toan tính,ích kỉ của Dế Mèn như tính cách của con người trong xã hội.
3.Chú Dế Mèn
4.Hành động của Dế Mèn trong đoạn văn trên đã giúp em rút ra bài học trong cuộc sống là:
-Không nên toan tính,ích kỉ,vu lợi
-Trong cuộc sống cần phải biết sẻ chia với những người xung quanh
mik hong chắc lắm đâu nha
giúp mình với ạ
Câu 1: PTBĐ chính: Biểu cảm
Câu 2:
CN1: sáng kiến của chim Én
VN1: rất giản dị
CN2: hai chim Én
VN2: ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô
CN3: Mèn
VN3: ngậm vào giữa
Câu 3: Cụm danh từ: một chiếc lá lìa cành
Câu 4:
Qua câu chuyện trên tác giả muốn khuyên chúng ta từ bỏ thói kiêu căng sĩ diện hão huyền nếu không nó sẽ là họa sát thân. Dế Mèn vốn bay lên cao được là nhờ sự hộ trợ của chim Én nhưng lúc sau chính hắn lại cho rằng hai chim Én là gánh nặng và tự gánh lấy kết cục đau khổ. Ngoài ra tác giả còn muốn khuyên chúng ta đừng sống vô ơn phụ nghĩa với những người từng nâng đỡ mình. Kiêu ngạo và vô ơn là hai thứ cần phải bỏ để hoàn thiện bản thân tốt hơn.