K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Thay đổi về nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng trên phạm vi cả nước, với mức tăng trung bình toàn Việt Nam là 0,890C trong thời kì từ 1958 - 2018.

+ Số ngày nắng nóng có xu thế tăng từ 3-5 ngày/ thập kỉ trên phạm vi cả nước. Nhiều kỉ lục cao của nhiệt độ được ghi nhận trong những năm gần đây.

- Thay đổi về lượng mưa:

+ Lượng mưa trung bình năm của cả nước có nhiều biến động.

+ Thời gian mùa mưa và mùa khô cũng có sự thay đổi so với trung bình nhiều năm, các đợt mưa lớn xảy ra bất thường hơn về tần suất và cường độ.

- Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất:

+ Số cơn bão có xu hướng tăng, diễn biến bất thường về thời gian, tần suất và phạm vi hoạt động.

+ Hạn hán, lũ lụt xuất hiện nhiều và khắc nghiệt hơn.

+ Rét đậm, rét hại xuất hiện thường xuyên hơn.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

♦ Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu Việt Nam: Biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng rõ rệt, có tác động trực tiếp đến các yếu tố của khí hậu, trước hết là nhiệt độ, mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan ở nước ta. Cụ thể:

- Gia tăng nhiệt độ: Nhiệt độ liên tục gia tăng. Trong giai đoạn 1958-2018, nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng lên 0,89℃.

- Biến động lượng mưa:

+ Lượng mưa thay đổi mạnh nhưng rất khác nhau thời gian, không gian và cường độ.

+ Tổng lượng mưa tăng khoảng 2,1% trong giai đoạn 1958 - 2018.

+ Số ngày mưa tăng lên ở Bắc Bộ, Trung Bộ nhưng giảm đi Nam Bộ và Tây Nguyên.

+ Mưa lớn xảy ra bất thường hơn về thời gian, địa điểm và cường độ.

- Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan:

+ Nhiệt độ tối cao và số ngày nắng nóng tăng lên trên phạm vi cả nước; số ngày rét đậm, rét hại có xu hướng giảm dần ở miền khí hậu phía bắc.

+ Tình trạng hạn hán có xu hướng tăng miền khí hậu phía bắc, giảm đi ở miền khí hậu phía nam và khu vực Trung Bộ.

+ Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới tăng lên nhưng cơn bão mạnh tăng và thất thường về cường độ, thời gian hoạt động.

+ Số ngày rét đậm, rét hại giảm đi nhưng các ngày rét đậm, rét hại có nhiệt độ xuống thấp kỉ lục tăng lên.

♦ Ví dụ: Từ ngày 6/10/2020 đến 13/10/2020, đợt mưa lớn ở tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng lượng mưa từ 1000mm - 2300mm.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Tác động đến sông ngòi: Biến đổi khí hậu đã tác động đến thuỷ chế của sông ngòi, làm chế độ nước sông thay đổi thất thường.

+ Vào mùa lũ, lượng nước tăng nhanh ở các dòng sông, gây sạt lở lớn hai bên bờ sông và ngập úng trên diện rộng.

+ Vào mùa cạn, lượng nước ở hầu hết các hệ thống sông nước ta giảm từ 3 – 10%, mực nước sông giảm mạnh, gây xâm nhập mặn sâu và thời gian kéo dài.

- Tác động tới hồ, đầm và nước ngầm: sự gia tăng của số ngày hạn hán đã làm cho mực nước của các hồ đầm xuống thấp, mực nước ngầm cũng hạ thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm.

15 tháng 8 2023

Tham khảo
1.

* Đặc điểm chung: Khí hậu vùng biển nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

* Cụ thể:

- Nhiệt độ không khí trung bình năm khá cao, khoảng 26°C và có xu hướng tăng dần từ vùng biển phía bắc xuống vùng biển phía nam.

- Lượng mưa: trung bình trên biển từ 1100 đến 1300 mm/năm, thấp hơn lượng mưa trung bình trên đất liền.

- Gió trên Biển:

+ Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau: gió thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế; các tháng còn lại: ưu thế thuộc về gió thổi theo hướng tây nam (riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng đông nam).

+ Gió mạnh hơn trên đất liền. Tốc độ trung bình đạt 5 - 6 m/s và cực đại tới 50 m/s.

+ Gió trên Biển Đông có vai trò quan trọng trong việc hình thành dòng biển theo mùa và sóng trên biển.

- Bão trên Biển Đông:

+ Thường được hình thành ở vùng biển phía tây Thái Bình Dương hoặc ngay trên Biển Đông.

+ Trung bình mỗi năm có 9 - 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào đất liền Việt Nam.
2. 

Lựa chọn: trạm khí tượng Phú Quốc (Kiên Giang).

(*) Nhận xét:

- Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình năm của tại Phú Quốc là 27,2°C.

+ Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 và 5 (khoảng 29°C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12 và 1 (khoảng 26°C).

+ Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ (khoảng 3°C).

- Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm lớn, đạt 3098 mm với một mùa mưa và một mùa khô khá rõ.

+ Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8 (khoảng 600 mm).

+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5, tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 (khoảng 10 mm).

16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Biến đổi khí hậu đã và đang tác động đến khí hậu, làm thay đổi các yếu tố khí hậu ở nước ta:

+ Biến đổi về nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng trên phạm vi cả nước. với mức tăng trung bình toàn Việt Nam là 0,890C trong thời kì từ 1958 - 2018.

+ Biến đổi về lượng mưa: tổng lượng mưa có tính biến động trên phạm vi cả nước.

+ Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như: mưa lớn, bão, rét đậm, rét hại…

=> Nhìn chung, biến đổi khí hậu đã khiến thời tiết nước ta trở nên khắc nghiệt hơn.

16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Biến đổi khí hậu tác động lớn đến thuỷ văn nước ta, đặc biệt tới lưu lượng nước và chế độ nước sông:

+ Lượng mưa trung bình năm biến động làm lưu lượng nước sông cũng biến động theo.

+ Sự chênh lệch lưu lượng nước giữa mùa lũ và mùa cạn gia tăng. Vào mùa mưa lũ, số ngày mưa lũ gia tăng gây nên tình trạng lũ quét ở miền núi và ngập lụt ở đồng bằng ngày càng trầm trọng. Vào mùa cạn, lưu lượng nước giảm, làm gia tăng nguy cơ thiếu nước sinh hoạt và sản xuất ở một số địa phương.

Dịch việt-anh( lưu ý không chép ở google dịch)Hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra hoàn toàn do biến đổi khí hậuNhiệt độ toàn cầu tăng kỷ lục, đợt nóng cực độ tại châu Á và nước biển ấm bất thường ở Alaska trong năm 2016 là những hiện tượng phát sinh hoàn toàn từ tình trạng Trái Đất ấm lên do những hoạt động của con người. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học thế...
Đọc tiếp

Dịch việt-anh( lưu ý không chép ở google dịch)

Hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra hoàn toàn do biến đổi khí hậu


Nhiệt độ toàn cầu tăng kỷ lục, đợt nóng cực độ tại châu Á và nước biển ấm bất thường ở Alaska trong năm 2016 là những hiện tượng phát sinh hoàn toàn từ tình trạng Trái Đất ấm lên do những hoạt động của con người. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học thế giới xác định nếu không có tình trạng biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan như vậy đã không xảy ra.

Kết luận trên được đưa ra trong báo cáo "Lý giải các hiện tượng cực đoan năm 2016 từ góc độ khí hậu," công bố ngày 13/12 tại cuộc họp hàng năm của Liên đoàn Địa vật lý Mỹ ở New Orleans. Báo cáo tập hợp 27 bản phân tích các hiện tượng thời tiết cực đoan trên khắp năm châu lục và hai đại dương, trong đó 116 nhà khoa học đến từ 18 quốc gia đã tổng hợp các quan sát lịch sử và mô phỏng mô hình để xác định vai trò của biến đổi khí hậu trong hơn 20 hiện tượng thời tiết cực đoan.

4
26 tháng 4 2018

Show the current occurrence symbol is complete to use the transforming


The global configuration in the world, the hot spot at the Asia and the sea space at Alaska in the year 2016 are the live detection from the Earth left Earth of the current activity. This is the first of the learning of the learning for the specified if the none in the state variable, the current moment of the moment was not happen.

The comment on the given in the report of the comment of the length of the last level of the date of the date of the date of the date of the date of the Union of the New Orleans. The report of the 27 report of the current occurrence of the current journal and the two dương, in which 116 home science to from the 18 national total of the history information and models models for undefined the role of the transform variable in over the 20 moment of the current information.

26 tháng 4 2018

Mik k làm hộ bn đâu. Mik mà làm cho bn thì bn được điểm 10 trên Tiếng anh 123 à

4 tháng 2 2023

* Các đới và kiểu khí hậu ở Ô-xtrây-li-a

- Đới khí hậu nhiệt đới

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa

+ Khí hậu nhiệt đới khô

- Đới khí hậu cận nhiệt

+ Khí hậu cận nhiệt địa trung hải

+ Khí hậu cận nhiệt lục địa

+ Khí hậu cận nhiệt hải dương

- Đới khí hậu ôn đới

+ Khí hậu ôn đới hải dương

+ Khí hậu núi cao

* Đặc điểm nhiệt độ, lượng mưa của các trạm khí tượng a, b, c, d

Trạm khí

tượng

a

b

c

d

Nhiệt độ

Nhiệt độ

tháng cao

nhất

30oC (tháng 11, 12)

29oC (tháng 1)

25oC (tháng 3)

27oC (tháng 2)

Nhiệt độ

tháng thấp

nhất

26oC (tháng 7)

12oC (tháng 7)

14oC (tháng 7)

8oC (tháng 7)

Biên độ

nhiệt năm

4oC

17oC

11OC

19oC

Lượng mưa

Lượng mưa

trung bình

năm

1533 mm

274 mm

883 mm

642 mm

Phân bố mưa

trong năm

- Mưa tập trung vào các

tháng 12 – 3.

- Mưa ít vào các tháng 4 – 11.

Mưa ít quanh năm, mưa tập trung vào

các tháng 12 – 3.

- Mưa tập trung vào các

tháng 5 – 8.

- Mưa ít vào các tháng 9 – 4.

Quanh năm

mưa ít.

Kiểu khí hậu

Khí hậu nhiệt đới gió mùa

Khí hậu nhiệt đới

khô

Khí hậu cận nhiệt địa

trung hải

Khí hậu ôn

đới hải dương

 - Các loài sinh vật đặc hữu của Ô-xtrây-li-a: thú có túi, căng-gu-ru, chuột túi, thú mỏ vịt,…

14 tháng 8 2023

Tham khảo

* Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Lôi cuốn 70 quốc gia (trong đó có 38 nước trực tiếp tham chiến) và hàng triệu dân thường vào vòng khói lửa.

- Khiến 10 triệu người chết và khoảng 20 triệu người bị thương

- Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, nhà máy bị phá huỷ...

- Thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 388 tỉ USD.

* Tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Các nước đế quốc: Đức, Nga, Áo - Hung, Ốt-tô-man tan rã, hàng loạt các quốc gia mới ra đời ở châu Âu,… khiến cho bản đồ châu Âu được phân định lại.

- So sánh lực lượng giữa các nước tư bản có sự thay đổi:

+ Mỹ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản

+ Nhật Bản được nâng cao vị thế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

+ Đức bị mất hết thuộc địa và một phần diện tích lãnh thổ; đồng thời phải gánh chịu những khoản bồi thường chiến phí khổng lồ,…

+ Các nước châu Âu khác, như: Anh, Pháp,… bị tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ, nhiều nước trở thành con nợ của Mỹ.

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, một trật tự thế giới mới được thiết lập, thường gọi là “hệ thống Vécxai - Oasinhtơn”

- Sự suy yếu của các nước tư bản (trừ Mĩ) sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo những điều kiện khách quan thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của cao trào cách mạng ở các nước tư bản (1918 - 1923) và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

- Trong giai đoạn hai của cuộc chiến, thành công của cách mạng tháng Mười Nga (năm 1917) đã đánh dấu sự chuyển biến lớn lao trong cục diện chính trị thế giới.