K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

* Các nguyên nhân dẫn đến cách mạng tư sản Pháp:

- Nguyên nhân sâu xa: Cuối thế kỉ XVIII, đời sống kinh tế - chính trị - xã hội và tư tưởng ở Pháp có nhiều chuyển biến quan trọng:

+ Chính trị: Pháp vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là vua Lu-i XVI. Sự chuyên chế và hà khắc của vua Lu-i XVI đã gây nên nhiều bất bình trong nhân dân.

+ Kinh tế: nông nghiệp lạc hậu, mất mùa thường xuyên diễn ra; công - thương nghiệp phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa nhưng bị chính sách thuế của nhà vua kìm hãm.

+ Xã hội: trật tự ba đẳng cấp ngày càng khoét sâu mâu thuẫn trong xã hội. Đẳng cấp thứ ba bất bình với chính sách của vua và hai đẳng cấp trên.

+ Tư tưởng: trào lưu Triết học Ánh sáng được sự đón nhận rộng rãi trong xã hội, thúc đẩy người dân đứng lên làm cách mạng.

- Nguyên nhân trực tiếp: Ngày 5/5/1789, vua Lu-i XVI triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế cũ và đặt thuế mới, nhưng không đạt được sự đồng ý của Đẳng cấp thứ ba. Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với chính quyền phong kiến chuyên chế lên cao.

* Những vấn đề mà cách mạng tư sản Pháp cần giải quyết:

- Xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản.

- Xóa bỏ chế độ đẳng cấp, ban hành các quyền tự do, bình đẳng.

- Đảm bảo quyền tư hữu về ruộng đất cho nông dân.

- Thống nhất thị trường dân tộc, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa.

- Trong quá trình diễn ra cách mạng, nước Pháp còn phải đương đầu với cuộc tấn công, xâm lược của liên minh phong kiến châu Âu, và sự nổi dậy, chống đối của nội phản, do đó, cách mạng Pháp cần giải quyết thêm nhiệm vụ: đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

 Nguyên nhân dẫn đến cách mạng tư sản Anh

- Đến thế kỉ XV - XVI, đời sống kinh tế - chính trị - xã hội ở Anh có nhiều chuyển biến:

+ Nền kinh tế Anh chuyển sang thời kì phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa

+ Xã hội có nhiều biến động, như: nông dân bất bình với nhà nước phong kiến; tầng lớp quý tộc mới ra đời, có thể lực về kinh tế nhưng không có địa vị chính trị tương xứng,…

+ Nền cai trị chuyên chế của vua Sác-lơ I đã tạo ra nhiều bất ổn về chính trị.

- Năm 1640, do cần tiền để đàn áp cuộc nổi dậy ở Xcốt-len, vua Sác-lơ I triệu tập Nghị viện để đặt thêm thuế mới, nhưng bị từ chối. Mâu thuẫn giữa nhà vua với nghị viện ngày càng sâu sắc.

=> Tháng 8/1642, Vua Sác-lơ I tuyên chiến với Nghị viện, cách mạng bùng nổ.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

Nguyên nhân bùng nổ: Những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội trong lòng chế độ phong kiến Pháp.

Kết quả:

- Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ công hòa.
- Đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Tính chất: 

- Được coi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình và triệt để nhất:
- Thiết lập chế độ cộng hòa cùng các quyền tự do, dân chủ;
- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho người nông dân;
- Xóa bỏ chế độ đẳng cấp và quan hệ sản xuất phong kiến.

Đặc điểm chính: Diễn ra dưới hình thức cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt do giai cấp tư sản lãnh đạo, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế bảo vệ Tổ quốc.

Ý nghĩa: 

- Đối với nước Pháp:

Lật đổ chế độ phong kiến, mọi tàn dư của chế độ phong kiến bị thủ tiêu.Người nông dân được giải phóng, vấn đề ruộng đất được giải quyết.Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Đối với thế giới:

Mở ra thời kì thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở những nước tiên tiến Âu - Mĩ.Ảnh hưởng đến nhiều nước để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử thế giới, thúc đẩy lực lượng tiến bộ đứng lên chống phong kiến.

16 tháng 8 2023

Tham khảo :

- Chia sẻ một số thông tin về cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII):

+ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc cách mạng xã hội sâu rộng. Thắng lợi của cuộc cách mạng này đã xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Pháp; góp phần đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống phong kiến ở châu Âu.

+ Cách mạng đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản; diễn ra dưới hình thức: nội chiến cách mạng kết hợp với chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Quần chúng nhân dân Pháp là động lực chủ yếu thúc đẩy cách mạng tiến lên.

+ Ngày 14/7 (ngày tấn công ngục Ba-xti, đánh dấu sự bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp) đã được công nhận là ngày Quốc khánh của nước Pháp vào năm 1880.

+ Lá cờ có ba màu đỏ, trắng và xanh dương xuất hiện trong cách mạng Pháp trở thành quốc kì của nước Cộng hòa Pháp từ năm 1946.

+ Bài ca Mác-xây-e xuất hiện trong cách mạng Pháp cũng trở thành Quốc ca của nước Cộng hòa Pháp.

+ Thông điệp “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền đã trở thành một phần di sản của dân tộc Pháp.

Giải thích: thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp không chỉ tạo ra những thay đổi sâu rộng trong phạm vi nước Pháp mà còn để lại những dấu ấn sâu sắc trong tiên trình lịch sử châu Âu suốt thế kỉ XIX. Do đó, cuộc cách mạng này được ví như "cái chối khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu".

19 tháng 11 2021

B

19 tháng 11 2021

B

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Tiền đề tư tưởng của cách mạng tư sản Anh: Giai cấp tư sản và quý tộc mới ở Anh sử dụng Thanh giáo làm ngọn cờ tư tưởng trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến và chống lại Anh giáo.

- Tiền đề tư tưởng của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: Tư tưởng dân chủ tư sản của giai cấp tư sản và chủ nô thể hiện qua khẩu hiệu: “Tự do và tư hữu”, “Thống nhất hoàn toàn hay là chết". Tổ chức tiến bộ là “Hội những người con tự do” với đại diện tiêu biểu là Thô-mát Giép-phéc-sơn.

- Tiền đề tư tưởng của cách mạng tư sản Pháp:

+ Trào lưu Triết học Ánh sáng (với các đại diện tiêu biểu là: Môngtexkiơ, Vônte, Rútxô,…) đã kịch liệt phê phán tình trạng mục nát, lỗi thời của chế độ phong kiến và Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời, đưa ra những lí thuyết về việc xây dựng nhà nước mới.

+ Những quan điểm tiến bộ của trào lưu Triết học Ánh sáng đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cuộc cách mạng tư sản bùng nổ, thúc đẩy cách mạng đi lên.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Tiền đề tư tưởng của cách mạng tư sản Anh: Giai cấp tư sản và quý tộc mới ở Anh sử dụng Thanh giáo làm ngọn cờ tư tưởng trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến và chống lại Anh giáo.

- Tiền đề tư tưởng của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: Tư tưởng dân chủ tư sản của giai cấp tư sản và chủ nô thể hiện qua khẩu hiệu: “Tự do và tư hữu”, “Thống nhất hoàn toàn hay là chết". Tổ chức tiến bộ là “Hội những người con tự do” với đại diện tiêu biểu là Thô-mát Giép-phéc-sơn.

- Tiền đề tư tưởng của cách mạng tư sản Pháp:

+ Trào lưu Triết học Ánh sáng (với các đại diện tiêu biểu là: Môngtexkiơ, Vônte, Rútxô,…) đã kịch liệt phê phán tình trạng mục nát, lỗi thời của chế độ phong kiến và Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời, đưa ra những lí thuyết về việc xây dựng nhà nước mới.

+ Những quan điểm tiến bộ của trào lưu Triết học Ánh sáng đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cuộc cách mạng tư sản bùng nổ, thúc đẩy cách mạng đi lên.

2 tháng 8 2023

- Tiền đề kinh tế dẫn đến cách mạng tư sản Anh.

 Đến đầu thế kỉ XVII, Anh là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu, đặc biệt là công nghiệp len, dạ. Sản xuất của công trường thủ công chiếm ưu thế hơn sản xuất của phường hội. Giai cấp tư sản và quý tộc mới giàu lên nhanh chóng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương.

- Tiền đề kinh tế dẫn đến chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

Giữa thế kỉ XVI, công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa tại 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ ngày một thể hiện sự phát triển vượt bậc rõ rệt. Các công trường thủ công phổ biến mạnh mẽ ở phía Bắc.Còn ở miền Nam, kinh tế về đồn điền, trang trại được đầu tư và có những chuyển biến rõ rệt.

- Tiền đề kinh tế dẫn đến cách mạng tư sản Pháp.

Cuối thế kỉ XVIII, công - thương - nghiệp ở Pháp đã rất phát triển, đặc biệt là ở những vùng ven biển. Các trang thiết bị, máy móc được sử dụng ngày một nhiều với những cải tiến phù hợp với nhu cầu sản xuất. Còn về ngoại thương có bước tiến mới, các công ty ở Pháp đẩy mạnh thị trường buôn bán, trao đổi hàng hóa với nhiều nước châu Âu và châu Á.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 9 2023

* Nguyên nhân sâu xa: Những chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội và tư tưởng ở Pháp cuối thế kỉ XVIII là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp.

- Về kinh tế:

+ Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu.

+ Nền công, thương nghiệp của Pháp có bước phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, nhưng bị kìm hãm nặng nề bởi những quy định ngặt nghèo của chế độ phường hội.

- Về chính trị:

+ Vào nửa sau thế kỉ XVIII, chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp đã lâm vào tình trạng khủng hoảng.

+ Sự chuyên chế và hà khắc của vua Lu-i XVI và sự quan liêu, tham nhũng của tầng lớp quan lại đã gây nên nhiều bất bình trong nhân dân.

- Về xã hội: Xã hội Pháp phân chia thành ba đẳng cấp: Quý tộc, Tăng lữ và Đảng cấp thứ ba. Trong đó:

+ Quý tộc và Tăng lữ là hai đẳng cấp nắm mọi chức vụ cao nhất trong bộ máy nhà nước, quân đội và giáo hội; có mọi đặc quyền, được miễn các loại thuế.

+ Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau và chịu nhiều áp bức, bóc lột.

- Về tư tưởng: Thông qua trào lưu Triết học Ánh sáng (thế kỉ XVIII), các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản đã đả phá chế độ phong kiến và Giáo hội, mở đường cho cách mạng bùng nổ.

* Nguyên nhân trực tiếp: Ngày 5/5/1789, vua Lu-i XVI triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế cũ và đặt thuế mới, nhưng không đạt được sự đồng ý của Đẳng cấp thứ ba. Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với chính quyền phong kiến chuyên chế lên cao.