Chia sẻ về kết quả tuyên truyền các biện pháp bảo vệ tài nguyên ở địa phương.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài 1:
Thành viên nhóm: Vân, Hà, Huy, Hoa, Tú, Quỳnh
Địa điểm thực hiện: Nhà sinh hoạt cộng đồng
Thời gian thực hiện: Chủ nhật tuần đầu của tháng 4
Mục tiêu tuyên truyền: Biện pháp bảo vệ rừng
Đối tượng tuyên truyền: Người dân trong thôn
Nội dung tuyên truyền: Những biện pháp bảo vệ rừng
Hình thức tuyên truyền: Thuyết trình kết hợp hướng dẫn cách làm.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp: chính quyền xã trưởng thôn, Đoàn thanh niên Hồ Chí Minh trường, xã.
Bài 2:
Tiến hành tuyên truyền những biện pháp bảo vệ tài nguyên tới người dân địa phương theo phương thức và địa điểm đã lựa chọn.
Chia sẻ các hình ảnh, thông tin về những biện pháp bảo vệ tài nguyên và hoạt động tuyên truyền.
Chọn hình thức qua vận động từng nhà, phát tờ rơi, mời họp tại nhà sinh hoạt khu phố, phổ biến cho cư dân khu phố về tình trạng, nghĩa vụ và trách nhiệm mỗi người
- Phát hiện những vấn đề môi trường, tài nguyên và đề xuất kiến nghị bảo vệ môi trường, tài nguyên ở địa phương, tham gia giám sát việc thực hiện kiến nghị bảo vệ môi trường, tài nguyên
- Tuyên truyền những hình ảnh, thông tin về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên qua trang cá nhân để lan truyền với mọi người.
- Tiết kiệm nguồn nước sạch: Tắt nước khi không dùng, khoá nước khi sử dụng xong
- Tiết kiệm nguồn điện: Dùng các thiết bị tiết kiệm điện, tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng
- Trồng và chăm sóc cây xanh, bảo vệ rừng
- Giảm khói thải giao thông qua việc dùng xe đạp hoặc phương tiện công cộng.
- Quy định các công ty, xí nghiệp, nhà máy phải xử lí nước thải, khí thải trước khi thải ra ngoài môi trường.
- Thu gom pin để xử lí.
- Thu gom, tiếp nhận đồ dùng nhựa tái chế, tránh thải ra môi trường.
v.v.v....
Học sinh thực hành theo ý tưởng có từ hoạt động trước.
Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh nằm trên địa bàn 2 huyện Nam Giang và Phước Sơn, giáp biên giới nước Lào với diện tích vùng lõi trên 93.000ha và hơn 108.000ha vùng đệm. Nơi đây ngoài hệ thực vật phong phú còn có nhiều loài động vật đa dạng, quý hiếm với danh mục gồm 53 loài thú, hàng trăm loài chim, bò sát, loài lưỡng cư... Vì vậy, vấn đề nâng cao ý thức của người dân địa phương trong việc bảo vệ các loài động vật hoang dã cũng như công tác bảo vệ rừng nói chung là nhiệm vụ cấp bách.
Để tuyên truyền về bảo vệ động vật hoang dã, nhân viên của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh thường xuyên lồng ghép vào các buổi sinh hoạt cộng đồng làng. Đối với nhiều người dân tại xã Ta Bhing (Nam Giang), điều kiện sống, tập quán canh tác của người dân luôn gắn liền với rừng, vì vậy việc tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã có ý nghĩa đặc biệt trong bảo vệ sự đa dạng sinh học của khu bảo tồn. Cách truyền tải thông tin đơn giản, dễ hiểu; tuyên truyền trực quan bằng các pa nô, tranh ảnh giúp người dân dễ phân biệt và hiểu rõ hơn về hành vi xâm hại rừng, nhất là việc săn bắn các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao. Anh Bling Thạch (thôn Pà Xua, xã Ta Bhing) cho hay: “Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh thường xuyên gửi công văn và cắt cử cán bộ kiểm lâm xuống tận thôn, bản để tuyên truyền nâng cao nhận thức về Luật Quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ các động vật hoang dã quý hiếm trong rừng cũng như công tác phòng cháy chữa cháy. Nhờ đó bà con trong bản được nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ rừng tự nhiên, bảo vệ động vật hoang dã sống trong rừng”.
Ngoài việc tổ chức các buổi tuyên truyền định kỳ đến các thôn, xã nằm sát khu bảo tồn, cán bộ, nhân viên của Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh còn thường xuyên phân công lực lượng tham gia cùng người dân tuần tra, kiểm soát những diện tích rừng tự nhiên mà bà con nhận giao khoán bảo vệ. Trong đó, ngoài việc phát hiện, tháo dỡ bẫy động vật rừng, lực lượng kiểm lâm còn lồng ghép trang bị thêm cho người dân kỹ năng phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi săn bắt, vận chuyển động vật hoang dã. Ông Lê Đức Tuấn - Phó Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh nói: “Bên cạnh công tác phối hợp với các lực lượng chức năng tuần tra bảo vệ rừng, đơn vị chúng tôi đã tăng cường công tác tuyên truyền lưu động với khẩu hiệu “Hãy nói không với động vật hoang dã” ở tất cả thôn, bản trong lâm phận đơn vị quản lý. Những lần họp thôn, họp xã đơn vị thường lồng ghép đưa nội dung bảo vệ động vật hoang dã nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân. Từ đó, người dân cùng phối hợp chặt chẽ với khu bảo tồn bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã”.
Tham khảo: Việc sử dụng đất ở thành phố Hà Nội
- Các loại đất: đất phù sa ngoài đê; đất phù sa trong đê; đất bạc màu; đất fe-ra-lít,…
- Cơ cấu sử dụng đất ở Hà Nội:
+ Đất nông nghiệp chiếm 58,7%.
+ Đất chủ yếu được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp như: trồng lúa, rau củ và cây ăn quả.
- Biện pháp bảo vệ và cải tạo:
+ Sử dụng hợp lí tài nguyên đất, sử dụng hợp lí phân bón hữu cơ.
+ Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ, phục hồi rừng tự nhiên đối với một số huyện: Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, …
Học sinh thực hành theo hướng dẫn.