K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 8 2023

Alkene và alkyne là hai loại hợp chất hữu cơ chứa các liên kết đôi và ba phân tử tương ứng. Chúng đóng vai trò rất quan trọng trong các lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm hóa học khác nhau, ví dụ:

- Sản xuất nhựa: Alkene là một thành phần chính trong quá trình sản xuất nhựa. Ví dụ, etylen (C2H4) được sử dụng để sản xuất polyethylene, một loại nhựa phổ biến được sử dụng trong các sản phẩm từ các túi mua sắm đến ống dẫn nước.

- Sản xuất sợi: Alkene cũng được sử dụng để sản xuất sợi nh kun tơ và sợi tổng hợp khác. Ví dụ, etylen được sử dụng để sản xuất polyethylene terephthalate (PET), một loại polymer được sử dụng để làm chai nước đóng chai và áo phông.

- Sản xuất thuốc nhuộm: Alkene được sử dụng trong sản xuất các loại thuốc nhuộm và mực in. Ví dụ, etylen được sử dụng để sản xuất các chất tạo màu tổng hợp như phthalocyanine green.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Alkene, alkyne đóng vai trò quan trọng trong hoá học nói chung và hoá hữu cơ nói riêng.

Alkene là nguyên liệu để tổng hợp một số polymer như polyethylene (PE); polypropylene (PP) … đây là các polymer được dùng để làm bao bì và các đồ dùng như li, cốc, tủ chứa đồ … Trong công nghiệp dược phẩm, các alkyne là nguyên liệu sản xuất một số dược phẩm như thuốc kháng vius Efavirenz, thuốc kháng nấm Terbinafine, …

Alkyne được dùng làm nguyên liệu trong tổng hợp hữu cơ. Ví dụ acetylene là một alkyne được dùng để tổng hợp các vật liệu polymer như poly(vinyl alcohol), poly(vinyl acetate), … dùng làm bao bì, keo dán, màng đệm, …

13 tháng 6 2018

Đáp án D

Đặt trong sự so sánh với cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật lần 1, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật (KH – KT) lần hai cũng phát triển do đòi hỏi của cuộc sống, nhu cầu của sản xuất.

-  Trong cách mạng KH- KT lần 1, so ở nước Anh nhu cầu sử dụng các sản phẩm dệt tăng cao, yêu cầu cần sáng tạo ra một loại máy làm cho năng suất dệt cao hơn. Vì thế, máy dệt bằng hơi nước và máy kéo sợi Gienni đã ra đời, năng suất nhiều hơn so với dệt bằng tay,

-  Đến những năm 40 của thế kỉ XX, do nhu cầu của cuộc sống con người ngày càng tăng cao, con người không chỉ muốn có nhiều quần áo nữa mà cần có cả các sản phẩm sạch, máy móc tiên nghi trên mọi lĩnh vựC. Xuất phát từ yêu cầu này mà trong cuôc cách mạng KH – KT lần 2, con người đạt đươc nhiều thàng tựu khoa học trên nhiều lĩnh vực: sinh học, hóa học, vật lí, …cùng với đó là nguyên liệu mới, vật liệu mới, máy tính điện tử

Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế...
Đọc tiếp

Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay là:

- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.

- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

Là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được. Nó có mặt tích cực và mặt tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển.

Xét về bản chất, toàn cầu hóa là:

A. Xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được, làm cho mọi mặt đời sống của con người kém an toàn hơn. 

B. Kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. 

C. Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới. 

D. Sự phát triển nhanh chóng các mối quan hệ thương mại, là sự phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu.

1
11 tháng 8 2019

Đáp án C
Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới

14 tháng 11 2023

CH2=CH-CH2-CH3 + H2 → CH3-CH2-CH2-CH3
but-1-ene                            butane
CH3-CH=CH-CH3 + H2 → CH3-CH2-CH2-CH3
but-2-ene
CH☰C-CH2-CH3 + 2H2 → CH3-CH2-CH2-CH3
but-1-yne
CH3-C☰C-CH3 + 2H2 → CH3-CH2-CH2-CH3
but-2-yne

\(C_nH_{2n+2}+\dfrac{3n+1}{2}O_2\rightarrow nCO_2+\left(n+1\right)H_2O\)

\(\dfrac{n_{CO_2}}{n_{H_2O}}=\dfrac{n}{n+1}< 1\)

=>Số mol CO2 nhỏ hơn số mol nước

\(C_nH_{2n}+nO_2\rightarrow nCO_2+nH_2O\)

=>Số mol CO2 bằng số mol nước

\(C_nH_{2n-2}+\dfrac{3n-1}{2}O_2\rightarrow nCO_2+\left(n-1\right)H_2O\)

=>Số mol CO2 nhỏ hơn số mol nước

7 tháng 10 2017

Cuối những năm 80 của Thế kỉ XX, kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng kéo dài. Năm 1986 Nhà nước đã đề ra chính sách Đổi mới, đưa nền kinh tế nước ta thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, kéo dài, từng bước ổn định và phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong công nghiệp: tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng; hình thành một số ngành công nghiệp trọng điểm, các trung tâm công nghiệp mới, các khu công nghiệp; thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghiệp…

=> Như vậy, chính sách phát triển của Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, công nghiệp nước ta giai đoạn này.

Đáp án cần chọn là: D

20 tháng 9 2023

* Quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á

- Thế kỉ X, lịch sử khu vực được mở đầu bằng sự kiện nhà nước độc lập thống nhất của người Việt ra đời.

- Các vương quốc ra đời trước thế kỉ X bước vào thời kì thống nhất và phát triển

- Thế kỉ XIII đánh dấu một mốc quan trọng trên con đường phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:

+ Đại Việt đánh bại cuộc xâm lược của quân Mông - Nguyên, bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ

+ Xuất hiện các quốc gia nói tiếng Thái như Su-khô-thay, A-út-thay-a…

- Đầu thế kỉ XV, vương quốc Ma-lắc-ca được thành lập, trở thành vương quốc phát triển nhất Đông Nam Á

- Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI là thời kì phát triển thịnh vượng của khu vực

* Những thành tựu văn hóa tiêu biểu: Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI các quốc gia phong kiến Đông Nam Á đã đạt được nhiều thành tựu về văn hóa trên các lĩnh vực: tôn giáo, văn học, sử học, kiến trúc, điêu khắc

28 tháng 5 2017

Cách mạng công nghiệp đã giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, biến nước Anh từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp phát triển - công xưởng của thế giới

Đáp án cần chọn là: D