Vùng Nam Bộ có hoạt động sản xuất đa dạng. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết vùng có thể phát triển các hoạt động sản xuất nào.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
* Một số hoạt động kinh tế ở vùng biển đảo nước ta:
- Khai thác và nuôi trồng thủy sản.
- Khai thác tài nguyên khoáng sản (muối, dầu mỏ, khí tự nhiên,…)
- Phát triển các hoạt động du lịch biển.
* Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế vùng biển đảo
- Thuận lợi:
+ Tài nguyên biển (sinh vật, khoáng sản,...) đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển nhiều ngành kinh tế biển, như: khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, khai thác dầu khí,...
+ Vị trí nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông, dọc bờ biển có nhiều vịnh biển kín để xây dựng các cảng nước sâu,... là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.
+ Nhiều bãi biển đẹp, nước biển ấm, chan hoà ánh nắng, nhiều vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển ven biển và trên các đảo,... tạo điều kiện để phát triển du lịch biển đảo.
- Khó khăn:
+ Vùng biển nhiệt đới nước ta nhiều thiên tai, đặc biệt là bão. Những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã tác động lớn tới thiên nhiên vùng biển đảo, gây khó khăn cho phát triển kinh tế biển đảo.
+ Cơ sở hạ tầng các vùng biển và hải đảo nhìn chung còn chưa đầy đủ và đồng bộ, không tương xứng với tiềm năng và thế mạnh biển đảo.
a: Trung du, miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng Bắc Bộ.
b: Tham khảo:
c: Có sự khác biệt là bởi vì 2 vùng này có sự khác biệt về nhiệt độ, địa hình
- Yêu cầu a) Em đã được học về các vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng Bắc Bộ.
- Yêu cầu b) Hoàn thành bảng
Trung du và miền núi Bắc Bộ | Đồng bằng Bắc Bộ | |
Vị trí địa lí | - Tiếp giáp với: + Vùng Duyên hải miền Trung và Đồng bằng Bắc Bộ. + Vịnh Bắc Bộ. + Các nước Lào và Trung Quốc. | - Tiếp giáp với: + Trung du và miền núi Bắc Bộ; + Duyên hải miền Trung; + Vịnh Bắc Bộ. |
Thiên nhiên | - Địa hình: có nhiều dạng khác nhau như: núi, đồi, cao nguyên,... - Khí hậu: + Mùa hạ nóng, mưa nhiều; + Mùa đông lạnh nhất cả nước. - Có nhiều sông, suối; sông có nhiều thác ghềnh. | - Địa hình: khá bằng phẳng và thấp dần về phía biển. - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: + Mùa hạ nóng, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng của báo. + Mùa đông lạnh. - Có nhiều sông lớn, nhiều phù sa. |
Dân cư | - Là địa bàn sinh sống của các dân tộc: Kinh, Mường, Tày, Nùng, Thái, Mông, Dao,... - Là vùng thưa dân; dân cư phân bố không đều. | - Là địa bàn sinh sống của các dân tộc: Kinh, Mường, Tày, Thái, Dao,... - Dân cư đông đúc nhất nước ta; dân cư phân bố không đều. |
Hoạt động sản xuất | - Làm ruộng bậc thang - Xây dựng công trình thủy điện - Khai thác khoáng sản. | - Trồng lúa nước. - Có nhiều nghề thủ công. - Hoạt động công nghiệp và dịch vụ rất phát triển. |
Một số nét văn hóa | - Chợ phiên vùng cao. - Lễ hội Lồng Tồng. - Nghệ thuật Xòe Thái. | - Người dân sống thành làng với nhiều ngôi nhà xây dựng gần nhau - Có nhiều lễ hội đặc sắc. |
Nhân vật hoặc sự kiện lịch sử | - Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập (1945) - … | - Nhân vật: Ngô Quyền; Phùng Hưng;… - Sự kiện: Hoàng Diệu chống thực dân Pháp; chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”,… |
- Yêu cầu c) Có sự khác biệt về hoạt động sản xuất của hai vùng trên là do: giữa 2 vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng Bắc Bộ có nhiều khác biệt về các yếu tố: địa hình; khí hậu; sông ngòi; đất,…
HƯỚNG DẪN
a) Phân tích tác động của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tới phát triển nông nghiệp nhiệt đới của nước ta.
- Thuận lợi
+ Nhiệt ẩm dồi dào cho phép cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển quanh năm; tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao năng suất cây trồng, tăng vụ, xen vụ, luân canh...
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá rõ rệt theo chiều bắc - nam và theo chiều cao địa hình cho phép đa dạng hoá cơ cấu mùa vụ và cây trồng, vật nuôi...
+ Sự phân hoá mùa của khí hậu là cơ sở để có lịch thời vụ khác nhau giữa các vùng, nhờ thế có sự chuyển dịch mùa vụ từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên trung du, miền núi.
+ Mùa đông lạnh còn cho phép phát triển tập đoàn cây trồng vụ đông đặc sắc ở Đồng bằng sông Hồng và các cây trồng, vật nuôi cận nhiệt đới và ôn đới trên các vùng núi.
+ Sự phân hoá các điều kiện địa hình, đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi phải áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
• Ở trung du và miền núi, thế mạnh là các cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
• Ớ đồng bằng, thế mạnh là các cây trồng ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ và nuôi trồng thuỷ sản.
- Khó khăn
+ Tính thất thuờng của các yếu tố thời tiết và khí hậu gây khó khăn cho hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, phòng chống thiên tai...
+ Thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi... thường xảy ra.
b) Nông nghiệp hàng hoá nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ở những vùng có truyền thống sản xuất hàng hoá, các vùng gần với các trục giao thông và các thành phố lớn
- Đặc trưng của nền nông nghiệp hàng hoá là:
+ Người nông dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất ra.
+ Mục đích sản xuất: Tạo ra nhiều lợi nhuận.
+ Sản xuất theo hướng đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hoá, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới; nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.
- Những đặc điểm đó của nông nghiệp hàng hoá được đáp ứng một cách thuận lợi ở ở những vùng có truyền thống sản xuất hàng hoá, các vùng gần với các trục giao thông và các thành phố lớn.
+ Vùng có truyền thống sản xuất hàng hoá là nơi có nhiều kinh nghiệm sản xuất hàng hoá và nhiều thị trường về sản phẩm hàng hoá.
+ Gần với các trục giao thông thuận tiện cho tiêu thụ nông sản và áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất, tiếp cận nhanh các dịch vụ nông nghiệp...
+ Gần các thành phố lớn là gần với thị trường tiêu thụ và nguồn cung cấp vật tư, máy móc, dịch vụ...
a) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta
-Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước
+Điện tích và sản lượng lúa chiếm trên 50% của cả nước+
+Lúa được trồng chủ yêu ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang
+Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1.066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002)
+Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta
-Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng rau đậu
-Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...
-Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh
-Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. Nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh
b) Ý nghĩa của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
-Góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm lương thực, thực phẩm
-Giúp cho sản phẩm lương thực, thực phẩm mở rộng ra thị trường quốc tế
-Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông - công nghiệp
Tham khảo:
(*) Lựa chọn: Thực hiện nhiệm vụ b)
(*) Tham khảo: Giới thiệu về chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ)
- Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ nằm trên một nhánh của dòng sông Hậu chảy qua quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 6 km. Đi đường bộ khoảng 15 phút và mất 30 phút nếu đi bằng thuyền từ Bến Ninh Kiều.
- Hàng hóa tại chợ nổi cũng nhiều và đa dạng từ các mặt hàng như trái cây, ăn uống, cà phê,… đặc biệt vào những ngày cuối năm, chợ nổi sẽ được mặc một lớp áo đầy màu sắc của đủ các loại hoa tết nào là mai, cúc, lan, đồng tiền, vạn thọ,… Để khách hàng phân biệt các ghe hàng bán gì, người bán thường treo các mặt hàng mình bán lên thanh cây treo trước mũi ghe, thuyền được gọi là “bẹo thuyền”.
- Đến chợ nổi Cái Răng, du khách không chỉ trải nghiệm tham quan mà còn được đích thân thưởng thức bữa sáng trên chợ nổi với đầy đủ các món như: bún mắm, bún riêu, cơm tấm, hủ tiếu, cháo,…
- Mặc dù hình thành đã lâu nhưng chợ nổi Cái Răng vẫn giữ được bản sắc của một hình thức chợ nổi lớn nhất tại miền Tây Nam Bộ.
Giải thích:
* Vị trí địa lí
- Giáp Tây Nguyên (vùng nguyên liệu cây công nghiệp, lâm sản), Duyên hải miền Trung (vùng nguyên liệu thủy sản và cây công nghiệp), Đồng bằng sông Cửu Long (vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất), Campuchia, có vùng biển rộng. Đó là các vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm lớn cho vùng ĐNB.
- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
→ Có vùng biển với cảng lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp của vùng với trong nước và quốc tế.
* Tài nguyên thiên nhiên
- Khoáng sản:
- Nổi bật là dầu khí trên vùng thềm lục địa (hàng năm khai thác chiếm chủ yếu của cả nước), quặng bôxit.
- Ngoài ra còn có sét, đá xây dựng cho công nghiệp vật liệu xây dựng và cao lanh cho công nghiệp gốm, sứ; cát trắng làm thủy tinh…
- Vùng còn có khả năng lớn về tự nhiên để phát triển cơ sở nguyên liệu cho CN chế biến N-L-TS : cao su, thủy hải sản…
* Điều kiện kinh tế – xã hội
- Dân cư và nguồn lao động
+ Dân số hơn 15,7 triệu người (2014), chiếm 17,3% dân số cả nước, là cơ sở để tạo nguồn lao động dồi dào.
+ Là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có tay nghề, chuyên môn cao.
+ Nguồn lao động năng động do sớm tiếp xúc với nền kinh tế thị trường, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, nhạy bén trong tiếp thu kĩ thuật, công nghệ mới.
- Cơ sở vật chất – kĩ thuật : Có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt là giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
- Là địa bàn có sự tích tụ lớn về vốn, kĩ thuật, lại tiếp tục thu hút vốn đầu tư trong nứơc và quốc tế.
- Tâp trung nhiều khu công nghiệp ở TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai…
HƯỚNG DẪN
a) Khả năng về tự nhiên
− Đất
+ Diện tích đất rộng khoảng 3 tiệu ha (trong tổng số hơn 4 triệu ha đất tự nhiên) sử dụng vào mục đích nông nghiệp.
+ Đất được phù sa bồi đắp, nhìn chung màu mỡ.
+ Có dải đất phù sa ngọt (1,2 triệu ha) dọc sông Tiền và sông Hậu.
− Khí hậu: Cận Xích đạo, thích hợp cho cây trồng phát triển quanh năm.
− Nguồn nước phong phú (sông ngòi, kênh rạch chằng chịt).
− Khó khăn: Thiếu nước ngọt trong mùa khô; đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
b) Biểu hiện chứng tỏ ở vùng này vẫn chưa khai thác hết tiềm năng cho sản xuất lương thực
− Hệ số sử dụng đất thấp, phần lớn diện tích mới gieo trồng một vụ.
− Vẫn còn diện tích đất hoang hóa mà việc khai thác đòi hỏi phải có đầu tư lớn.
Tham khảo!
Vùng Nam Bộ có thể phát triển các hoạt động sản xuất như:
+ Nông nghiệp (trồng cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả và cây công nghiệp).
+ Đánh bắt và nuôi trồng thủy - hải sản.
+ Sản xuất công nghiệp và phát triển các ngành dịch vụ (thương mại, du lịch,…).