K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
1 tháng 8 2023

* Hoàn cảnh:

- Giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe doa của thực dân phương Tây, nhất là thực dân Anh và Pháp trong cuộc chạy đua về thuộc địa để tìm kiếm nguyên nhiên liệu, lao động và thị trường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

* Nội dung:

- Về kinh tế: nhà nước giảm thuế nông nghiệp, xoá bỏ chế độ lao dịch, khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn, ngân hàng,... Tư bản nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh.

- Về chính trị: đứng đầu nhà nước là vua, bên cạnh vua có Hội đồng nhà nước giữ vai trò là cơ quan tư vấn. Hội đồng chính phủ phụ trách hành pháp, gồm 12 bộ trưởng do các hoàng thân du học ở phương Tây về đảm nhiệm. Quân đội được trang bị và huấn luyện theo kiểu phương Tây.

- Về xã hội: nhà nước xoá bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ, giải phóng người lao động.

- Về văn hoá, giáo dục: mở các trường học theo mô hình phương Tây.

- Về ngoại giao: Xiêm thực hiện ngoại giao mềm dẻo, từng bước xoá bỏ các hiệp ước bất bình đẳng, lợi dụng vị trí nước đệm và mâu thuẫn giữa thực dân Anh và Pháp để giữ gìn chủ quyền đất nước.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Chính trị, quân sự:

+ Xây dựng mô hình nhà nước thống nhất và tập trung theo hướng hiện đại. Chính phủ được tổ chức thành các bộ có quyền lực ngang nhau.

+ Tổ chức lại hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương, quyền lực của giới quý tộc địa phương từng bước bị xóa bỏ.

+ Giải tán hội đồng quý tộc, xây dựng hệ thống luật pháp hiện đại với sự cố vấn của các quan chức phương Tây.

- Kinh tế: sử dụng các cố vấn ngoại quốc nhằm phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại...

- Xã hội: xóa bỏ chế độ lao dịch và quan hệ nô lệ, ban hành Luật việc làm quy định tất cả người lao động phải được trả lương.

- Văn hóa: Thành lập các trường đại học theo mô hình phương Tây, cải cách giáo dục, cử sinh viên sang các nước Âu - Mỹ du học.

- Ngoại giao: Từng bước xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng đã kí với các cường quốc phương Tây, xây dựng quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế giới.

5 tháng 1 2021

- Hoàn cảnh:

Tháng 3/1985 Nhà nước Xô Viết tiến hành công cuộc cải tổ, nhằm khắc phục sai lầm thiếu sót, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Nội dung:

+ Về chính trị: Đa nguyên về chính trị, xoá bỏ chế độ một đảng, tuyên bố dân chủ và  “công khai” mọi mặt.

+ Về kinh tế:Có nhiều phương án nhưng chưa thực hiện được gì, kinh tế tiếp tục giảm sút dẫn đến bất ổn về chính trị, xã hội.

+ Xã hội: Bãi công, nhiều nước cộng hoà đòi li khai, thành lập những quốc gia độc lập, các thế lực chống đối ráo riết.

-  Kết quả:

+ Cuộc đảo chính ngày 19/8/1991 nhằm lật đổ Gooc -ba -chôp nhưng thất bại.

+ Đảng Cộng sản bị đình chỉ hoạt động, 11 nước cộng hòa tách khỏi Liên Bang thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Chế độ XHCN Liên Xô sụp đổ.

- Nguyên nhân sụp đổ:

+ Mô hình CNXH có nhiều thiếu sót sai lầm.

+ Chậm sữa đổi trước những biến đổi của tình hình thế giới.

+ Những sai lầm của một số nhà lãnh đạo.

+ Hoạt động chống phá của các thế lực phản động trong và ngoài nước.

23 tháng 10 2021

K bt

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

♦ Bối cảnh tiến hành cải cách:

- Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây.

- Từ năm 1851, vua Ra-ma IV đã tiến hành cải cách, chủ trương mở cửa buôn bán với nước ngoài. Đặc biệt, từ năm 1868, dưới thời vua Ra-ma V, Xiêm đã tiến hành hàng loạt cải cách quan trọng về ngoại giao, kinh tế, xã hội, hành chính, giáo dục....

♦ Nội dung cải cách:

- Về kinh tế:

+ Trong nông nghiệp, năm 1874, Chính phủ Xiêm đã áp dụng biện pháp miễn trừ và giảm thuế nông nghiệp, tạo điều kiện cho việc khai khẩn đất mới; đến đầu thế kỉ XX, ban hành những quy định quản lí ruộng đất hiện đại.

+ Trong công nghiệp, Chính phủ thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp, đường sắt,..

- Về hành chính: Từ năm 1892, Ra-ma V tiến hành cải cách hành chính theo mô hình phương Tây.

- Về giáo dục: Công tác giáo dục được nhà vua đặc biệt chú trọng. Năm 1898, nhà vua cho công bố Chương trình giáo dục đầu tiên ở Xiêm.

- Về ngoại giao:

+ Năm 1897, Rama V tiến hành chuyến công du sang các nước châu Âu, gặp gỡ đại diện các chính phủ Anh, Pháp, Đức, Nga, nhằm mục tiêu xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng đã kí trước đó.

+ Đầu thế kỉ XX, Chính phủ Xiêm kí một số hiệp ước với nội dung đồng ý cắt một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm ở Lào, Campuchia, Mã Lai cho Pháp và Anh để bảo vệ nền độc lập của nước mình.

♦ Kết quả, ý nghĩa:

- Góp phần giải phóng sức lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển, mở cửa cho hàng hoá xuất khẩu..., đưa Vương quốc Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, từng bước hội nhập với thế giới trong những thập niên tiếp theo.

- Chính phủ Xiêm có thực lực để thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo, nhằm giữ vững nền độc lập và chủ quyền đất nước, không bị rơi vào tình trạng thuộc địa như những nước còn lại ở Đông Nam Á.

22 tháng 12 2020

Chính sách kinh tế mới

a) Hoàn cảnh lịch sử

Năm 1921, nước Nga Xô viết ở trong hoàn cảnh cực kì khó khăn.

- Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.

- Tình hình chính trị không ổn định.

- Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi.

Trong bối cảnh đó, tháng 3-1921, Đảng Bônsêvích Nga quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) do V.I Lê –nin đề xướng,

b) Nội dung của Chính sách kinh tế mới

Bao gồm các chính sách chủ yếu về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ.

* Nông nghiệp: Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. 

* Công nghiệp:

- Tập trung khôi phục công nghiệp nặng.

- Cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân) có sự kiểm soát của Nhà nước.

- Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.

- Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương.

- Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp, phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm nâng cao năng suất lao động.

* Thương nghiệp và tiền tệ:

- Tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn.

- Năm 1924, Nhà nước phát hành đồng rúp mới thay cho các loại tiền cũ.

c) Bản chất, ý nghĩa

- Bản chất: là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.

- Ý nghĩa:

+ Với việc thực hiện chính sách kinh tế mới, nhân dân Xô viết đã vượt qua được cuộc khủng hoảng: Kinh tế được phục hồi, chính trị - xã hội dần được ổn định.

+ Để lại bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước.

5 tháng 8 2023

Lĩnh vực

Nội dung cải cách

Ý nghĩa

Kinh tế, xã hội

- Phát hành tiền giấy, cải cách chế độ thuế khoá, thống nhất đơn vị đo lường.

- Thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô.

- Thúc đẩy kinh tế phát triển.

- Hạn chế thế lực của tầng lớp quý tộc; giúp nông dân có thêm ruộng đất để sản xuất.

- Chế độ thuế khóa nhẹ và công bằng hơn.

- Góp phần ổn định xã hội.

Quân sự

- Tăng cường lực lượng quân đội chính quy, xây dựng nhiều thành luỹ để phòng thủ ở những nơi hiểm yếu.

- Chế tạo vũ khí, đóng thuyền chiến,...

- Biên vào sổ hộ tịch các nhân khẩu từ 2 tuổi trở lên.

- Tiềm lực quốc phòng  của đất nước được nâng cao.

- Số lượng binh lính trong quân đội tăng lên nhiều lần.

Văn hóa, giáo dục

- Bắt các nhà sư dưới 50 tuổi hoàn tục;

- Chấn chỉnh lại chế độ học tập và thi cử; mở rộng việc học, đặt học quan đến cấp phủ, châu.

- Tổ chức các kì thi, tuyển chọn được nhiều nhân tài cho đất nước.

+ Đề cao chữ Nôm, sử dụng chữ Nôm trong sáng tác văn chương; dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm.

- Nho giáo từng bước trở thành tư tưởng chủ đạo trong xã hội; Phật giáo suy giảm vai trò và vị thế so với trước.

- Giáo dục, khoa cử có bước phát triển theo hướng quy củ, chuyên nghiệp, mang tính thực tiễn.

- Tính dân tộc trong nền văn hóa được chú trọng, đề cao.

3 tháng 3 2016

Các đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX

            * Hoàn cảnh:

            - Trong nửa sau thế kỉ XIX, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.

            - Để đối phó với tình hình đó, triều đình nhà Nguyễn đã tăng cường bóc lột nhân dân, thậm chí áp dụng cả những biện pháp tiêu cực như: cho nộp tiền chuộc tội, cho buôn bán thuốc phiện, mua quan bán tước…

            - Nhiều cuộc khởi nghĩa và bạo loạn chống triều đình đã nổ ra. Mặc dù, các cuộc khởi nghĩa đều bị dập tắt, nhưng đã làm cho tài lực và binh lực nhà Nguyễn thêm suy sụp. Mẫu thuấn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp phong kiến thống trị ngày càng trở lên sâu sắc. Trong khi đó thực dân Pháp đang ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta,

            - Vận nước nguy nan đã tác động tới quan lại, sĩ phu yêu nước tiến bộ.Nhiều đề nghị cải cách Duy Tân đã được đề ra.

            * Nội dung cơ bản:

            Trong những năm trước khi Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất, ở nước ta đã rộ lên một phong trào đề nghị cải cách, Duy tân như Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch,… với nội dung:

            - Đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta lúc đó, phản ánh tâm tư muốn thoát khỏi khuôn khổ chật hẹp của chế độ phong kiến đương thời, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu, có thể đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.

            - Muốn đưa đất nước theo con đường Duy Tân Nhật Bản.

            - Muốn biệt đãi người phương Tây, học tập cách làm của phương Tây để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trì trệ, lạc hậu.

            - Cải cách muốn chấn chỉnh lại bộ máy quan lại, phát triển công thương, chấn chỉnh võ bị, ngoại giao, cải tổ giáo dục.

            * Nhận xét:

            - Tích cực (Ưu điểm):

            + Nhìn thấy rõ sự khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế và sự bất ổn về chính trị, xã hội lúc bấy giờ.

            + Nhìn thấy sự tồn tại qua lâu đời của ý thức hệ phong kiến là sự cản trở cho sự canh tân đất nước.

            +Thể hiện lòng yêu nước muốn Duy tân đất nước, đưa đất nước phát triển để có điều kiện chống kẻ thù xâm lược.

            + Những đề nghị cải cách đã vượt qua những định kiến, ghen ghét của cheesddooj phong kiến đương thời để làm cho đất nước phát triển. Những cải cách còn mang tư tưởng chủ quan.

            - Hạn chế (Nhược điểm)

            + Những cải cách chưa đề ra biện pháp cụ thể để canh tân đất nước.

            + Phần lớn các sĩ phu còn chấp nhận sự tồn tại của chế độ phong kiến.    

25 tháng 10 2021

 

Hoàn cảnh:

- Trong thời gian ở Anh, Mác và Ăng-ghen cải tổ "Đồng minh những người chính nghĩa" thành "Đồng minh những người cộng sản". Đây là chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế.

- Tháng 2-1848, Cương lĩnh của Đồng minh được công bố dưới hình thức một bản Tuyên ngôn - Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.

 Nội dung:

- Tuyên ngôn gồm có lời mở đầu và bốn chương, bao gồm những luận điểm cơ bản về sự phát triển của xã hội và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

+ Lời mở đầu nêu mục đích, nguyện vọng của những người cộng sản.

+ Tuyên ngôn nêu rõ quy luật phát triển của xã hội loài người là sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.

+ Nhấn mạnh vai trò của giai cấp vô sản là lực lượng lật đổ chế độ tư bản và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.

+ Giai cấp vô sản và Đảng Cộng sản có sứ mệnh xóa bỏ chế độ tư hữu, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

+ Tuyên ngôn kết thúc bằng lời kêu gọi: "Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!".