K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 8 2023

Tham khảo: Cải cách hành chính là trọng tâm trong công cuộc cải cách của vua Minh Mạng. Ông chia cả nước làm 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Mỗi tỉnh đều có Tổng đốc, Tuần phủ cai quản cùng hai ti, hoạt động theo sự điều hành của triều đình. Các phủ, huyện, châu, tổng, xã vẫn giữ như cũ. Việc cải cách như vậy giúp cho hệ thống cơ quan trở nên chặt chẽ, gọn nhẹ hơn. Hệ thống đơ vị hành chính trong cả nước cũng áp dụng đến nay. Nhìn chung, các chính cải cách hình chính giúp vua thuận lợi trong việc quản lí đất nước.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Nhận xét:

Với cuộc Cải cách Minh Mạng, bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương xuống địa phương càng được hoàn thiện. Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ (Thừa Thiên).

+ Tên gọi các tỉnh (thời Nguyễn) cơ bản giống với tên gọi các tỉnh trong bộ máy hành chính của Việt Nam hiện nay.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

 

Dưới thời Nguyễn, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ.

=> Nhận xét về cách tổ chức đơn vị hành chính dưới triều nguyễn :

Nhà Nguyễn vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế Trung ương tập quyền, tổ chức bộ máy nhà nước quy cũ và hoàn chỉnh.Đơn vị hành chính chặt chẽ hơn
TL
10 tháng 5 2021

1. 

* Cuối thế kỉ XIX một trào lưu cải cách diễn ra rầm rộ ở VIệt Nam nhưng kết cục là không được thực hiện, rốt cuộc cơ hội duy tân bị bỏ qua. Nguyên nhân:

 

- Các đề nghị cải cách có những hạn chế:

 

+ Vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.

 

+ Chưa xuất phát từ những vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

 

- Triều đình phong kiến đứng đầu là vua Tự Đức bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách: thực hiện chính sách "bế quan tỏa cảng" không giao lưu với nước ngoài

 

- Tiềm lực kinh tế - xã hội của VN lúc đó không có đủ cơ sở để tiến hành cải cách.

Bây giờ , người dân đc đóng góp ý kiến để xây dựng bộ máy nhà nước , xã hội.

10 tháng 5 2021

1. 

* Cuối thế kỉ XIX một trào lưu cải cách diễn ra rầm rộ ở VIệt Nam nhưng kết cục là không được thực hiện, rốt cuộc cơ hội duy tân bị bỏ qua. Nguyên nhân:

 

- Các đề nghị cải cách có những hạn chế:

 

+ Vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.

 

+ Chưa xuất phát từ những vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

 

- Triều đình phong kiến đứng đầu là vua Tự Đức bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách: thực hiện chính sách "bế quan tỏa cảng" không giao lưu với nước ngoài

 

- Tiềm lực kinh tế - xã hội của VN lúc đó không có đủ cơ sở để tiến hành cải cách.

Bây giờ , người dân đc đóng góp ý kiến để xây dựng bộ máy nhà nước , xã hội.

5 tháng 8 2023

- Vị trí địa chiến lược của Việt Nam:

+ Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á - khu vực nằm trên trục đường giao thông quan trọng kết nối châu Á và châu Đại Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

+ Việt Nam cũng là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á; giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo,…

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
22 tháng 8 2023

Sự phân chia của Minh Mạng được dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp về mặt địa lí, dân cư, phong tục tập quán địa phương phù hợp với phạm vi quản lí một tỉnh. Là cơ sở để phân chia các tỉnh như ngày nay. Vì vậy, cải cách của Minh Mạng được đánh giá rất cao.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

- Một số bài học kinh nghiệm từ cuộc cải cách của vua Minh Mạng có thể áp dụng vào việc xây dựng nền hành chính Việt Nam:

+ Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước;

+ Xây dựng cơ cấu bộ máy nhà nước đơn gọn nhẹ, chặt chẽ;

+ Phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước theo nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng”.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

* Tình hình chính trị Việt Nam thời Nguyễn:

- Về hành chính:

+ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.

+ Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)

+ Đến thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

=> Bộ máy nhà nước quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

- Về luật pháp:

+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long.

+ Nội dung của Luật Gia Long bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.

- Về quân đội: chia thành 3 bộ phận:

+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)

+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)

+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).

- Về đối ngoại:

+ Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;

+ Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.

* So sánh cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng:

- Thời vua Gia Long: cả nước được chia làm 3 vùng là:

+ Bắc thành (gồm các trấn thuộc Bắc bộ ngày nay);

+ Gia định thành (gồm các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay).

+ 4 trấn và 7 doanh do nhà vua trực tiếp quản lí (thuộc khu vực Trung Bộ ngày nay).

- Thời vua Minh Mạng:

+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.

14 tháng 8 2023

Tham khảo:

* Tình hình chính trị Việt Nam thời Nguyễn:

- Về hành chính:

+ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.

+ Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)

+ Đến thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

=> Bộ máy nhà nước quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

- Về luật pháp:

+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long.

+ Nội dung của Luật Gia Long bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.

- Về quân đội: chia thành 3 bộ phận:

+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)

+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)

+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).

- Về đối ngoại:

+ Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;

+ Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.

* So sánh cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng:

- Thời vua Gia Long: cả nước được chia làm 3 vùng là:

+ Bắc thành (gồm các trấn thuộc Bắc bộ ngày nay);

+ Gia định thành (gồm các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay).

+ 4 trấn và 7 doanh do nhà vua trực tiếp quản lí (thuộc khu vực Trung Bộ ngày nay).

- Thời vua Minh Mạng:

+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.