Khai thác tư liệu 3, em rút ra bài học lịch sử gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
- Các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc dù thắng lợi hay thất bại đều để lại những bài học lịch sử sâu sắc, còn nguyên giá trị đến ngày nay:
+ Thứ nhất, bài học về xây dựng lực lượng. Đây là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc chống ngoại xâm của dân tộc.
+ Thứ hai, bài học về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Đoàn kết là sức mạnh giúp nhân dân ta có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
+ Thứ ba, bài học về nghệ thuật quân sự với những kinh nghiệm đánh giặc dũng cảm và mưu trí, phong phú và độc đáo của cha ông ta.
Tham khảo
Sưu tầm tư liệu về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
- Hình ảnh:
Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp trên tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin
- Một số câu nói nổi tiếng:
+ “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
+ “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn ? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào?”
+ “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”
+ “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”
(*) Bài giới thiệu về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) thời thơ ấu và thanh thiếu niên tên là Nguyễn Sinh Cung và Nguyễn Tất Thành trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều tên khác.
Hồ Chí Minh sinh trong một gia đình nhà nho yêu nước, quê ở làng Kim Liên (làng Sen), nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ, Nguyễn Tất Thành học chữ Hán, sau đó học chữ quốc ngữ và tiếng Pháp ở Trường Quốc học Huế. Người vào dạy học ở Trường Dục Thanh - một trường học của tổ chức yêu nước ở
Phan Thiết (nay thuộc tỉnh Bình Thuận) một thời gian ngắn rồi vào Sài Gòn ; đến đầu tháng 6 năm 1911, Người xuống tàu ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Năm 1918, Người tham gia Đảng Xã hội Pháp, thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước. Năm 1919, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp gửi tới Hội nghị hoà bình họp ở Véc-xai (Pháp) bản Yêu sách của nhân dân An Nam, kí tên Nguyễn Ái Quốc. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia đại hội thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Trong thời gian ở Pháp. Người tích cực viết báo, viết sách tuyên truyền chống chủ nghĩa thực dân và đoàn kết các dân tộc thuộc địa. Từ năm 1923 đến năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chủ yếu hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan. Ngày 3/2/1930, Người thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hương Cảng (Hồng Kông). Đầu năm 1941, Người về nước, thành lập Mặt trận Việt Minh, chuẩn bị lực lượng để đưa cách mạng Việt Nam tới thắng lợi. Từ năm 1942, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tiếp đó, Người lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, giành độc lập, tự do của dân tộc. Hồ Chí Minh qua đời ngày 2/9/1969.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới. Đóng góp to lớn nhất của Người đối với đất nước là sự nghiệp cách mạng.
(*) Bài học từ nhân vật:
- Lòng yêu nước.
- Tinh thần ham học hỏi, siêng năng, kiên trì.
- Ý chí quyết tâm và nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách.
- …
- Ý chí quyết tâm tiêu diệt xâm lược Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần đã thể hiện tinh thần đoàn kết cao độ, trên dưới đồng lòng đánh giặc:
+ Khi vua Trần hỏi Trần Thủ Độ nên đánh hay hòa, Trần Thủ Độ đã khẳng khái trả lời: “ Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.
+ Tại hội nghị Điện Diên Hồng, khi vua Trần hỏi nên đánh hay hòa, cả điện đồng thanh hô “ Đánh”.
+ Trần Hưng Đạo viết Hịch tướng sĩ , có câu: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng…”.
+ Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “Sát thát”. (giết giặc Mông Cổ).
Tham khảo
* Nét chính về tình hình thương nghiệp trong các thế kỉ XVI - XVIII:
- Nội thương:
+ Hoạt động buôn bán trong dân đã trở nên phổ biến.
+ Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi và thường hợp theo phiên.
- Ngoại thương phát triển mạnh:
+ Có quan hệ giao thương với thương nhân nhiều nước trên thế giới, như: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Nhật Bản,…
+ Trong quá trình giao thương: người Việt bán các sản phẩm: tơ lụa, đường trắng, đồ gốm, lâm sản,... và mua về các mặt hàng như: len dạ, bạc, đồng, vũ khí...
+ Thương nhân nhiều nước đã xin lập phố xá, thương điếm để buôn bán lâu dài
- Nhiều đô thị hưng khởi do sự phát triển của thương mại:
+ Ở Đàng Ngoài có: Kẻ Chợ (Thăng Long), Phố Hiến (Hưng Yên),…
+ Ở Đàng Trong có: Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Bến Nghé - Sài Gòn,…
* Điểm mới so với những giai đoạn trước đó:
- Chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài có quan hệ giao thương với thương nhân nhiều nước trên thế giới, như: Nhật Bản, Trung Hoa, Hà Lan, Anh, Pháp,… Thương nhân các nước (nhất là các nước phương Tây) xin lập phố xá, thương điếm để buôn bán lâu dài.
- Bên cạnh những đô thị được hình thành từ trước đó, ở các thế kỉ XVI - XVIII, xuất hiện nhiều đô thị mới với hoạt động giao thương sầm uất, tấp nập, như: Hội An (Quảng Nam); Bến Nghé - Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh); Cù Lao Phố (Biên Hòa, Đồng Nai); Mỹ Tho (Tiền Giang); Hà Tiên (Kiên Giang),…
Tham khảo:
♦ Từ cuối thế kỉ XIV, nhà Trần lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng tên tất cả các lĩnh vực: kinh tế - xã hội và chính trị:
- Về kinh tế - xã hội
+ Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo tu sửa, bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi,.... nên nhiều năm bị mất mùa, đói kém.
+ Vương hầu, quý tộc, địa chủ nắm trong tay nhiều ruộng đất khiến ruộng đất của nông dân bị thu hẹp, đời sống bấp bênh, khổ cực.
+ Nhiều nông dân phải bán ruộng đất, vợ, con cho các quý tộc, địa chủ giàu có và bị biến thành nô tì.
+ Mâu thuẫn giữa nông dân nghèo, nô tì với giai cấp thống trị trở nên gay gắt. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì đã nổ ra như: khởi nghĩa Ngô Bệ (Hải Dương), khởi nghĩa Phạm Sư Ôn (Hà Nội),...
- Về chính trị:
+ Vua và tầng lớp quý tộc, quan lại nhà Trần ngày càng sa vào những thú ăn chơi, hưởng lạc. Trong triều, trung thần thì ít mà kẻ gian nịnh, cơ hội thì nhiều.
+ Triều Trần suy yếu đến mức không còn khả năng bảo vệ sự an toàn của đất nước, bất lực trước các cuộc tấn công của Chămpa và những yêu sách ngang ngược của nhà Minh (Trung Quốc).
=> Trong bối cảnh đó, Hồ Quý Ly - một quý tộc thuộc dòng họ ngoại của nhà Trần từng bước thâu tóm quyền lực, buộc vua Trần nhường ngôi, lập ra triều Hồ (1400).
Tham khảo
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Lật đổ chính quyền Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hơn 2000 năm ở Trung Quốc.
+ Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.
+ Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam).
- Hạn chế:
+ Không xóa bỏ triệt để giai cấp phong kiến.
+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
+ Không chống lại các nước đế quốc xâm lược.
Tham Khảo :
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Lật đổ chính quyền Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hơn 2000 năm ở Trung Quốc.
+ Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.
+ Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam).
- Hạn chế:
+ Không xóa bỏ triệt để giai cấp phong kiến.
+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
+ Không chống lại các nước đế quốc xâm lược.
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
- Nguyên nhân thắng lợi
+ Tinh thần yêu nước, sự đồng lòng, ý chí chiến đấu của quân dân ta
+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung – Nguyễn Huệ và bộ chỉ huy quân sự
- Ý nghĩa lịch sử
+ Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn – Trịnh
+ Xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất quốc gia
+ Đánh tan cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền lãnh thổ
Tham khảo:
- Vai trò: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi của những cuộc kháng chiến góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập, giữ gìn bản sắc văn hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng đất nước.
- Ý nghĩa: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa lớn trong việc hình thành và vâng cao lòng tự hào, ý thức tự cường và tô đậm những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc.
Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch:
- Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá để phát triển ngành Du lịch, đem lại những nguồn lực lớn
- Cung cấp tri thức lịch sử văn hóa để hỗ trợ quảng bá, thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững.
- Cung cấp bài học kinh nghiệm, hình thành ý tưởng để lên kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch.
Tham khảo:
- Câu nói của Hồ Nguyên Trừng cho thấy: sự ủng hộ của nhân dân và tinh thần đoàn kết trong toàn dân là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ hoặc giành lại độc lập dân tộc.
=> Bài học lịch sử rút ra là: trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, chúng ta phải luôn chú trọng đến việc tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.