Dựa vào bảng 18.1, hãy trình bày sự phân hóa lãnh thổ của nền kinh tế Hoa Kỳ.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
♦ Đất nước Hoa Kỳ được phân thành các khu vực kinh tế. Mỗi khu vực có đặc điểm nổi bật riêng biệt.
- Khu vực kinh tế Đông Bắc
+ Kinh tế phát triển sớm nhất và mạnh nhất ở Hoa Kỳ.
+ Công nghiệp dệt, luyện kim, hoá chất, chế tạo máy, đóng tàu,.. phát triển.
+ Tập trung nhiều công ty tài chính, bảo hiểm, thương mại, các cảng biển lớn nhất đất nước.
+ Các trung tâm kinh tế lớn trong vùng: Niu Oóc, Phi-la-đen-phi-a, Bô-xtơn,...
- Khu vực kinh tế Trung tây
+ Kinh tế phát triển tương đối sớm.
+ Có các vành đai rau và chăn nuôi bò sữa ở phía nam Ngũ Hồ; vành đai ngô, lúa mì,... ở Đồng bằng Trung tâm.
+ Công nghiệp chế biến phát triển.
+ Nhiều trung tâm dịch vụ lớn của cả nước.
+ Các trung tâm kinh tế lớn trong vùng: Đi-troi, Si-ca gô, Can dát Xi-ti...
- Khu vực kinh tế phía Nam
+ Hoạt động kinh tế phát triển mạnh từ cuối thế kỉ XX với sự xuất hiện của Vành đai Mặt Trời.
+ Sản xuất các loại nông sản nhiệt đới và cận nhiệt đới.
+ Các ngành công nghiệp truyền thống là chế biến thực phẩm, sản xuất máy nông nghiệp, khai thác và chế biến dầu khí.... Các ngành công nghiệp hiện đại là hàng không - vũ trụ, điện tử - tin học....
+ Phát triển các lĩnh vực dịch vụ thông tin, phần mềm máy tính....
+ Các trung tâm kinh tế lớn trong vùng: Át-lan-ta, Hao-xtơn, Mai-a-mi...
- Khu vực kinh tế phía Tây
+ Phía tây nam là một trong những vùng sản xuất nông nghiệp hàng đầu của Hoa Kỳ. Phía tây bắc rất phát triển khai thác hải sản. Đồng bằng Lớn chăn nuôi bò thịt với quy mô lớn.
+ Từ giữa thế kỉ XX, công nghiệp phát triển nhanh ở các bang phía tây nam ven Thái Bình Dương. Đặc biệt, thung lũng Si-li-côn nổi tiếng với công nghệ thông tin.
+ Phát triển du lịch.
+ Các trung tâm kinh tế lớn trong vùng: Lốt An giơ lét, Xan Phran-xi-xcô, Xit-tơn.
♦ Ngoài ra còn có các khu vực kinh tế: A-la-xca và Ha-oai.
+ Khu vực A-la-xca có hoạt động kinh tế chủ yếu là: khai thác dầu khí, đánh cá, khai thác gỗ và nuôi tuần lộc.
+ Khu vực Ha-oai có du lịch là ngành kinh tế chính, ngoài ra còn phát triển trồng cây công nghiệp nhiệt đới.
Tham khảo!
- Công nghiệp là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của HK. Tuy nhiên tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP có xu hướng giảm: năm 1960 là 33,9%, năm 2004 chiếm 19,7% GDP.
- Sản xuất công nghiệp của Hoa Kì gồm 3 nhóm ngành:
+ Công nghiệp chế biến
+ Công nghiệp điện lực
+ Công nghiệp khai khoáng
- Cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành công nghiệp có sự thay đổi: giảm tỉ trọng của các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, dệt, gia công đồ nhựa... tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp hàng không – vũ trụ, điện tử
- Phân bố công nghiệp thay đổi
+ Trước đây, sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc với các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, chế tạo ô tô, đóng tài, hóa chất, dệt...
+ Hiện nay, sản xuất công nghiệp mở rộng xuống vùng phía nam và ven Thái Bình Dương với các ngành công nghiệp hiện đại như hóa dầu, công nghiệp hàng không – vũ trụ, cơ khí, điện tử...
- Ngành công nghiệp Hoa Kỳ có sự chuyển dịch theo lãnh thổ. Vùng Đông Bắc là nơi phát triển sớm nhất của Hoa Kỳ, tập cung nhiều trung tâm công nghiệp lâu đời
Tham khảo!
Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Địa hình và đất:
+ Phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mỹ có địa hình đa dạng và phân hóa từ tây sang đông:
▪ Phía tây là một bộ phận của hệ thống núi Cooc-đi-e với nhiều dãy núi trẻ, cao trung bình trên 3000 m; xen giữa các dãy núi là các bồn địa, cao nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc; đất chủ yếu là đất đỏ nâu, đấy xám hoang mạc và bán hoang mạc; ven Thái Bình Dương có các thung lũng và đồng bằng nhỏ hẹp, đất màu mỡ.
▪ Phía đông là dãy A-pa-lát và vùng đồng bằng duyên hải Đại Tây Dương, đất phù sa màu mỡ.
+ Bán đảo A-la-xca: có địa hình rất đa dạng, gồm nhiều dãy núi trẻ xen kẽ các đồng bằng.
+ Quần đảo Ha-oai: địa hình chủ yếu là đồi núi, bờ biển,…
- Khí hậu:
+ Phân hóa đa dạng thành nhiều đới, kiểu khí hậu khác nhau.
▪ Ở vùng trung tâm Bắc Mỹ: phần lãnh thổ phía bắc chủ yếu nằm trong đới khí hậu ôn đới với hai kiểu khí hậu chính là ôn đới lục địa và ôn đới hải dương. Phần lãnh thổ phía nam chủ yếu nằm trong đới khí hậu cận nhiệt, với hai kiểu khí hậu chính là cận nhiệt địa trung hải và cận nhiệt hải dương.
▪ Bán đảo A-la-xca có khí hậu cận cực;
▪ Quần đảo Ha-oai có khí hậu nhiệt đới.
+ Ở các vùng núi cao, khí hậu có sự phân hóa theo độ cao.
- Sông, hồ:
+ Có nhiều sông lớn như: Mi-xi-xi-pi, Mit-xu-ri, Cô-lô-ra-đô, Cô-lum-bi-a...; Các sông chủ yếu chảy ra Đại Tây Dương và Thái Bình Dương; Chế độ nước sông phức tạp do có nhiều nguồn cung cấp nước khác nhau.
+ Có nhiều hồ lớn. Đặc biệt, vùng Ngũ Hồ nằm ở biên giới giữa Hoa Kỳ với Ca-na-đa là một hệ thống gồm 5 hồ với tổng diện tích khoảng 245000 km2.
- Sinh vật:
+ Thảm thực vật đa dạng, thay đổi từ bắc xuống nam và từ tây sang đông: đài nguyên và đài nguyên rừng phân bố ở A-la-xca; Rừng lá kim chủ yếu ở phía tây, ven Thái Bình Dương; Rừng lá rộng phân bố ở phía đông, ven Đại Tây Dương; Khu vực phía tây nam phát triển rừng lá cứng.
+ Động vật tự nhiên ở Hoa Kỳ đa dạng, các loài tiêu biểu là: Đại bàng đầu trắng, bò Bi-dông, gấu nâu,…
- Khoáng sản:
+ Tài nguyên khoáng sản phong phú và giàu có bậc nhất thế giới với đầy đủ các nhóm khoáng sản quan trọng:
▪ Khoáng sản năng lượng tập trung ở phía đông bắc và ven vịnh Mê-hi-cô;
▪ Kim loại đen phân bố ở phía nam vùng Ngũ Hồ, kim loại màu phân bố ở phía tây;
▪ Khoáng sản phi kim loại phân bố rải rác ở phía tây và phía đông nam.
+ Nhiều loại khoáng sản của Hoa Kỳ có trữ lượng hàng đầu thế giới.
- Biển:
+ Tiếp giáp với hai đại dương lớn là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, với các biển, vịnh biển lớn như: vịnh Mê-hi-cô, vịnh A-la-xca, biển Xác-gát,...
+ Ven biển có nhiều vịnh và bãi biển đẹp.
+ Thềm lục địa chứa nguồn tài nguyên khoáng sản lớn, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên. Tài nguyên sinh vật biển phong phú, nhiều loài có giá trị kinh tế cao.
Tham khảo!
- Nông nghiệp ở Hoa Kỳ là ngành nông nghiệp phát triển, đứng đầu thế giới về sản lượng ngũ cốc (lúa mì, ngô...). Mặc dù nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 2% GDP nhưng mỗi năm cũng thu về cho đất nước khoảng 240 - 260 tỷ USD. Sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn, khoảng 75 - 80 tỉ USD mỗi năm.
- Các lãnh thổ sản xuất nông nghiệp Hoa Kỳ cũng có sự thay đổi lớn theo hướng đa dạng hóa các loại nông sản nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng và khai thác hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên.
Tham khảo:
Đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
`-` Phạm vi lãnh thổ:
`+ `Diện tích rộng lớn, khoảng 9,5 triệu Km2.
`+` Lãnh thổ Hoa Kỳ bao gồm: phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mỹ, bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-oai. Trong đó: Phần trung tâm Bắc Mỹ: diện tích khoảng 8 triệu km2, chiều bắc - nam kéo dài từ khoảng vĩ độ 25°B đến vĩ độ 49°B, chiều đông - tây từ khoảng kinh độ 125°T đến kinh độ 67°T. Bán đảo A-la-xca: ở tây bắc châu Mỹ, có diện tích hơn 1,5 triệu km2. Quần đảo Ha-oai nằm giữa Thái Bình Dương với diện tích hơn 16 nghìn km2.
`-` Vị trí địa lí:
`+` Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, cách xa các trung tâm kinh tế khác;
`+` Vị trí tiếp giáp: phía bắc, giáp Ca-na-đa và Bắc Băng Dương; phía đông, giáp Đại Tây Dương; phía tây, giáp Thái Bình Dương; phía nam, giáp Mê-hi-cô.
`-` Thuận lợi:
`+ `Diện tích lãnh thổ rộng lớn, thiên nhiên phân hóa đa dạng tạo điều kiện phát triển kinh tế đa dạng.
`+` Giáp ba đại dương lớn, nên Hoa Kỳ dễ dàng giao lưu với các nước khác trên thế giới bằng đường biển.
`+` Giáp Ca-na-đa và Mê-hi-cô là hai quốc gia có tài nguyên phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thuận lợi giao lưu, phát triển kinh tế.
`- `Khó khăn:
`+` Lãnh thổ rộng lớn nên gặp khó khăn trong quản lí dân cư - xã hội và khó kiểm soát tình hình nhập cư trái phép.
`+` Khó khăn trong giao lưu về kinh tế - văn hóa với thế giới, hoạt động thương mại tốn kém về chi phí vận tải.
`+ Chịu nhiều thiên tai từ biển và đại dương như: bão, sóng thần…
Đặc điểm vị trí của Hoa Kỳ:
- Là quốc gia có diện tích lớn, khoảng 9,8 triệu km2
- Bao gồm:
+ Phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mỹ: từ khoảng vĩ độ 25oB đến vĩ độ 49oB và kinh độ 67oTây đến kinh độ 125oT
+ Bản đảo A-la-xca: là bán đâỏ rộng ở chây Mỹ
+ Phần đảo Ha-oai: nằm giữa Thái Bình Dương
- Hoa Kỳ nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, giáp với Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, tiếp giáp với các nước Ca-na-đa và Mê-hi-cô
b) Thuận lợi:
+ Lãnh thổ rộng lớn, thiên nhiên phân hoá, tạo điều kiện phát triển kinh tế đa dạng.
+ Tiếp giáp với các quốc gia có nguồn tài nguyên phong phú, đồng thời là những thị trường tiêu thụ rộng lớn
Các nguồn lực phát triển kinh tế rất đa dạng, mỗi loại nguồn lực đóng vai trò nhất định đối với sự phát triển kinh tế.
| Dựa vào nguồn gốc | Dựa vào phạm vi lãnh thổ |
Phân loại | - Vị trí địa lí: tự nhiên, kinh tế, chính trị và giao thông. - Tự nhiên: địa hình, khí hậu, đất, nước, sinh vật, biển, khoáng sản. - Kinh tế - xã hội: dân cư và lao động, vốn, thị trường, khoa học công nghệ, kĩ thuật, giá trị lịch sử văn hóa, chính sách và xu thế phát triển. | - Nguồn lực trong nước: Bao gồm vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên, dân cư, xã hội, lịch sử, văn hóa, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách của đất nước,... - Nguồn lực ngoài nước: Bao gồm thị trường, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lí sản xuất, kinh doanh, bối cảnh quốc tế,... từ bên ngoài. |
Vai trò | - Vị trí địa lí được xem là nguồn lực có lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế. - Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. - Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế; là cơ sở để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn. | - Nguồn lực trong nước đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. - Nguồn lực ngoài nước đóng vai trò quan trọng, thậm chí đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
|
- Khái niệm: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.
- Phân loại cơ cấu kinh tế: cơ cấu theo ngành, cơ cấu theo thành phần kinh tế và cơ cấu theo lãnh thổ.
Loại cơ cấu | Cơ cấu theo ngành | Cơ cấu theo thành phần kinh tế | Cơ cấu theo lãnh thổ |
Thành phần | - Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. - Công nghiệp và xây dựng. - Dịch vụ. | - Kinh tế trong nước (kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước). - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. | - Vùng kinh tế. - Khu kinh tế. - … |
Ý nghĩa | Cơ cấu theo ngành là bộ phận cơ bản nhất trong cơ cấu kinh tế. Cơ cấu theo ngành biểu thị tỉ trọng, vị trí của các ngành và mối quan hệ giữa các ngành trong nền kinh tế. Cơ cấu theo ngành phản ánh trình độ phát triển (khoa học - công nghệ, lực lượng sản xuất,...) của nền sản xuất xã hội. | Cơ cấu theo thành phần kinh tế cho biết sự tồn tại của các thành phần tham gia hoạt động kinh tế. Cơ cấu theo thành phần kinh tế phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Vị thế của các thành phần kinh tế có sự thay đổi ở các giai đoạn khác nhau. | Cơ cấu theo nghĩa lãnh thổ cho biết mối quan hệ của các bộ phận lãnh thổ hợp thành nền kinh tế. Cơ cấu theo lãnh thổ phản ánh trình độ phát triển, thế mạnh đặc thù của mỗi lãnh thổ. |
Tham khảo!
Hoa Kỳ là quốc gia rộng lớn, dựa trên sự phân hóa đa dạng về điều kiện tự nhiên, các đặc điểm dân cư - xã hội và kinh tế, quốc gia này được chia thành nhiều khu vực kinh tế: Đông Bắc, Phía Nam, Trung Tây, Phía Tây.
- Khu vực kinh tế Đông Bắc:
+ Khu vực này tập trung nhiều trung tâm kinh tế lớn và nhiều thành phố đông dân ở Hoa Kỳ.
+ Các ngành kinh tế nổi bật của khu vực này là điện tử - tin học, hóa chất, lâm nghiệp, đánh bắt hải sản,...
+ Khu vực còn là trung tâm tài chính, giáo dục, công nghệ và du lịch hàng đầu ở Hoa Kỳ.
+ Một số trung tâm kinh tế lớn như Niu Oóc, Bô-xtơn,...
- Khu vực kinh tế phía Nam:
+ Là khu vực phát triển mạnh về nông nghiệp nhờ có diện tích đất lớn, đất đai màu mỡ. Bên cạnh đó, khu vực này còn có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển.
+ Các ngành kinh tế nổi bật như: sản xuất ô tô, hóa dầu, hàng không vũ trụ, trồng trọt (cây công nghiệp hằng năm, cây ăn quả,...), du lịch,...
+ Một số trung tâm kinh tế lớn là Át-lan-ta, Mai-a-mi, Hiu-xtơn,...
- Khu vực kinh tế Trung Tây:
+ Khu vực này có tiềm năng lớn để phát triển các ngành kinh tế.
+ Một số ngành kinh tế nổi bật của khu vực như sản xuất ô tô, cơ khí, hóa chất, trồng trọt (lúa mì, ngô,..), chăn nuôi (bò, lợn,...).
+ Các trung tâm kinh tế lớn là Si-ca-gô, Mi-nê-a-pô-lit,...
- Khu vực kinh tế phía Tây:
+ Là khu vực có diện tích lớn nhất Hoa Kỳ, tập trung nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị cao như than đá, dầu mỏ.
+ Khu vực này phát triển mạnh các ngành công nghiệp, như hóa dầu, điện tử - tin học, sản xuất ô tô,... Ngành đánh bắt hải sản và du lịch cũng là thế mạnh. Bên cạnh đó, khu vực này còn là trung tâm công nghệ hàng đầu của Hoa Kỳ và thế giới, nổi tiếng với thung lũng Si-li-con.
+ Một số trung tâm kinh tế lớn là Lốt An-giơ-lét, Xan Phran-xi-xcô,...