Dựa vào thông tin trong bài, hãy lựa chọn và trình bày ít nhất một vấn đề an ninh toàn cầu hiện nay.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
An ninh nguồn nước:
`- `An ninh nguồn nước là việc đảm bảo số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống; đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động kinh tế; đảm bảo mọi người dân, mọi đối tượng được tiếp cận, sử dụng nước công bằng, hợp lí.
`-` An ninh nguồn nước cũng có nghĩa là đảm bảo được khả năng ứng phó hiệu quả với các thảm hoa, thiên tai liên quan đến nước, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước.
`-` An ninh nguồn nước là vấn đề nổi lên hiện nay do việc sử dụng nước còn kém hiệu quả, lãng phí, ô nhiễm môi trường, biến đổi khi hậu,...
Để đảm bảo an ninh nguồn nước, các quốc gia cần thường xuyên phối hợp, nghiên cứu, thảo luận các giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước. Bên cạnh đó, mỗi nước cũng cần chủ động bảo vệ nguồn nước, tránh tình trạng ô nhiễm nước, phát triển hệ thống thuỷ lợi và nâng cao công nghệ xử lí nước thải,… Các nước có chung nguồn tài nguyên nước cần chia sẻ, hợp tác và phối hợp kiểm soát nguồn nước.
#Tham_khảo
Tham khảo:
Vấn đề: An ninh lương thực
Quan niệm: Là sự đảm bảo của mỗi quốc gia và thế giới về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực.
Biểu hiện: 2,3 tỉ người bị đói, thiếu dinh dưỡng
Giải pháp: Khẩn cấp cung cấp lương thực cứu trợ nhân đạo cho những vùng có nguy cơ, tăng sản xuất lương thực, tăng cường vai trò của các tổ chức quốc tế.
Tham khảo!
Các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế:
- Thương mại thế giới phát triển mạnh:
+ Tốc độ tăng trưởng thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới.
+ Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với 150 thành viên (tính đến tháng 1 – 2007) chi phối tới 95% hoạt động thương mại của thế giới.
- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh:
+ Từ năm 1990 đến 2004 đầu tư nước ngoài tăng từ 1774 tỉ USD lên 8895 tỉ USD.
+ Lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, nổi lên hang đầu là hoạt động tài chính, ngân hang, bảo hiểm,..
- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng:
+ Hàng vạn ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử.
+ Các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu, cũng như đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia.
- Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.
Vấn đề nạn đói ở châu Phi:
- Mỗi năm, có hàng chục triệu người bị nạn đói đe dọa; trong đó, vùng nam hoang mạc Xa-ha-ra là nơi chịu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
- Hằng năm, rất nhiều quốc gia châu Phi phải phụ thuộc vào viện trợ lương thực của thế giới.
Vấn đề xung đột quân sự ở châu Phi:
- Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng ở châu Phi.
- Nguyên nhân: mâu thuẫn giữa các bộ tộ, cạnh tranh về tài nguyên thiên nhiên…
- Hậu quả: thương vong về người, gia tăng nạn đói, bệnh tật, di dân, chính trị bất ổn, ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên,... tạo cơ hội để nước ngoài can thiệp.
Giàu tài nguyên nhưng trình độ dân trí, văn minh, kinh tế kém phát triển hơn các châu khác
Do bị đàn áp, đô hộ và áp bức từ các nước thực dân.
Chưa được phát triển đúng cách, đúng hướng. Bị các nước lớn chèn ép. Không có nguồn cán bộ, kỹ thuật để phát huy tốt tiềm năng tài nguyên.
Vẫn còn lưu giữ những văn minh cổ xữa, những "yếu tố" lạc hậu không kịp thích ứng với thời đại mới.
Chưa có quan hệ kinh doanh phát triển kinh tế theo xu hướng toàn cầu hóa, Mở cửa thì có nhưng chỉ để cho các nước Phương Tây "đào mỏ"
Còn phải phụ thuộc nhiều vào các nước giàu nên khó có cơ hội tách ra đi theo con đường riêng.
-Trải qua chiến tranh và bị đô hộ kéo dài. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật.
-Trình độ dân trí thấp do ảnh hưởng của chiến tranh.
Vì người dân châu Phi không có cách khai thác hợp lý nguồn tài nguyên giàu có cộng thêm bộ máy quản lý yếu kém nên nghèo vẫn hoàn nghèo
- Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu: + Đa dạng sinh học giữ vai trò quan trọng đối với châu Âu, nhất là rừng và biển tuy nhiên đang bị suy giảm.
+ Châu Âu đã thực hiện các biện pháp để bảo vệ đa dạng sinh học như: Thành lập khu bảo tồn, áp dụng các quy định nghiêm ngặt trong đánh bắt thủy sản, quản lí rừng chặt chẽ.
+ Kết quả: Rừng ngày càng mở rộng, nhiều loài sinh vật được bảo tồn, trồng cây xanh hóa đô thị.
Một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới hiện nay:
- Về tổ chức sản xuất: Nhiều nước đã hình thành những cánh đồng lớn, các vùng chuyên canh theo hướng hiện đại.
- Đối tượng lao động trong nông nghiệp: ngày càng đa dạng (các kĩ thuật lai giống, biến đổi gen).
=> Thực phẩm biến đổi gen cần kiểm nghiệm nghiêm ngặt trước khi đưa ra thị trường.
- Việc ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất nông nghiệp: ngày càng chú trọng, một số quốc gia đề cao phát triển “nông nghiệp xanh”.
- Vấn đề liên kết giữa các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp: ngày càng chú trọng.
- Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế:
+ Các dòng hàng hóa - dịch vụ, vốn, lao động và tri thức ngày càng được tự do dịch chuyển. Trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, các nước kí kết vào tham gia vào nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương.
+ Các giao dịch quốc tế về thương mai, đầu tư và tài chính nhanh. Nhiều hình thức thương mại và đầu tư mới xuất hiện như thương mại điện tử, đầu tư phát triển bền vững,...
-Vấn đề nhập cư:
+Sau những cuộc phát kiến địa lí vào khoảng thế kỷ 15, số lượng người châu Âu sang Mỹ ngày càng nhiều, và chưa tính là người châu Phi bị bắt sang làm nô lệ
+Sau thế chiến 2, số lượng người di cư đổ về Bắc Mĩ cực kì nhiều do những hậu quả khủng khiếp của cuộc thế chiến.
+Trong những năm gần đây, số lượng người di cư đổ về Bắc Mĩ chủ yếu từ châu Phi, châu Á
-Vấn đề chủng tộc: Ở Bắc Mĩ thì gồm rất nhiều chủng tộc:Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it, Nê-grô-it
-Những ảnh hưởng: Nó giúp cho dân số Bắc Mĩ ngày càng tăng cao, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế, xã hội tại đây
Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ tự nhiên rừng A-ma-dôn hiện nay:
* Hiện trạng và nguyên nhân
- Diện tích rừng A-ma-dôn đang bị suy giảm (Năm 2016, mất khoảng 3,4 triệu ha rừng và năm 2020 mất khoảng 2,3 triệu ha rừng).
=> Nguyên nhân: Rừng A-ma-dôn được khai thác và sử dụng để canh tác nông nghiệp, khai thác khoáng sản, lấy gỗ, làm đường giao thông và phát triển thủy điện trong lưu vực sông.
- Hoạt động khai thác quá mức gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, là một trong những nguyên nhân làm biến đổi khí hậu.
- Cháy rừng làm suy giảm số lượng loài động, thực vật của rừng.
* Giải pháp
Năm 2019, các quốc gia trong khu vực đã kí Hiệp ước bảo vệ rừng A-ma-dôn với nhiều biện pháp:
- Hạn chế khai thác gỗ;
- Trồng lại rừng;
- Đẩy mạnh vai trò của cộng đồng bản địa trong phát triển bền vững;
- Hỗ trợ về tài chính để thực hiện các cam kết và sáng kiến bảo vệ rừng,…
Tham khảo!
♦ An ninh lương thực:
- An ninh lương thực được hiểu là sự đảm bảo của mỗi quốc gia và thế giới về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc nguồn lương thực nhập khẩu.
- Tình trạng mất an ninh lương thực là vấn đề toàn cầu. Năm 2021, thế giới có khoảng 2.3 tỉ người (chiếm 29.3% dân số thế giới) bị đói, thiếu dinh dưỡng, trong đó: Đông Phi, Trung Phi và Nam Á là những khu vực chịu tác động mạnh nhất của nạn đói.
- Một số nguyên nhân gây mất an ninh lương thực như: các cuộc xung đột vũ trang, thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh… làm gián đoạn nguồn cung cấp và khả năng tiếp cận nguồn lương thực, thực phẩm.
- Khủng hoảng an ninh lương thực làm suy giảm chất lượng cuộc sống người dân, làm phức tạp của các vấn đề về xung đột, khủng bố ở nhiều quốc gia trên thế giới.
- Một số giải pháp để giải quyết khủng hoảng an ninh lương thực:
+ Khẩn cấp cung cấp lương thực và cứu trợ nhân đạo cho những người ở vùng có nguy cơ cao nhất.
+ Tăng sản xuất lương thực, tăng năng suất sản xuất nông nghiệp bền vững.
+ Tăng cường phát huy vai trò của các tổ chức quốc tế như: tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc (FAO), Quỹ tiền tệ quốc tế…
+ Các nước chủ động đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, bằng nhiều biện pháp, như: phát triển sản xuất lương thực, bình ổn giá lương thực, chính sách thương mại ưu tiên nhóm hàng lương thực – thực phẩm,…
♦ An ninh nguồn nước:
- An ninh nguồn nước được hiểu là sự đảm bảo về trữ lượng nước, chất lượng để phục vụ cho sinh kế, hoạt động sản xuất, môi trường sinh thái, đồng thời cũng là sự đảm bảo trước các dịch bệnh, thiên tai liên quan đến nước, bảo tồn hệ sinh thái trong môi trường hòa bình và ổn định chính trị.
- Vấn đề an ninh nguồn nước trên toàn cầu đang đứng trước nhiều thách thức, đe dọa:
+ Nguồn nước trên hệ thống sông bị ô nhiễm, cạn kiệt do hoạt động của con người, gây thiếu nước sạch cho sinh hoạt trong sản xuất.
+ Trên toàn thế giới có khoảng hơn 2 tỉ người sống ở các quốc gia thiếu hụt nguồn cung cấp nước.
+ Xung đột tài nguyên nước giữa các quốc gia ở nhiều lưu vực sông có xu hướng gia tăng, dẫn đến bất ổn chính trị - xã hội.
+ Trong cùng một lưu vực sông, việc khai thác lợi ích kinh tế từ khu vực thượng nguồn có thể ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và hoạt động kinh tế của người dân ở khu vực hạ nguồn.
- Để đảm bảo an ninh nguồn nước cần có sự chung tay của các tổ chức quốc tế và mỗi quốc gia. Một số giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước:
+ Các tổ chức quốc tế thường xuyên phối hợp nghiên cứu, thảo luận, triển khai những sáng kiến hành động để giải quyết các thách thức của vấn đề an ninh nguồn nước.
+ Các quốc gia khan hiếm nước và các quốc gia trong cùng một lưu vực sông cần tăng cường hợp tác, chia sẻ và kiểm soát nguồn nước.
+ Mỗi quốc gia đồng thời chủ động và bảo vệ nguồn nước, khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước và đầu tư hệ thống thủy lợi, công nghệ xử lý và tái sử dụng nước… để đảm bảo nguồn an ninh nước quốc gia.