Liên Bang Nga có điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội thuận lợi để phát triển kinh tế. Quốc gia này đang từng bước khẳng định vai trò, vị thế của mình trong nền kinh tế thế giới. Kinh tế Liên Bang Nga phát triển ra sao? Những ngành kinh tế nào đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Liên Bang Nga?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
- Một số thành tựu nổi bật về kinh tế:
+ Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ, đặc biệt là ngành dịch vụ có xu hướng tăng.
+ Liên Bang Nga là một trong các cường quốc hàng đầu thế giới về công nghiệp hàng không vũ trụ, công nghiệp quốc phòng, năng lượng nguyên tử.
+ Các sản phẩm của ngành trồng trọt như lúa mì, lúa mạch, yến mạch, hạt hướng dương, khoai tây nga có sản lượng hàng đầu thế giới.
- Dựa trên những đặc điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, mục tiêu phát triển kinh tế lãnh thổ liên bang nga hình thành 12 vùng kinh tế, bao gồm: vùng Trung ương; vùng Trung tâm đất đen; vùng Đông Xi-bia; vùng Viễn Đông; vùng Ca-li-nin-grát; vùng Bắc Cáp-ca; vùng phía Bắc; vùng Tây Bắc; vùng U-ran; vùng Von-ga; vùng Von-ga - Ki-rốp; vùng Tây Xi-bia.
Tham khảo!
+ Số dân đông, năm 2005 là 143 triệu người, là nước có số dân đông thứ 8 trên thế giới. Dân số đông đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Gia tăng dân số tự nhiên chỉ có số âm và xuất cư nhiều nên số dân ngày càng giảm. Đó là nguy cơ thiếu lao động, dân số ngày càng già hóa ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế và nhiều vấn đề khác.
+ Cơ cấu dân số già, tỉ lệ nữ lớn hơn nam đã gây ra nhiều mặt khó khăn cho việc phát triển kinh tế và nhiều vấn đề khác.
+ Người dân Nga có trình độ học vấn cao, tỉ lệ biết chữ đạt 99%. Do đó, cung cấp nguồn lao động có chất lượn cao cho các ngành kinh tế, đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về trình độ khoa học – kĩ thuật.
Liên Bang Nga có nhiều dân tộc, tạo nên nền văn hóa đa dạng và giàu bản sắc.
+ Dân cư phân bố không đều, dân cư tập trung chủ yếu ở đồng bằng Đông Âu và thưa thớt ở vùng phía Đông. Điều này ảnh hưởng đến việc khai thác thế mạnh của miền Đông, một vùng giàu tài nguyên nhưng lại thưa thớt dân.
+ Qúa trình đô thị hóa phát triển, tỉ lệ dân thành thị trên 70%, người dân chủ yếu sống ở các thành phố nhỏ, trung bình và các thành phố vệ tinh. Điều này làm giảm áp lực về xã hội, môi trường cho các thành phố lớn.
Đáp án A:
Quá trình đô thị hóa phát triển thu hút đông đảo dân cư tập trung sinh sống ở các thành phố, đặc biệt là thành phố lớn -> điều này gây sức ép lớn lên các vấn đề nhà ở, y tế, giáo dục, việc làm và các tệ nạn xã hội...Vấn đề này nghiêm trọng hơn khi đô thị hóa diễn ra tự phát.
Ở Liên Bang Nga, dân số thành thị chiếm tỉ lệ lớn, tuy nhiên dân số phân bố chủ yếu ở các thành phố nhỏ, trung bình và các thành phố vệ tinh => góp phần phân tán dân cư, hạn chế sự tập trung với mật độ quá cao ở các thành phố lớn, dễ dàng hơn trong công tác quản lý- quy hoạch phát triển dân số => hạn chế đươc các mặt tiêu cực của đô thị hóa: giảm sức ép về các vấn đề nhà ở, y tế, giáo dục, việc làm và các tệ nạn xã hội…
Đáp án A.
Giải thích:
- Quá trình đô thị hóa phát triển thu hút đông đảo dân cư tập trung sinh sống ở các thành phố, đặc biệt là thành phố lớn điều này gây sức ép lớn lên các vấn đề nhà ở, y tế, giáo dục, việc làm và các tệ nạn xã hội,...Vấn đề này nghiêm trọng hơn khi đô thị hóa diễn ra tự phát.
- Ở Liên Bang Nga, dân số thành thị chiếm tỉ lệ lớn, tuy nhiên dân số phân bố chủ yếu ở các thành phố nhỏ, trung bình và các thành phố vệ tinh đã góp phần phân tán dân cư, hạn chế sự tập trung với mật độ quá cao ở các thành phố lớn, dễ dàng hơn trong công tác quản lý - quy hoạch phát triển dân số hạn chế được các mặt tiêu cực của đô thị hóa: giảm sức ép về các vấn đề nhà ở, y tế, giáo dục, việc làm và các tệ nạn xã hội,…
Đồng ý. Vì ở nơi phát triển kinh tế - xã hội cao thì ở đó sẽ có những thành phố lớn, trung tâm kinh tế, giàu tài nguyên. Những vùng đó thường là vùng đồng bằng ven biển. Còn nơi thưa dân thì có thể do chế độ phúc lợi chưa cao, vị trí địa lý không thuận lợi,.. Đó có thể là vùng núi, cao nguyên,...
Đồng ý.
Vì ở nơi phát triển kinh tế - xã hội cao thì ở đó sẽ có những thành phố lớn, trung tâm kinh tế, giàu tài nguyên. Những vùng đó thường là vùng đồng bằng ven biển. Còn nơi thưa dân thì có thể do chế độ phúc lợi chưa cao, vị trí địa lý không thuận lợi,.. Đó có thể là vùng núi, cao nguyên,...
Tham khảo
a) Địa hình và đất
- Đặc điểm: Địa hình của Liên bang Nga được chia thành hai phần, phân cách nhau bởi sông I-ê-nít-xây: phía tây gồm các đồng bằng và dãy núi U-ran; phía đông là vùng núi và cao nguyên.
+ Phía Tây:
▪ Đồng bằng Đông Âu: rộng, nhiều vùng đất cao, đồi thoải xen với các thung lũng rộng hoặc vùng đất thấp, đất đai màu mỡ.
▪ Đồng bằng Tây Xi-bia có 2 phần rõ rệt: phía bắc chủ yếu là đầm lầy; phía nam cao hơn có đất đen thảo nguyên.
▪ Dãy U-ran: dãy núi già, cao trung bình 500-1200m, là ranh giới tự nhiên giữa châu Á và châu Âu.
+ Phía Đông là cao nguyên Trung Xi-bia và các dãy núi, sơn nguyên với địa hình hiểm trở.
+ Tài nguyên đất đa dạng: đất nâu, đất đen, đất xám, đất đài nguyên, đất pốt-dôn
- Ảnh hưởng:
+ Ở phía Tây:
▪ Vùng Đồng bằng Đông Âu: thuận lợi hình thành các vùng trồng cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi gia súc.
▪ Đồng bằng Tây Xi-bia: phía bắc dễ bị ngập lụt, phía nam thích hợp cho trồng trọt.
▪ Dãy U-ran có địa hình ở giữa thấp, thuận lợi cho giao thông.
+ Phía đông, địa hình hiểm trở gây khó khăn cho giao thông nhưng có nhiều tiềm năng để phát triển lâm nghiệp, công nghiệp khai khoáng.
+ Một số loại đất giàu dinh dưỡng thuận lợi cho trồng cây lương thực và cây thực phẩm, một số loại nghèo dinh dưỡng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
b) Khí hậu
- Đặc điểm: Phần lớn lãnh thổ Liên bang Nga có khí hậu ôn đới. Phía tây khí hậu ôn hoà, phía đông có khí hậu lục địa nên khắc nghiệt hơn, phía bắc có khí hậu cận cực và cực, phía tây nam gần Biển Đen có khí hậu cận nhiệt.
- Ảnh hưởng:
+ Tạo điều kiện cho phát triển kinh tế đa dạng, tạp ra sản phẩm nông nghiệp phong phú ở nhiều vùng khác nhau.
+ Tuy nhiên nhiều nơi khô hạn, nhiều vùng lạnh giá gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
c) Sông, hồ
- Đặc điểm:
+ Có nhiều sông lớn, như: Von-ga, Ô-bi, Lê-na, I-ê-nít-xây… và hàng nghìn sông khác. Các sông ở vùng Xi-bia chủ yếu chảy theo hướng nam - bắc, đổ ra Bắc Băng Dương, cửa sông thường bị đóng băng vào mùa đông.
+ Các hồ lớn của Liên bang Nga là Ca-xpi và Bai-can.
- Ảnh hưởng:
+ Sông có giá trị về nhiều mặt như: thủy điện, giao thông vận tải, tưới tiêu, thủy sản và du lịch
+ Hồ có ý nghĩa rất lớn về giao thông và cung cấp nguồn nước ngọt quan trọng cho đời sống, sản xuất.
d) Biển
- Đặc điểm:
+ Đường bờ biển dài trên 37000 km, vùng biển rộng thuộc Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương và các biển khác.
+ Vùng biển có sinh vật phong phú, dầu mỏ, khí tự nhiên, tài nguyên du lịch.
- Ảnh hưởng:
+ Dọc bờ biển có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng cảng,.
+ Tài nguyên khoáng sản và sinh vật biển là tiềm năng lớn để phát triển kinh tế.
+ Nhiều vùng biển phía bắc bị đóng băng gây khó khăn cho khai thác.
e) Sinh vật
- Đặc điểm: Đứng đầu thế giới về diện tích rừng (chiếm khoảng 20% diện tích rừng thế giới năm 2020), chủ yếu là rừng lá kim (60% diện tích cả nước).
- Ảnh hưởng: Rừng là cơ sở để phát triển công nghiệp khai thác và chế biến gỗ, đồng thời là một trong những tài nguyên du lịch quan trọng và có ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân.
g) Khoáng sản
- Đặc điểm: Tài nguyên khoáng sản giàu có, đặc biệt là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá. Khoáng sản kim loại đen phong phú.
- Ảnh hưởng:
+ Là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển công nghiệp.
+ Tuy nhiên nhiều loại khoáng sản phân bố ở vùng có tự nhiên khắc nghiệt, khó khai thác.
Tham khảo:
1. LB Nga từng là trụ cột của Liên bang Xô viết
- Năm 1917 Liên bang Xô viết được thành lập.
- LB Nga là một thành viên và đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc. Nhiều sản phẩm công - nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong Liên Xô.
2. Thời kì đầy khó khăn, biến động (thập niên 90 của thế kỉ XX)
- Vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế Liên Xô ngày càng bộc lộ nhiều yếu kém.
- Đầu những năm 1990, Liên Xô tan rã, Liên bang Nga độc lập nhưng gặp nhiều khó khăn:
+ Tốc độ tăng trưởng GDP âm.
+ Sản lượng các ngành kinh tế giảm.
+ Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, tình hình chính trị, xã hội bất ổn.
+ Vị trí, vai trò của LB Nga trên trường quốc tế suy giảm.
3. Nền kinh tế Nga đang khôi phục lại vị trí cường quốc
a) Chiến lược kinh tế mới
Từ năm 2000, LB Nga bước vào thời kì mới với chiến lược :
+ Đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng.
+ Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường.
+ Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.
+ Nâng cao đời sống nhân dân.
-> Khôi phục lại vị trí cường quốc.
b) Những thành tựu đạt được sau năm 2000
- Sản lượng kinh tế tăng.
- Dự trữ ngoại tệ lớn thứ 4 thế giới.
- Trả xong các khoản nợ nước ngoài.
- Xuất siêu.
- Đời sống nhân dân được cải thiện.
- Vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế.
- Nằm trong nhóm nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới ( G8).
- Tuy vậy, trong quá trình phát triển kinh tế, LB Nga còn gặp nhiều khó khăn như sự phân hóa giàu nghèo, nạn chảy máu chất xám.