K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 7 2023

Tham Khảo 

- Tùy tình hình cụ thể mà mỗi nước thực dân có chính sách cai trị, bóc lột khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung đều có những điểm nổi bật: Vơ vét tài nguyên đưa về chính quốc, không mở mang công nghiệp ở thuộc địa, tăng các loại thuế, mở đồn điền, bắt lính, đàn áp phong trào yêu nước.
 

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Nhận xét:

+ Trong các thế kỉ XVI - XIX, phong trào đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á đã lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, trong đó, đông đảo nhất là nông dân.

+ Hình thức đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á rất phong phú, đa dạng, nhưng đấu tranh vũ trang là hình thức phổ biến nhất.

20 tháng 7 2023

Tham Khảo : 

Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á

 

- Từ giữa thế kỉ XIX, khi các nước châu Âu và Bắc Mĩ căn bản hoàn thành cách mạng tư sản, bành trướng thế lực, đẩy mạnh xâm lược thuộc địa thì các nước Đông Nam Á vẫn còn duy trì chế độ phong kiến nhưng đều lâm vào khủng hoảng về chính trị, kinh tế, xã hội.              

 

- Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây:

+ In-đô-nê-xi-a bị Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan xâm lược và đến giữa thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành xâm chiếm và lập ách thống trị.

+ Phi-lip-pin bị Tây Ban Nha, Mĩ nhòm ngó. Giữa thế kỉ XVI, bị Tây Ban Nha thống trị, đến năm 1898, Mĩ hất cẳng Tây Ban Nha khỏi Phi-lip-pin. Năm 1899 – 1902, Mĩ xâm lược Phi-lip-pin, biến quần đảo, này thành thuộc địa.

+ Năm 1885, Miến Điện bị Anh thôn tính.

+ Đầu thế kỉ XIX, Ma-lai-xi-a trở thành thuộc địa của Anh.

+ Cuối thế kỉ XIX, Pháp hoàn thành xâm lược 3 nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia).

+ Thái Lan bị Anh, Pháp tranh chấp nhưng vẫn giữ được độc lập.

23 tháng 10 2016

chia để trị , gây mất khối đoàn kết dân tộc, tàn bạo , độc ác .

23 tháng 10 2016

Bạn có thể nói rõ hơn không? Mình không hiểu lám.

 

20 tháng 7 2023

Tham Khảo : 

 

- Tình hình chính trị:

+ Chính quyền và tầng lớp trên ở các nước đã đầu hàng, phụ thuộc hoặc làm tay sai cho thực dân.

+ Bộ máy ở trung ương và cấp tỉnh đều do các quan chức thực dân điều hành.

- Tình hình kinh tế:

+ Thực dân phương Tây đẩy mạnh vơ vét, bóc lột người dân bản xứ, không chú trọng mở mang công nghiệp nặng, chủ yếu xây dựng những ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.

+ Mở rộng hệ thống đường giao thông để phục vụ cho công cuộc khai thác kinh tế hoặc đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

+ Cướp đoạt ruộng đất đề lập đồn điền, ép chính quyền bản xứ nhượng quyền khai khẩn đất hoang,..

- Tình hình văn hoá:

+ Du nhập của văn hoá phương Tây làm xói mòn những giá trị văn hoá truyền thống ở các nước trong khu vực, gây ra sự xung đột văn hoá, tôn giáo ở nhiều nước.

+ Thực hiện chính sách nô dịch nhằm đồng hoá và ngu dân để dễ bề cai trị.

- Tình hình xã hội: có sự phân hoá sâu sắc:

+ Một bộ phận quý tộc, lãnh chúa phong kiến giàu có, câu kết với thực dân bóc lột nông dân.

+ Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, phải chịu mọi thứ thuế, lao dịch nặng nề. Nhiều người phải rời bỏ ruộng đất để bán sức lao động cho địa chủ hay tư bản nước ngoài.

+ Giai cấp tư sản dân tộc, giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản trí thức hình thành và phát triển, bắt đầu tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Về chính trị: các Đông Nam Á lần lượt mất độc lập, trở thành thuộc địa phương Tây. Chính quyền thuộc địa được thiết lập tại mỗi nước và làm tay sai cho chính quyền thực dân.

- Về kinh tế: kinh tế Đông Nam Á phụ thuộc vào các nước phương Tây và trở thành thị trường tiêu thụ, nơi cung cấp nguyên liệu rẻ. Hệ thống đường bộ, đường sắt, cảng,.... được xây dựng nhằm phục vụ cho khai thác thuộc địa.

- Về văn hóa: văn hóa phương Tây từng bước du nhập một cách cưỡng bức vào các nước Đông Nam Á thông qua hệ thống giáo dục mới.

- Về xã hội: Các nước Đông Nam Á chuyển biến mạnh mẽ dưới tác động của quá trình xâm lược và khai thác thuộc địa. Vẫn còn tồn tại các gia cấp cũ.

27 tháng 10

ok

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Nhận xét chung: Chính sách cai trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến sâu sắc ở các nước Đông Nam Á, trên tất cả các phương diện, từ: chính trị, kinh tế, đến văn hóa, xã hội.

♦ Chuyển biến về chính trị:

- Chuyển biến tích cực: một số yếu tố tích cực về hệ thống pháp luật, quản lí hành chính,… được du nhập vào Đông Nam Á.

- Chuyển biến tiêu cực:

+ Từ các quốc gia độc lập, có chủ quyền, các nước Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa hoặc bị lệ thuộc về chính trị vào các nước thực dân phương Tây.

+ Quyền lực chính trị nằm trong tay chính quyền thực dân. Một bộ phận lực lượng phong kiến ở các nước Đông Nam Á bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của thực dân phương Tây.

+ Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt.

♦ Chuyển biến về kinh tế:

- Chuyển biến tích cực: phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào các nước Đông Nam Á, đem đến nhiều tiến bộ hơn so với quan hệ sản xuất phong kiến, ví dụ: xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới, xuất hiện các đô thị hiện đại, các trung tâm công nghiệp lớn,…

- Chuyển biến tiêu cực:

+ Tài nguyên thiên nhiên vơi cạn; nhân công bị bóc lột kiệt quệ;

+ Các nước Đông Nam Á bị biến thành thị trường cung cấp nguyên - nhiên liệu, nhân công và tiêu thụ hàng hóa độc chiếm của thực dân phương Tây.

+ Kinh tế các nước thuộc địa bị kìm hãm, phụ thuộc vào kinh tế các nước thực dân xâm lược; sự phát triển chỉ mang tính chất cục bộ ở một số địa phương, về cơ bản, kinh tế Đông Nam Á vẫn lạc hậu, phát triển thiếu đồng bộ, mất cân đối.

♦ Chuyển biến về văn hóa:

- Chuyển biến tích cực: nhiều yếu tố tiến bộ của văn hóa phương Tây, như: lối sống, trình độ học thức, hệ tư tưởng, tư duy,… được du nhập vào Đông Nam Á.

- Chuyển biến tiêu cực:

+ Đại bộ phận dân cư vẫn trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, trình độ dân trí thấp.

+ Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các nước Đông Nam Á bị xói mòn; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội.

♦ Chuyển biến về xã hội:

- Làm phân hóa các giai cấp, tầng lớp cũ trong xã hội.

- Làm xuất hiện của các lực lượng xã hội mới, như: công nhân, tư sản, tiểu tư sản…

- Đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân xâm lược lên cao, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Trong quá trình đô hộ Đông Nam Á. Các nước thực dân phương Tây đã thi hành nhiều chính sách cai trị thâm độc trên lĩnh vực chính trị, như:

+ “Chia để trị” (chia một nước hoặc một vùng thuộc địa thành các đơn vị hành chính với những chính sách cai trị khác nhau)

+ Mua chuộc, khống chế bộ phận phong kiến đầu hàng.

+ Cử quan chức thực dân cai trị trực tiếp ở trung ương và người bản xứ chỉ nắm quyền cai quản ở địa phương.

- Chính sách cai trị của thực dân phương Tây đã đưa đến nhiều chuyển biến ở Đông Nam Á, như:

Ở các quốc gia, triều đình phong kiến đã đầu hàng, phụ thuộc vào chính quyền thực dân.

+ Sự chia rẽ dân tộc, tôn giáo trong nội bộ từng nước và tạo nên khoảng cách giữa các quốc gia trong khu vực.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Trong quá trình đô hộ Đông Nam Á. Các nước thực dân phương Tây đã thi hành nhiều chính sách cai trị thâm độc trên lĩnh vực chính trị, như:

+ “Chia để trị” (chia một nước hoặc một vùng thuộc địa thành các đơn vị hành chính với những chính sách cai trị khác nhau)

+ Mua chuộc, khống chế bộ phận phong kiến đầu hàng.

+ Cử quan chức thực dân cai trị trực tiếp ở trung ương và người bản xứ chỉ nắm quyền cai quản ở địa phương.

- Chính sách cai trị của thực dân phương Tây đã đưa đến nhiều chuyển biến ở Đông Nam Á, như:

Ở các quốc gia, triều đình phong kiến đã đầu hàng, phụ thuộc vào chính quyền thực dân.

+ Sự chia rẽ dân tộc, tôn giáo trong nội bộ từng nước và tạo nên khoảng cách giữa các quốc gia trong khu vực.

3 tháng 11 2023

Nhận xét chung: Chính sách cai trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến sâu sắc ở các nước Đông Nam Á, trên tất cả các phương diện, từ: chính trị, kinh tế, đến văn hóa, xã hội.

♦ Chuyển biến về chính trị:

- Chuyển biến tích cực: một số yếu tố tích cực về hệ thống pháp luật, quản lí hành chính,… được du nhập vào Đông Nam Á.

- Chuyển biến tiêu cực:

+ Từ các quốc gia độc lập, có chủ quyền, các nước Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa hoặc bị lệ thuộc về chính trị vào các nước thực dân phương Tây.

+ Quyền lực chính trị nằm trong tay chính quyền thực dân. Một bộ phận lực lượng phong kiến ở các nước Đông Nam Á bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của thực dân phương Tây.

+ Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt.

♦ Chuyển biến về kinh tế:

- Chuyển biến tích cực: phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào các nước Đông Nam Á, đem đến nhiều tiến bộ hơn so với quan hệ sản xuất phong kiến, ví dụ: xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới, xuất hiện các đô thị hiện đại, các trung tâm công nghiệp lớn,…

- Chuyển biến tiêu cực:

+ Tài nguyên thiên nhiên vơi cạn; nhân công bị bóc lột kiệt quệ;

+ Các nước Đông Nam Á bị biến thành thị trường cung cấp nguyên - nhiên liệu, nhân công và tiêu thụ hàng hóa độc chiếm của thực dân phương Tây.

+ Kinh tế các nước thuộc địa bị kìm hãm, phụ thuộc vào kinh tế các nước thực dân xâm lược; sự phát triển chỉ mang tính chất cục bộ ở một số địa phương, về cơ bản, kinh tế Đông Nam Á vẫn lạc hậu, phát triển thiếu đồng bộ, mất cân đối.

♦ Chuyển biến về văn hóa:

- Chuyển biến tích cực: nhiều yếu tố tiến bộ của văn hóa phương Tây, như: lối sống, trình độ học thức, hệ tư tưởng, tư duy,… được du nhập vào Đông Nam Á.

- Chuyển biến tiêu cực:

+ Đại bộ phận dân cư vẫn trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, trình độ dân trí thấp.

+ Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các nước Đông Nam Á bị xói mòn; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội.

♦ Chuyển biến về xã hội:

- Làm phân hóa các giai cấp, tầng lớp cũ trong xã hội.

- Làm xuất hiện của các lực lượng xã hội mới, như: công nhân, tư sản, tiểu tư sản…

Đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân xâm lược lên cao, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

14 tháng 8 2023

Tham khảo
loading...