K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

Đặc điểm dân cư:

- Mỹ La-tinh có số dân 652 triệu người (năm 2020). Các nước đông dân nhất là Bra-xin (211,8 triệu người), Mê-hi-cô (127,8 triệu người); nhưng cũng có nước chỉ vài chục nghìn dân như Đô-mi-ni-ca-na.

- Trước đây khu vực Mỹ La-tinh có tỉ lệ tăng dân số thuộc loại cao, hiện nay đã giảm nhiều, tỉ lệ tăng dân số cả khu vực năm 2020 là 0,94% và có sự chênh lệch giữa các quốc gia.

- Mỹ La-tinh là một trong những khu vực có sự đa dạng về chủng tộc bậc nhất trên thế giới, bao gồm người Ơ-rô-pê-ô-it, người Môn-gô-lô-it, người Nê-grô-it và người lai giữa các chủng tộc.

- Mỹ La-tinh đang trong thời kì dân số vàng và có sự thay đổi theo hướng già hoá dân số, số người trong độ tuổi từ 15 đến 64 tuổi chiếm 67,2% và số người từ 65 tuổi trở lên chiếm 8,9% tổng số dân (năm 2020).

- Mật độ dân số trung bình của khu vực Mỹ La-tinh khoảng 32 người/km2 (năm 2020), thuộc loại thấp so với nhiều khu vực khác trên thế giới.

+ Dân cư tập trung đông ở các đảo lớn trong vùng biển Ca-ri-bê, các vùng ven biển, các đồng bằng màu mỡ,...

+ Ở các khu vực núi cao, rừng mưa nhiệt đới, vùng khô hạn,.. dân cư rất thưa thớt. 

Phân tích ảnh hưởng: 

- Thuận lợi: nhờ số dân đông, cơ cấu dân số vàng nên Mỹ La-tinh có lực lượng lao động dồi dào tạo thuận lợi lớn để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư,...

- Khó khăn:

+ Phân bố dân cư không hợp lí dẫn tới khó khăn trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế;

+ Nhiều nước Mỹ La-tinh cũng phải đối mặt với các khó khăn như: an ninh xã hội, vấn đề việc làm, di cư...

8 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Nét nổi bật về dân cư Mỹ La-tinh:
Là khu vực đông dân (năm 2020 là 652,3 triệu người) và có dân số tăng nhanh.
Quy mô dân số giữa các quốc gia có sự chênh lệch lớn. Bra-xin là quốc gia đông dân nhất khu vực, Mê-hi-cô đứng thứ hai.
Tỉ lệ gia tăng dân số giảm mạnh qua các năm (năm 2020 là 0,94%) Có cơ cấu dân số trẻ
- Ảnh hưởng của dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội:
Cơ cấu dân số trẻ.
Năm 2020, số dân trong độ tuổi từ 15 đến 64 tuổi chiếm khoảng 67,2% tổng số dân. Đây là nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhưng đồng thời cũng gây ra áp lực đối với vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người dân. Mật độ phân bố dân số không đồng đều, tập trung chủ yếu ở ven biển.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Một số đặc điểm xã hội của khu vực Mỹ La-tinh

+ Khu vực Mỹ La-tinh có nền văn hóa độc đáo với nhiều lễ hội ẩm thực, âm nhạc, vũ điệu độc đáo được hình thành từ sự kết hợp văn hóa của những nền văn minh cổ đại với các chủng tộc di dân đến Mỹ La-tinh.

+ Cùng với sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống người dân các nước Mỹ La-tinh chuyển biến theo chiều hướng tích cực.

+ Bên cạnh sự tiến bộ về xã hội một số nước Mỹ La-tinh vẫn còn một số vấn đề tồn tại như: chênh lệch giàu nghèo, xung đột xã hội…

Ảnh hưởng:

+ Khu vực Mỹ La-tinh có nền văn hóa độc đáo, đa dạng thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế. Chất lượng cuộc sống ổn định tạo điều kiện để người dân tham gia phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

+ Các vấn đề: chênh lệch giàu nghèo, tệ nạn, xung đột xã hội,… gây khó khăn cho công tác quản lí và phát triển đất nước.

31 tháng 7 2023

Tham khảo

- Đặc điểm dân cư:

+ Mỹ Latinh có dân số khoảng 652 triệu người. Quy mô dân số có sự chênh lệch giữa các quốc gia.

+ Thành phần dân cư đa dạng, bao gồm: người bản địa, người có nguồn gốc châu âu, người da đen, người gốc châu á và người lai...

+ Tỷ lệ gia tăng dân số của khu vực khá thấp, khoảng 0,94% (năm 2020) và có sự chênh lệch giữa các quốc gia.

+ Mật độ dân số trung bình của khu vực là 33 người/km2, Tập Trung Đông đó khu vực ven biển thưa thớt ở vùng nội địa.

+ Dân số khu vực Mỹ Latinh đang có xu hướng già hóa tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao; cơ cấu dân số theo giới tính của khu vực Mỹ Latinh khá cân bằng giữa nam và nữ.

- Đặc điểm đô thị hóa:

+ Mỹ Latinh là khu vực có quá trình đô thị hóa sớm, mức độ đô thị hóa cao với trên 81% dân số sống ở khu vực thành thị (năm 2020). Các quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh có tỉ lệ dân thành thị cao trong khu vực là: Urugoay, Ác-hen-ti-na, Chi Lê,…

+ Trình độ đô thị hóa thấp, do: vùng nông thôn gặp nhiều khó khăn trong canh tác, vì vậy người dân kéo ra thành phố để mong muốn tìm kiếm việc làm, gây ra tình trạng đô thị hóa tự phát.

+ Một số siêu đô thị ở Mỹ La-tinh là: Mê-hi-cô Xi-ti; Xao Pao-lô; Ri-ô đê Gia-nê-rô,…

7 tháng 11 2023

Tham khảo!

Đặc điểm dân cư

- Quy mô dân số: là nước đông dân. Năm 2020 số dân Nhật Bản là 126,2 triệu người, đứng thứ 11 thế giới.

- Tỉ lệ tăng dân số Nhật Bản rất thấp, dưới 0% từ năm 2008 và năm 2020 là -0,3%.

- Thành phần dân tộc của Nhật Bản về cơ bản khá đồng nhất.

- Cơ cấu dân số:

+ Nhật Bản có số nam ít hơn số nữ.

+ Nhật Bản là quốc gia có cơ cấu dân số già, tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới.

- Mật độ dân số:

+ Mật độ dân số cao (khoảng 338 người/km2, năm 2020);

+ Dân cư phân bố không đồng đều giữa các đảo và giữa các khu vực trên cùng một đảo. Khoảng 60% dân cư sống trên 3% diện tích đất nước, chủ yếu ở các đồng bằng ven biển, đặc biệt là dải đồng bằng ven Thái Bình Dương trên đảo Hôn-su.

- Tỉ lệ dân thành thị cao (91,8% năm 2020); Tô-ky-ô là vùng đô thị lớn nhất thế giới (năm 2020), các thành phố lớn khác là Ô-xa-ca, Na gôi-a... Mức sống của người dân đô thị cao, cơ sở hạ tầng hiện đại, các đô thị đồng thời là các trung tâm kinh tế, văn hóa.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Tác động của đặc điểm dân cư

- Thuận lợi:

+ Dân số đông tạo nên thị trường tiêu thụ lớn, thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển.

+ Cơ cấu dân số trẻ, tạo nên nguồn lao động dồi dào, dự trữ lao động lớn.

+ Sự đa dạng về dân tộc tạo nên sự phong phú trong văn hóa, tập quán sản xuất.

+ Đô thị là nơi thu hút dân cư và lao động, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Hạn chế:

+ Quy mô dân số lớn đang là sức ép đối với nhiều nước trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường và giải quyết việc làm.

+ Một số quốc gia đang trong quá trình già hoá dân số, đặt ra các vấn đề về an sinh xã hội và chăm sóc y tế,... Điều này đòi hỏi các quốc gia trong khu vực cần có những chính sách dân số và phát triển kinh tế phù hợp.

+ Một số đô thị không cung cấp đủ việc làm, nơi ở, các dịch vụ cơ bản, hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng bị quá tải.

8 tháng 8 2023

Tham khảo

- Đặc điểm nổi bật về dân cư của khu vực Tây Nam Á:

+ Ít dân, năm 2020 là 402,5 triệu dân, chiếm 5,1% dân số thế giới.

+ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên khoảng 1,6% (2020), hàng năm đón số lượng lao động lớn từ các vùng khác tới.

+ Cơ cấu dân số thay đổi theo hướng giảm tỉ lệ dân số nhóm tuổi từ 0-14 tuổi, tăng tỉ lệ nhóm tuổi từ 65 tuổi trở lên.

+ Phân bố dân cư có sự chênh lệch lớn giữa các nước và các vùng.

+ Quá trình đô thị hóa phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia, tỉ lệ dân thành thị khá cao, hầu hết trên 70% và có nhiều đô thị đông dân.

+ Dân cư có sự khác biệt rất lớn trong lối sống giữa nông thôn và thành thị.

+ Dân cư chủ yếu là người Ả-rập, ngoài ra có các dân tộc khác: Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Do Thái và các bộ tộc khác.

7 tháng 11 2023

Đặc điểm dân cư :

- Quy mô dân số: Tây Nam Álà khu vực ít dân. Năm 2020, số dân của khu vực là 402,5 triệu người, chiếm 5,2% số dân toàn thế giới.

- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên: khá cao (1,6% năm 2020).

- Thành phần dân cư:

+ Phần lớn dân cư khu vực Tây Nam Á là người Ả-rập (hơn 50% số dân).

+ Ngoài ra còn có các dân tộc khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Do Thái, Cuốc,...

 

- Cơ cấu dân số:

+ Tây Nam Á có tỉ lệ nam nhiều hơn nữ trong tổng số dân và có xu hướng tăng. Nhiều quốc gia đứng đầu thế giới về tỉ lệ nam nhiều hơn nữ như: Cata, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất, Ôman, Baranh, Arập Xêút.

+ Tây Nam Á có cơ cấu dân số trẻ, nhiều quốc gia trong khu vực đang bước vào thời kì cơ cấu dân số vàng.

- Mật độ dân số: mật độ dân số khá thấp (khoảng 60 người/km2, năm 2020) và có sự chênh lệch giữa các vùng, các quốc gia. Vùng phía bắc, đồng bằng, ven biển và những vùng khai thác dầu mỏ quan trọng là những nơi tập trung đông dân nhất.

- Tỉ lệ dân thành thị cao, năm 2020 là 72% (trung bình thế giới là 56,2%).

+ Các quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao nhất là Côoét (100%), Ixraen (92,6%), Gioócđani (91,4%);

+ Quốc gia có tỉ lệ dân thành thị hấp nhất là Yêmen (37,9%).

+ Các thành phố lớn nhất của khu vực là Ixtanbun (Thổ Nhĩ Kỳ), Bátđa (I-rắc), Têhêran (Iran), Riat (Arập Xêút)

8 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Nét nổi bật về xã hội của Mỹ La-tinh: Có nền văn hóa độc đáo, được hình thành từ sự hòa quyện của các nền văn hóa bản địa và di cư. Cư dân bản địa ở khu vực này là chủ nhân của nhiều nền văn hóa nổi tiếng như: May-a, In-ca, A-dơ-tếch,... Các nền văn hóa phát triển đã để lại nhiều di tích lịch sử có giá trị lớn về nhân văn và du lịch. Những năm gần đây, chất lượng cuộc sống của người dân Mỹ La-tinh được tăng lên nhờ kinh tế ngày càng phát triển. Năm 2020, khu vực Mỹ La-tinh có tuổi thọ trung bình đạt khoảng 75 tuổi. Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ chiếm 94,5% dân số. HDI khu vực Mỹ La-tinh khá cao, có xu hướng tăng và khác nhau giữa các nước.
- Ảnh hưởng của vấn đề xã hội đến sự phát triển kinh tế - xã hội: sự khác biệt trong phát triển kinh tế - xã hội và các tầng lớp xã hội đã dẫn tới sự bất bình đẳng, xung đột xã hội xuất hiện ở một số quốc gia.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:
* Đặc điểm dân cư của khu vực Đông Nam Á:
Đông Nam Á có dân số đông và tăng nhanh, 668,4 triệu người (năm 2020), chiếm khoảng 8,6% dân số thế giới
Tỉ lệ gia tăng dân số đang có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao
Cơ cấu dân số đang chuyển dịch theo hướng già hóa
Dân cư phân bố không đều, tập trung ở các đồng bằng, hạ lưu sông và vùng ven biển.
Mật độ dân số trung bình 148 người/km2 (năm 2020) và có sự chênh lệch giữa các quốc gia.
Đô thị hóa ở các quốc gia Đông Nam Á đang được đẩy mạnh, tuy nhiên tỉ lệ dân thành thị chưa có.
Là khu vực có nhiều dân tộc sinh sống.
* Tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á: Tạo nên một nền văn hóa đa dạng và giàu bản sắc; tạo cho Đông Nam Á nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thuận lợi để phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đặc điểm này cũng gây nhiều sức ép về giải quyết việc làm, nhà ở,..