K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 8 2023

Một số nguồn phát thải sulfur dioxide

+ Trong tự nhiên: Núi lửa phun trào, các quá trình phân hủy, thối rữa xác động thực vật, các phản ứng hóa học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sulfur, …. 

+ Tác động của con người: từ các trung tâm nhiệt điện, từ các lò nung, lò hơi khí đốt nhiên liệu than, dầu và khí đốt có chứa lưu huỳnh hay các hợp chất có chứa lưu huỳnh, phương tiện giao thông, một số công đoạn trong công nghiệp hóa chất, luyện kim,....Khói thuốc của con người

Tác hại của SO2

+ Tác hại đối với sức khỏe: có thể gây rối loạn chuyển hoá đường và protein, gây thiếu vitamin B và C, gây tắc nghẽn mạch máu cũng như làm giảm khả năng vận chuyển oxygen của hồng cầu, gây co hẹp dây thanh quản, khó thở,...

+ Tác hại đối với môi trường: là một trong những nguyên nhân chính gây mưa acid.

22 tháng 8 2023

b , c , e 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 8 2023

a) Sulfur dioxide là chất trung gian trong quá trình sản xuất sulfuric acid.

Do có khả năng tẩy trắng và diệt khuẩn, sulfur dioxide được sử dụng để tẩy trắng bột giấy, khử màu trong sản xuất đường, chống nấm mốc cho sản phẩm mây, tre đan,…

Trong nghiên cứu, sulfur dioxide lỏng là một dung môi phân cực, được sử dụng để thực hiện nhiều phản ứng.

b) Một số nguồn phát thải khí sulfur dioxide vào khí quyển:

- Nguồn tự nhiên: Khí thải núi lửa, trên toàn thế giới, nguồn sulfur dioxide tự nhiên chiếm ưu thế, nhưng ở các khu vực đô thị và công nghiệp, nguồn nhân tạo chiếm ưu thế.

- Nguồn nhân tạo: Chủ yếu sinh ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu có chứa tạp chất sulfur (than đá, dầu mỏ), đốt quặng sulfide (galen, blend) trong luyện kim, đốt sulfur và quặng pyrite trong sản xuất sulfuric acid, …

Dựa trên các nguồn phát sinh sulfur dioxide do hoạt động của con người, các biện pháp để cắt giảm sự phát thải khí này được đề xuất như sau:

- Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo;

- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên;

- Cải tiến công nghệ sản xuất, có biện pháp xử lí khí thải và tái chế các sản phẩm phụ có chứa sulfur.

Mọi người giúp em làm hai bài này với ạ 😥 Câu 1. Một loại than chứa 0,5% sulfur theo khối lượng. (a) Viết phương trình tạo thành khí sulfur dioxide khi than này được đốt cháy. (b) Tìm khối lượng sulfur chứa trong 1500 tấn than? (c) Khối lượng và thể tích (đkc) của khí sulfur dioxide sinh ra nếu đốt cháy 1500 tấn than? Câu 2. Khi đốt cháy các hợp chất hữu cơ có chứa sulfur thì thu được sản...
Đọc tiếp

Mọi người giúp em làm hai bài này với ạ 😥 Câu 1. Một loại than chứa 0,5% sulfur theo khối lượng. (a) Viết phương trình tạo thành khí sulfur dioxide khi than này được đốt cháy. (b) Tìm khối lượng sulfur chứa trong 1500 tấn than? (c) Khối lượng và thể tích (đkc) của khí sulfur dioxide sinh ra nếu đốt cháy 1500 tấn than? Câu 2. Khi đốt cháy các hợp chất hữu cơ có chứa sulfur thì thu được sản phẩm cháy có chứa khí sulfur dioxide. Lượng khí SO2 này có thể được xác định bằng phản ứng với hydrogen peroxide: H2O2 + SO2 → HSO4. Sau đó. H2SO4 được chuẩn độ với dung dịch NaOH: H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1.302 gam mẫu than, sau đó dẫn sản phẩm cháy qua dung dịch hydrogen peroxide. Kết thúc phản ứng. lấy dung dịch thu được đem chuẩn độ, kết quả thấy vừa hết 28,44 mL dung dịch NaOH 0,1M. Tính % khối lượng sulfur có trong mẫu than.

0
22 tháng 3 2022

D

Câu 9. Dung dịch hydrochloric acid  HCl tác dụng với kim loại sắt (iron) Fe tạo thành    A. iron (II) chloride FeCl2 và khí hydrogen H2.    B. iron (III) chloride FeCl3 và khí hydrogen H2.    C. iron (II) chloride FeCl2 và khí sulfur dioxide SO2.    D. iron (II) chloride FeCl2 và khí sulfur dioxide SO2.Câu 10. Sử dụng 100 ml dung dịch Ba(OH)2 x mol/lít để trung hòa 200 ml dung dịch HCl 0,5 mol/lít. Giá trị của x là    A....
Đọc tiếp

Câu 9. Dung dịch hydrochloric acid  HCl tác dụng với kim loại sắt (iron) Fe tạo thành

    A. iron (II) chloride FeCl2khí hydrogen H2.

    B. iron (III) chloride FeCl3khí hydrogen H2.

    C. iron (II) chloride FeCl2 và khí sulfur dioxide SO2.

    D. iron (II) chloride FeCl2 và khí sulfur dioxide SO2.

Câu 10. Sử dụng 100 ml dung dịch Ba(OH)2 x mol/lít để trung hòa 200 ml dung dịch HCl 0,5 mol/lít. Giá trị của x là

    A. 0,33.                 B. 0,5.                       C. 0,66.                     D. 1,33.

Câu 11. Cho các chất sau đây: KOH, Zn, CuO, Cu, Fe2O3, CO2. Số chất tác dụng được với dung dịch HCl là

    A. 8.                      B. 6.                          C. 4.                          D. 2.

Câu 12. Cho các chất sau đây: Cu, NaOH, Ba(OH)2, CuO, MgO, CO2. Số chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc là

    A. 3.                      B. 4.                          C. 5.                          D. 6.

Câu 13. Hiện tượng quan sát được khi cho kim loại zinc (kẽm) Zn vào dung dịch sulfuric acid H2SO4

    A. kim loại tan dần, xuất hiện bọt khí không màu, không mùi, dung dịch chuyển màu xanh lam.

    B. kim loại tan dần, xuất hiện bọt khí không màu, mùi khai.

    C. kim loại không phản ứng, không hiện tượng gì xảy ra.

    D. kim loại tan dần, xuất hiện bọt khí không màu, không mùi.

1
9 tháng 11 2021

9.A

10.B

11.C

12.C

13.D

Một nhà máy sản xuất hai loại thuốc trừ sâu nông nghiệp là A và B. Cứ sản xuất mỗi thùng loại A thì nhà máy thải ra 0,25 kg khí carbon dioxide (\(C{O_2}\)) và 0,60 kg khí sulful dioxide (\(S{O_2}\)), sản xuất mỗi thùng loại B thì thải ra 0,50 kg \(C{O_2}\) và 0,20 kg \(S{O_2}\). Biết rằng, quy định hạn chế sản lượng \(C{O_2}\) của nhà máy tối đa là 75 kg và \(S{O_2}\)tối đa là 90 kg mỗi ngày.a) Tìm hệ bất...
Đọc tiếp

Một nhà máy sản xuất hai loại thuốc trừ sâu nông nghiệp là A và B. Cứ sản xuất mỗi thùng loại A thì nhà máy thải ra 0,25 kg khí carbon dioxide (\(C{O_2}\)) và 0,60 kg khí sulful dioxide (\(S{O_2}\)), sản xuất mỗi thùng loại B thì thải ra 0,50 kg \(C{O_2}\) và 0,20 kg \(S{O_2}\). Biết rằng, quy định hạn chế sản lượng \(C{O_2}\) của nhà máy tối đa là 75 kg và \(S{O_2}\)tối đa là 90 kg mỗi ngày.

a) Tìm hệ bất phương trình mô tả số thùng của mỗi loại thuốc trừ sâu mà nhà máy có thể sản xuất mỗi ngày để đáp ứng các điều kiện hạn chế trên. Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình đó trên mặt phẳng toạ độ.

b) Việc nhà máy sản xuất 100 thùng loại A và 80 thùng loại B mỗi ngày có phù hợp với quy định không?

c) Việc nhà máy sản xuất 60 thùng loại A và 160 thùng loại B mỗi ngày có phù hợp với quy định không?

1
24 tháng 9 2023

Tham khảo:

a) Gọi x là số thùng thuốc trừ sâu loại A, y là số thùng thuốc trừ sâu loại B mà nhà máy sản xuất mỗi ngày. Ta có các điều kiện ràng buộc đối với x, y như sau:

-  Hiển nhiên \(x \ge 0,y \ge 0\)

-  sản lượng \(C{O_2}\) tối đa là 75 kg nên \(0,25x + 0,5y \le 75\)

-  sản lượng \(S{O_2}\) tối đa là 90 kg nên \(0,6x + 0,2y \le 90\)

Từ đó ta có hệ bất phương trình:

\(\left\{ \begin{array}{l}0,25x + 0,5y \le 75\\0,6x + 0,2y \le 90\\x \ge 0\\y \ge 0\end{array} \right.\)

Biểu diễn từng miền nghiệm của hệ bất phương trình trên hệ trục tọa độ Oxy, ta được như hình dưới.

Miền không gạch chéo (miền tứ giác OABC, bao gồm cả các cạnh) trong hình trên là phần giao của các miền nghiệm và cũng là phần biểu diễn nghiệm của hệ bất phương trình.

 b) Nhà máy sản xuất 100 thùng loại A và 80 thùng loại B mỗi ngày tức là \(x = 100,y = 80.\)

Vì \(\left\{ \begin{array}{l}0,25.100 + 0,5.80 = 65 \le 75\\0,6.100 + 0,2.80 = 76 \le 90\\100 \ge 0\\80 \ge 0\end{array} \right.\) nên cặp số (100; 80) là một nghiệm của hệ bất phương trình a).

Do đó việc nhà máy sản xuất 100 thùng loại A và 80 thùng loại B mỗi ngày là phù hợp với quy định.

c) Vì \(0,25.60 + 0,5.160 = 95 > 75\)nên việc sản xuất 60 thùng loại A và 160 thùng loại B mỗi ngày vượt quá sản lượng \(C{O_2}\) tối đa.

Vậy việc nhà máy sản xuất 60 thùng loại A và 160 thùng loại B mỗi ngày là không phù hợp với quy định.

19 tháng 2 2023

- Nguyên nhân làm phát thải khí nhà kính nhiều nhất: Sản xuất điện và nhiệt (chiếm tới 25%)

- Biện pháp để giảm sự phát thải khí nhà kính do quá trình sản xuất điện và nhiệt là:

+ Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng xanh, thân thiện mới môi trường như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều, …

+ Sử dụng tiết kiệm điện, tắt các thiết bị điện khi không cần thiết…

+ Sử dụng các thiết bị điện có nhãn mác chứng nhận tiết kiệm năng lượng của Bộ Công thương…