Quan sát Hình 8.3, hãy trình bày hình thức tiêu hóa ở bò.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hình thức tiêu hóa ở thủy tức là tiêu hóa ngoại bào kết hợp tiêu hóa nội bào:
Thức ăn (ví dụ: rận nước) được lấy vào túi tiêu hoá qua miệng. Tế bào trên thành túi tiêu hoá tiết ra enzim vào khoang tiêu hoá để tiêu hoá hoá học thức ăn, cơ thể rận nước được tiêu hoá thành các phần nhỏ hơn đưa vào trong tế bào. Sau đó, nhờ tiêu hoá nội bào mà thức ăn được tiếp tục biến đổi thành các chất dinh dưỡng đơn giản cho cơ thể (thuỷ tức) hấp thụ.
Tham khảo:
Quá trình tiêu hóa ở bọt biển là tiêu hóa nội bào, gồm các giai đoạn: Hình thành không bào tiêu hóa → Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hóa → thức ăn được thủy phân thành các chất dinh dưỡng đơn giản → chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thu vào tế bào chất.
Quan sát Hình 31.1, hãy mô tả con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở con người.
Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở con người chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Thức ăn được đưa vào miệng & bắt đầu quá trình biến đổi trong ống tiêu hóa.
- Giai đoạn 2: Thức ăn được biến đổi trong ống tiêu hóa để trở thành các chất đơn giản & được hấp thụ vào máu.
- Giai đoạn 3: Các chất cặn bả còn lại được thải ra ngoài dưới dạng phân qua hậu môn.
Tham khảo:
Chim trao đổi khí bằng phổi và hệ thống túi khí. Túi khí là các khoang rỗng chưa khí. Phổi cấu tạo bởi ống khí có mao mạch bao quanh, hệ thống ống khí thông với hệ thống túi khí. Chim hít vào và thở ra đều lấy được O2 nên có hiệu suất hô hấp cao.
Tham khảo:
Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
- Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí phế nang.
- Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào của CO2 từ tế bào vào máu
Tham khảo:
Trao đổi khí ở cá nhờ mang . Mang cá gồm các phiến mang, trên các phiến mang có hệ thống mao mạch. Máu chảy trong mao mạch theo hướng song song và ngược chiều với dòng nước, giúp cho cá lấy được khoảng 80% O2 trong nước. Oxi từ đòng nước chảy liên tục qua mang vào mao mạch ở mang theo vòng tuần hoàn đến các tế bào.
Tham khảo:
Ở côn trùng: có hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa không khí. Các ống phân nhánh nhỏ dần, các ống nhỏ tiếp xúc với tế bào của cơ thể. Hệ thống ống khí thông ra bên ngoài nhờ các lỗ thở.
Khí O2 từ bên ngoài đi qua các lỗ thở vào ống khí lớn, đi theo các ống khí nhỏ dần và cuối cùng đi đến các tế bào nằm sâu bên trong cơ thể; còn khí CO2 từ tế bào trong cơ thể đi qua ống khí nhỏ sang ống khí lớn dần và đi qua lỗ thở ra ngoài.
Tham khảo:
Sự trao đổi khí với môi trường sống ở thủy tức và giun đất được thực hiện qua bề mặt cơ thể: Khí O2 từ môi trường khuếch tán trực tiếp qua lớp biểu bì bao quanh cơ thể vào bên trong, khí CO2 từ bên trong cơ thể khuếch tán trực tiếp qua lớp biểu bì bao quanh cơ thể ra bên ngoài.
Đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu:
- Đô thị hóa diễn ra sớm:
+ Những đô thị đầu tiên xuất hiện ở châu Âu vào thời kì cổ đại, phát triển trong thời kì trung đại.
+ Quá trình đô thị hóa phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỉ XVIII gắn liền với sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh.
+ Nhiều đô thị ở châu Âu kết nối với nhau thành các chuỗi đô thị có sức ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội thế giới như: Luân-đôn, Pa-ri,…
- Mức độ đô thị hóa cao:
+ Năm 2019, châu Âu có tỷ lệ dân thành thị là 74,3% trong tổng số dân, với hơn 50 thành phố trên 1 triệu dân.
+ Các quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao: Bỉ, Hà Lan, Ai-xơ-len, Lúc-xăm-bua, Anh, Đan Mạch, Thụy Điển.
- Đô thị hóa đang mở rộng:
+ Điều kiện sống của người dân giữa các thành phố không có khoảng cách lớn.
+ Dân thành thị có xu hướng chuyển từ trung tâm thành phố ra vùng ngoại ô, từ các thành phố lớn về các thành phố vệ tinh.
=> Mô hình đô thị làng quê đang ngày càng phổ biến ở nhiều quốc gia châu Âu.
Tham khảo:
Dạ dày bò có 4 ngăn (dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ lá sách → dạ múi khế) nên quá trình tiêu hóa diễn ra như sau:
- Thức ăn sau khi được bò ăn vào sẽ được chuyển vào dạ cỏ. Dạ cỏ là nơi chứa, làm mềm thức ăn, có các vi sinh vật cộng sinh tiết emzim xenlulaza giúp bò tiêu hóa xenlulozo và các chất khác.
- Thức ăn sau khi được lên men và làm mền sẽ được chuyển qua dạ tổ ong (cùng với một lượng lớn vi sinh vật). Sau khi bò ngừng ăn, thì thức ăn sẽ được ợ lên miệng để nhai kĩ lại.
- Thức ăn (sau khi được nhai kĩ) sẽ được chuyển xuống dạ lá sách để hấp thụ bớt nước
- Thức ăn sau khi đã hấp thụ bớt nước sẽ được chuyển qua dạ múi khế, dạ múi khế đóng vai trò như dạ dày thật sự, có chức năng tiết pepsin và HCl tiêu hóa protein ở cỏ và vi sinh vật.