K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 7 2023

BPTT: So sánh, liệt kê

Tác dụng: Giúp cho câu thơ giàu sức gợi, giàu hình ảnh

Nhà thơ Lưu Quang Vũ đã so sánh tiếng Việt hết sức sinh động và thú vị với ''đất cày'', ''lụa'', ''tre ngà'' và ''tơ'' - những thứ hết sức mềm mại và thân quen. Việc so sánh và liệt kê sự vật đã giúp người đọc có thể thấy rõ vẻ đẹp cũng như sự gần gũi của tiếng Việt đồng thời cũng là sự mong mỏi của nhà thơ về tình yêu của người Việt đối với tiếng Việt.

14 tháng 7 2023

Trong thi ca trước đến nay ta đã rõ rằng cái hồn của những câu thơ hay là được góp lại từ những bút pháp nghệ thuật tinh tế, mượt mà. Ta làm rõ điều đấy hơn ở câu thơ:

''Ôi, tiếng Việt như đất cày,như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ''

Xen cạnh cảm xúc "ôi" là biện pháp so sánh chủ thể tiếng Việt với đất cày với lụa để tác giả thể hiện rằng cái dân dã bình dị lại cũng giống cái đẹp đẽ mượt mà thông qua tiếng nói Việt. Từ đó, Người cho đọc giả thấy rằng tiếng Việt gần gũi, gắn bó với người nông dân ta nhưng không vì thế mà thô ráp, nó cũng như "lụa" sang trọng thanh cao. Không chỉ thế, nhà thơ còn muốn bày tỏ tiếng Việt còn làm đẹp nên quê hương "óng" lên "tre ngà" và còn như "tơ" mềm mại. Từ đây ta thấy sự quan trọng của biện pháp tu từ trong câu thơ, chỉ việc "so sánh" nhưng người thi sĩ có thể dễ dàng để những câu chữ ấy thấm đậm vào lòng người đọc, người nghe. Khép lại, phép so sánh không chỉ làm giàu giá trị gợi hình gợi cảm của câu thơ mà còn để lại dư âm hấp dẫn đọc giả!

11 tháng 10 2021

Bạn thích chọn cách trả lời nào cũng đúng nhé!

11 tháng 10 2021

Bạn thích chọn cách trả lời nào cũng đúng nhé!

28 tháng 7 2021

THAM KHẢO!

Hình ảnh mặt trời trên biển huy hoàng, rực rỡ với tài quan sát tinh tế, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong sự giao thoa hân hoan giữa con người với thế giới. Phân tích giá trị so sánh chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi được chọn làm hình ảnh so sánh gây ấn tượng. Cảm nhận đặc sắc về tinh khôi của đất trời. So sánh mặt trời tròn tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.Hình ảnh này gợi vẻ đẹp tròn đầy , rực rỡ, tráng lệ và sự sống của mặt trời. Hình ảnh so sánh vầng mây mặt trời y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh đã tạo ấn tượng và gợi cảm nhận về vẻ đẹp sự sống ngời lên từ vầng mây mặt trời và thiên nhiên ban tặng cho những người dân chài lưới.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

Thi sĩ Xuân Diệu yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp đến mãnh liệt nhưng bên trong những vần thơ của ông vẫn gây cho người đọc một cảm giác chênh vênh, hụt hẫng. Điều đó, được thể hiện rất sâu sắc qua biện pháp điệp từ trong bài thơ “Vội vàng” :

“Ta muốn ôm

 Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

 Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

 Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

 Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều…”

Biện pháp tu từ điệp từ cách quãng “Ta muốn” tạo nên cấu trúc câu đều đặn, hối hả như đang thúc giục mọi người hãy yêu quý tuổi trẻ, thanh xuân của mình, hãy làm những điều mình muốn mà chỉ có thể tuổi trẻ mới làm được, đầu tiên đó là yêu thiên nhiên. Tất cả đều thể hiện sự gấp gáp, cuống quýt, vồ vập. Xuân Diệu muốn ôm giữ lấy những vẻ đẹp non tươi của cuộc sống đang diễn ra: sự sống bắt đầu mơn mởn, mây đưa, gió lượn,…để nó khỏi trôi đi nhưng dù ôm chặt mà vẫn không thể giữ được trọn vẹn. 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
27 tháng 8 2023

Sóng là một hình tượng động, bất biến chính vì vậy mà sóng được các nhà thơ chọn làm thi liệu để biểu tượng cho tình yêu. Xuân Quỳnh đã mượn sóng để biểu tượng cho những cung bậc tình cảm của người phụ nữ trong tình yêu với thật nhiều những khát khao và biến động.

Trong khổ thơ:

Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên?

Nhìn thấy sóng, “em nghĩ về anh, em”. Bằng biện pháp lặp cấu trúc “em nghĩ về” đã càng nhấn mạnh nỗi suy tư của tác giả. Đúng là một tâm hồn đang khao khát tình yêu đẹp đẽ. Bởi đứng trước sự bao la của thiên nhiên, sóng bể, tác giả không nghĩ tới bản thân, gia đình mà nghĩ ngay tới “anh”. Và đến khi gặp sóng, nhìn thấy sóng dạt dào và dịu êm, em thấy như lòng mình. “Em”, “anh” và “sóng” có một sợi dây liên kết. Bởi hình ảnh sóng là nỗi lòng của tác giả, là của nhân vật trữ tình em, của người con gái đang yêu.

3 tháng 3 2019

                                                         Bài làm :

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

(Minh Huệ)

Trong câu thơ trên, nhà thơ Minh Huệ đã sử dụng biện pháp so sánh không ngang bằng rất thành công. Bóng Bác Hồ được so sánh với “ngọn lửa hồng”. Và kết quả cùa phép so sánh thật thú vị: “Bóng Bác cao lồng lộng” - “ấm hơn” - “ngọn lửa hồng”. Nhờ phép so sánh đó, người đọc cảm nhận được tình yêu thương của Bác dành cho những người chiến sĩ, nhữngngười dân công thật ấm áp, vĩ đại biết nhường nào. Tình cảm bao la ấy như đang bao trùm lên, động viên nhân dân trong những ngày tháng chiến đấu gian nan, vất vả.

3 tháng 3 2019

lên mạng đây fphair không

7 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Câu “ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. Hình ảnh “mặt trời” được tác giả sử dụng với tư cách là một biện pháp tu từ, và đó là biện pháp ẩn dụ. Đối với hình ảnh “mặt trời” trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Tác giả đem hình tượng so sánh Bác Hồ là mặt trời. Mặt trời là biểu tượng cho ánh sáng vĩnh cửu, sự trường tồn vĩnh hằng của thời gian và là chân lí của cuộc sống. Nhà thơ ví Bác như ánh sáng, như chân lí ấy. Đây là hình ảnh so sánh không gượng ép góp phần nâng cao giá trị hình tượng Bác.

27 tháng 2 2023

Sai