K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn. 

Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các cơ quan của cơ thể qua hệ tuần hoàn.

Tham khảo!

- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn hở: Tim bơm máu vào động mạch, máu từ động mạch chảy vào xoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô (gọi chung là máu). Sau khi thực hiện trao đổi chất trực tiếp với tế bào cơ thể, máu trở về tim theo các ống góp.

$→$ Khái niệm hệ tuần hoàn hở: Hệ tuần hoàn hở là hệ tuần hoàn không có mao mạch, máu có đoạn đi ra khỏi hệ mạch tiếp xúc và trao đổi trực tiếp các chất với tế bào.

- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn kín: Tim bơm máu vào động mạch. Máu chảy liên tục trong mạch kín từ động mạch qua mao mạch để thực hiện trao đổi chất với tế bào cơ thể, rồi theo tĩnh mạch trở về tim.

$→$ Khái niệm hệ tuần hoàn kín: Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn mà máu lưu thông liên tục trong mạch kín, trao đổi các chất với tế bào qua thành mao mạch một cách gián tiếp thông qua dịch mô.

Tham khảo!

- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn đơn của Cá xương: Máu nghèo $O_2$ ở tâm nhĩ của tim $→$ Tâm thất của tim $→$ Động mạch mang $→$ Mao mạch mang (thực hiện trao đổi khí trở thành máu giàu $O_2$) $→$ Động mạch lưng $→$ Mao mạch ở cơ quan (thực hiện trao đổi khí và chất dinh dưỡng thành máu nghèo $O_2$) $→$ Tĩnh mạch chủ $→$ Tâm nhĩ của tim.

$→$ Khái niệm hệ tuần hoàn đơn: Hệ tuần hoàn đơn là hệ tuần hoàn chỉ có một vòng tuần hoàn, máu từ tim đi ra phải qua 2 đường mao mạch là mao mạch mang (để nhận $O_2$ và thải $CO_2$) và mao mạch mô (để trao đổi các chất với tế bào) rồi mới trở về tim.

- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn kép của Thú:

+ Vòng tuần hoàn phổi: Máu nghèo $O_2$ từ tâm nhĩ phải của tim $→$ Tâm thất phải của tim $→$ Động mạch phổi $→$ Mao mạch phổi (thực hiện trao đổi khí trở thành máu giàu $O_2$) $→$ Tĩnh mạch phổi $→$ Tâm nhĩ trái của tim.

+ Vòng tuần hoàn hệ thống: Máu giàu $O_2$ từ tâm nhĩ trái của tim $→$ Tâm thất trái của tim $→$ Động mạch chủ $→$ Mao mạch ở cơ quan (thực hiện trao đổi khí và chất dinh dưỡng thành máu nghèo $O_2$) $→$ Tĩnh mạch chủ $→$ Tâm nhĩ phải của tim.

$→$ Khái niệm hệ tuần hoàn kép: Hệ tuần hoàn kép là hệ tuần hoàn có $2$ vòng tuần hoàn riêng biệt là vòng tuần hoàn phổi (để nhận $O_2$ và thải $CO_2$) và vòng tuần hoàn hệ thống (để trao đổi các chất với tế bào).

25 tháng 6 2019

- Mối liên hệ về chức năng giữa hệ tuần hoàn với các hệ cơ quan đã học được phản ánh qua sơ đồ sau :

Giải bài 2 trang 112 sgk Sinh 8 | Để học tốt Sinh 8

   Giải thích : Cơ thể là một khối thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn luôn thống nhất với nhau.

+ Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác.

    + Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động.

    + Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp hệ này trao đổi chất.

    + Hệ hô hấp lấy O2 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO2 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

    + Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các cơ quan của cơ thể qua hệ tuần hoàn.

 + Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.

    Ví dụ: Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn ( hệ tuần hoàn ), thở nhanh và sâu ( hệ hô hấp ), mồ hôi tiết nhiều ( hệ bài tiết ), … Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động. Các cơ quan trong cơ thể có một sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, đảm bảo tính thống nhất.

22 tháng 11 2016

1.Hệ tiêu hoá là nơi tiếp nhận thức ăn qua quá trình đồng hóa tạo ra năng lượng còn hệ bài tiết là nơi phan hủy giái phóng năng lượngđã tạo ra để dièu hòa cơ thể cung cấp cho hoạt động sống .nhò có hệ tiêu hóa mơi có năng lương tạo ra để hệ bài tiết hoat đông..đồng thời hệ bài tiết cung giải phóng chất độc do hth tạo ra
2. hệ tuần hoàn đơn giản vì sau bọ thuộc lớp côn trùng chúng là động vật bậc tháp nên cấu tạo đơn gián.và vì hoạt đông của chúng là đơn giản chứ ko phức tạp nên cau tạo hth đơn gián

22 tháng 11 2016

1.,Hệ tiêu hóa và bài tiết có quan hệ nhau: Các ống bài tiết lọc chất thải đổ vào đoạn cuối ruột giữa và đầu ruột sau để chất bài tiết theo phân ra ngoài.

8 tháng 12 2021

- Mối quan hệ giữa hệ tiêu hóa và hệ bài tiết: các ống bài tiết (manpighi) lọc chất thải đổ vào cuối ruột giữa và đầu ruột sau, để chất bài tiết cùng đổ ra ngoài theo phân.

- Hệ tuần hoàn thường có hai chức năng chính:

+ Phân phối chất dinh dưỡng đến các tế bào

+ Cung cấp oxi cho các tế bào.

Ở sâu bọ việc cung cấp ôxi do hệ thống ống khí đảm nhiệm. Vì thế hệ tuần hoàn đơn giản đi và hệ thống ống khí phát triển hơn.



 

8 tháng 12 2021

Tham khảo:

- Hệ tiêu hóa có thêm ruột tịt tiết dịch vị vào dạ dày. Hệ bài tiết có nhiều ống bài tiết lọc chất thải đổ vào ruột sau để theo phân ra ngoài. Hệ tiêu hóa là nơi tiếp nhận thức ăn qua quá trình đồng hóa tạo năng lượng còn hệ bài tiết phân hủy sản phẩm để cung cấp cho hoạt động sống.

   → Nhờ có tiêu hóa mới có năng lượng để hệ bài tiết hoạt động.

1 tháng 10 2017

-Tuần hoàn: 9, 10, 11

    -Hô hấp: 12, 13

    -Tiêu hóa: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8

    -Bài tiết: 14, 15

    -Sinh sản: 16, 17, 18