các chi tiết thể hiện tình cảm của nhân dân với người anh hùng Lê Lợi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các chi tiết thể hiện tình cảm của con voi với Đề đốc Lê Trực và người quản tượng:
- Người quản tượng chăm sóc con voi, vỗ cho nó ăn để nó lấy sức về rừng.
- Hàng năm voi đều quay trở về làng để thăm người quản tượng.
- Trong mỗi lần gặp gỡ, người quản tượng lại dẫn nó đi tắm và luôn trồng sẵn một nương mía để thết đãi nó một bữa no nê.
- Không thấy người quản tượng, con voi chạy khắp nơi tìm. Khi biết người quản tượng đã mất, con voi chạy vào nhà, hít hơi cái giường cũ của người quản tượng rồi buồn bã đi ra đi.
=> Con voi dành cho người quản tưởng một tình cảm gắn bó, yêu mến, thủy chung như người thân trong gia đình.
I. TÓM TẮT TRUYỆN SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
Thời giặc Minh đô hộ nước ta, Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.
Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.
Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.
Sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền dạo quanh hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
1. Vì sao đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?
Trả lời:
- Giặc Minh đô hộ nước ta, làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân ta căm giận chúng đến tận xương tủy.
- Ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng buổi đầu thế lực còn yếu, nhiều lần bị thua.
- Đức Long Quân thấy vậy, quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc.
2. Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?
Trả lời:
* Cách Long Quân cho mượn gươm:
- Chàng đánh cá Lê Thận bắt được lưỡi gươm dưới nước. Chàng gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. lưỡi gươm khi gặp chủ tướng Lê Lợi thì sắng rực lên hai chữ "Thuận thiên". Lê Lợi cùng mọi người xem gươm nhưng không ai biết đó là báu vật.
- Chủ tướng Lê Lợi trên đường bị giặc đuổi thấy "ánh sáng lạ" - chính là chuôi gươm nạm ngọc - ở ngọn cây đa, đã lây chuôi gươm đó mang về.
- Đem lưỡi gươm Lê Thận bắt được dưới nước tra vào chuôi gươm mà Lê Lợi bắt được trên rừng thì "vừa như in".
- Lê Thận nâng gươm thần lên đầu, dâng cho Lê Lợi: "Đây là trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện mang xương thịt của mình theo minh công...
* Ý nghĩa cách cho mượn gươm:
- Các nhân vật được lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng: khả năng cứu nước có ở khắp nơi, từ miền sông nước đến miền rừng núi, miền ngược, miền xuôi cùng đánh giặc.
- Các bộ phận của thanh gươm rời nhau nhưng khi khớp lại thì "vừa như in". Điều đó có nghĩa là nguyện vọng của nhân dân là như nhau, nghĩa quân trên dưới một lòng.
- Lê Lợi được chuôi gươm, Lê Thận dâng gươm cho Lê Lợi - những chi tiết này khẳng định, đề cao vai trò minh chủ của Lê Lợi.
3. Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đốì với nghĩa quân Lam Sơn.
Trả lời:
Sức mạnh của nghĩa quân được nhân lên gấp bội nhờ có gươm thần: thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía, uy thế của nghĩa quân vang khắp nơi... Gươm thần mở đường cho nghĩa quân đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn một bóng quân xâm lược nào trên đất nước.
4. Khi nào Long Quân cho đòi gươm? Cảnh đòi gươm và trả gươm đã diễn ra như hế nào?
Trả lời:
- Nhân dịp vua Lê Lợi ngự thuyền rồng dạo chơi trên hồ Tả Vọng, một năm sau khi đuổi hết giặc Minh, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần.
- Khi thuyền vua đến giữa hồ, rùa vàng nhô lên, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người động đậy. Rùa tiến đến thuyền vua đòi gươm: Xin bệ hạ hoàn lại gươm cho Long Quân. Vua Lê trao gươm, rùa đớp lấy, lặn xuống.
5. Thảo luận: ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm.
Trả lời:
Truyện có những ý nghĩa sau:
- Ý nghĩa ca ngợi tính nhân dân, toàn dân và chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Ý nghĩa đề cao, suy tôn Lê Lợi và nhà Lê.
- Ý nghĩa giải thích nguồn gốc tên gọi hồ Hoàn Kiếm (trả gươm)
6. Em biết còn truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh rùa vàng? Theo em, hình tượng rùa vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai và cho cái gì?
Trả lời:
* Truyền thuyết có hình ảnh rùa vàng: An Dương Vương.
* Thần Kim Quy xuất hiện lúc nhân vật gặp khó khăn để khơi đường chỉ lối. Thần hi sinh một phần thân thể của mình cho nhân vật làm vũ khí (lẫy nỏ thần làm bằng móng vuôt của Rùa Vàng). Rùa Vàng giúp Long Quân nhận lại gươm để thực hiện tư tưởng yêu hòa bình của nhân dân ta.
Như vậy, rùa vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho tổ tiên, khí thiêng sông núi, tư tưởng, tình cảm và trí tuệ của nhân dân. Riêng trong sự tích Hồ Gươm, ngoài ý nghĩa đó, rùa vàng còn có ý nghĩa đề cao, gây thanh thế cho nghĩa quân Lam Sơn và củng cố uy thế cho nhà Lê sau cuộc khởi nghĩa.
LUYỆN TẬP
1. Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi được trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc?
Trả lời:
Nếu tác giả dân gian để Lê Lợi trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc thì tác phẩm sẽ không thể hiện được tính chất toàn dân, trên dưới một lòng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến. Thanh gươm Lê Lợi nhận được là thanh gươm thông nhất và hội tụ tư tưởng, tình cảm, sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước.
2. Lê Lợi nhận được gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm - Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi như thế nào?
Trả lời:
Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm - Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết này sẽ bị giới hạn. Bởi vì lúc này, Lê Lợi đã về kinh thành Thăng Long là thủ đô, tượng trưng cho cả nước. Việc trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng của kinh thành Thăng Long mới thể hiện hết được tư tưởng yêu hòa bình và tinh thần cảnh giác của cả nước, của toàn dân.
3. Hãy nhắc lại định nghĩa truyền thuyết và kể tên các truyền thuyết đã học.
Trả lời:
- Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
- Các truyền thuyết đã học: Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giày; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Sự tích Hồ Gươm.
k đúng mk nhé
snow white
- Các chi tiết thể hiện tình cảm của Bác với chiến sĩ và dân công
" Rồi bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng."
*
" Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn”
" Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau"
- Em thích nhất chi tiết “Sợ cháu mình giật thột/ Bác nhón chân nhẹ nhàng”
Các chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương:
+ An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều bị lở.
+ Vua được thần Kim Quy giúp xây thành và cho vuốt để làm lẫy chế nỏ thần.
+ Nhờ nỏ thần, vua đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất.
+ Vua chủ quan khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai
+ Vua mang con bỏ chạy, nhờ thần Kim Quy cứu và chém chết Mị Châu.
a) -Do sớm có ý thức giữ gìn đất nước, lo xây thành để chống giặc ngoại xâm mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ.
- Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá về nhà vua: biết ơn, ca ngợi công lao xây thành, chế nỏ để chống giặc giữ nước.
b) Sự mất cảnh giác của nhà vua được biểu hiện qua các chi tiết:
- Vua đồng ý lời cầu hôn, gả con gái Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy, lại cho Thủy ở rể. ⇒ Vua mơ hồ trước âm mưu muốn xâm chiếm Âu Lạc một lần nữa của kẻ thù.
- Khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai, vua không kiểm tra lại vũ khí để đến khi quân giặc kéo sát thành, phải mang Mị Châu bỏ chạy. ⇒ Vua chủ quan khinh địch, không có cái nhìn sáng suốt với tình thế.
c) Qua các chi tiết sáng tạo, nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm:
+ Chi tiết vua nghe theo lời kết án của thần Kim Quy, rút gươm chém Mị Châu: gửi gắm lòng kính trọng đối với vị vua anh hùng, dám hy sinh tình cảm cha con thiêng liêng để giữ tròn bổn phận với đất nước.
+ Các chi tiết liên quan đến Mị Châu:
Phê phán thái độ mất cảnh giác, quá xem trọng tình cảm cá nhân của Mị Châu.
Giải thích nguyên nhân, xoa dịu nỗi đau mất nước một cách nhẹ nhàng.
Các chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi:
- Tôi vừa từ trong khói lửa miền Nam đến đây, lâu năm xa Huế, và chính Lê-nin-grat đã đánh thức trong tâm hồn tôi giấc mơ lộng lẫy của tuổi dại, ôi, tôi muốn làm một con chim nhỏ đứng co một chân trên con tàu thủy tinh để đi ra biển.
- ...chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố...
Các chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi:
- Tôi vừa từ trong khói lửa miền Nam đến đây, lâu năm xa Huế, và chính Lê-nin-grat đã đánh thức trong tâm hồn tôi giấc mơ lộng lẫy của tuổi dại, ôi, tôi muốn làm một con chim nhỏ đứng co một chân trên con tàu thủy tinh để đi ra biển.
- ...chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố...
Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng dựa trên truyền thống tuổi trẻ anh hùng trong lịch sử và từ trí tưởng tượng bắt nguồn từ tinh thần yêu nước của nhân dân.
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng trống giặc ngoại sâm.Chàng được sinh ra từ người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân,do nhân dân nguôi dưỡng.Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tình yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân.
- Vai trò của Nguyễn Trãi:
+ Soạn “Bình Ngô sách”; trong đó, bao gồm những phương lược cơ bản để đánh đuổi quân Minh.
+ Giúp Lê Lợi xây dựng và thực hiện một đường lối đấu tranh tổng hợp, toàn diện, trên các mặt: quân sự, tâm lí.
+ Đóng góp quan trọng trên lĩnh vực tư tưởng đặc biệt là tư tưởng “nhân nghĩa”.
- Vai trò của Lê Lợi:
+ Nung nấu một quyết tâm đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi.
+ Đầu năm 1418, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước. Lê Lợi là linh hồn, là lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa ấy.
+ Lê Lợi ông là nhà chỉ đạo chiến lược kiệt xuất. Ông dựa vào nhân dân để tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc.
+ Vừa là nhà tổ chức và chỉ đạo chiến lược về chính trị, quân sự, vừa là vị tướng cầm quân mưu trí, quả quyết.
Ngô gia văn phái là cựu thần nhà Lê vẫn trung thành với nhà Lê, không mấy cảm tình với Tây Sơn thậm chí xem Tây Sơn như giặc mà các tác giả vẫn viết về Quang Trung và những chiến công của đoàn quân áo vải một cách cảm tình hào hứng như vậy bởi vì:
- Cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Tây Sơn là sự thật lịch sử mà các tác giả đã được chứng kiến tận mắt, là những trí thức có lương tâm, những người có tâm huyết và tài năng nên các ông không thể không tôn trọng lịch sử.
- Mặt khác, các tác giả cũng được chứng kiến tận mắt sự thối nát, kém cỏi, hèn mạt của nhà Lê cùng sự độc ác, hống hách, ngang ngược của giặc Thanh nên các ông không thể không thở dài ngao ngán, cảm thấy nhục nhã, ý thức dân tộc không thể không được dâng cao.
- Tất cả những điều đó đã đem đến những trang ghi chép chân thực mà xúc động, tự hào như vậy.
Nhân dân đã thể hiện tình cảm sâu sắc và lòng biết ơn đối với người anh hùng Lê Lợi trong nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số chi tiết thể hiện tình cảm của nhân dân đối với Lê Lợi
1. Sự tôn kính và sùng bái: Nhân dân đã tôn kính và sùng bái Lê Lợi như một vị vua anh hùng. Họ gọi ông là "Vua Lê Thái Tổ" và xem ông như một vị thánh.
2. Sự ủng hộ và tín nhiệm: Nhân dân tin tưởng và ủng hộ Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống lại quân xâm lược Trung Quốc. Họ đồng lòng và tận tụy với ông, sẵn sàng hi sinh và chiến đấu cùng ông để giành lại độc lập cho đất nước.
3. Sự biểu tình và cổ vũ: Nhân dân đã biểu tình và cổ vũ Lê Lợi trong những cuộc diễu hành và lễ hội. Họ tỏ ra hào hứng và đam mê trong việc thể hiện tình yêu và lòng biết ơn đối với ông.
4. Sự tưởng nhớ và kỷ niệm: Đến ngày nay, người dân Việt Nam vẫn tưởng nhớ và kỷ niệm công lao của Lê Lợi. Đền Hồ Gươm ở Hà Nội và nhiều địa điểm khác được xây dựng để tưởng nhớ ông.