K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

tìm và phân loại các từ láy từ ghép trong đoạn trích sau: Nhưng tôi vẫn mong gió chướng về. Sự chờ đợi đã thành thói quen của thời thơ dại. Khi gió bắt đầu hiu hiu se lạnh, đám con nít nhảy cà tưng, háo hức vỗ tay cười, vậy là gần được sắm quần áo, dép mới rồi (nhà nghèo, cả năm chỉ được dịp này chứ mấy). Gió chướng (và gió bấc) với tôi là gió Tết, dù từ khi bắt đầu mùa gió đến Tết, mất gần...
Đọc tiếp

tìm và phân loại các từ láy từ ghép trong đoạn trích sau:
 Nhưng tôi vẫn mong gió chướng về. Sự chờ đợi đã thành thói quen của thời thơ dại. Khi gió bắt đầu hiu hiu se lạnh, đám con nít nhảy cà tưng, háo hức vỗ tay cười, vậy là gần được sắm quần áo, dép mới rồi (nhà nghèo, cả năm chỉ được dịp này chứ mấy). Gió chướng (và gió bấc) với tôi là gió Tết, dù từ khi bắt đầu mùa gió đến Tết, mất gần ba tháng ròng. Má tôi cũng coi nó là gió Tết, nghe gió, má thuận miệng hát "Cấy rồi mùa qua sông cấy mướn. Ông trời ổng thổi ngọn chướng buồn cha chả là buồn..”  rồi thở dài cái thượt "Ứ hự, lụi hụi mà hết năm...". Dường như tâm trạng má khác tôi, những sợi gió cứ như xốn xang vào nỗi nghèo túng, sợ không lo nỗi một cái tết tử tế cho cả nhà.
 

1
8 tháng 7 2023

Từ láy trong đoạn trích:

+ Láy toàn phần: hiu hiu, cha chả

+ Láy âm: háo hức, xốn xang.

+ Láy vần: lụi hụi

Từ ghép trong đoạn trích:

+ Từ ghép phân loại: gió chướng, dép mới, gió bấc, gió Tết.

+ Từ ghép chính phụ: chờ đợi, se lạnh, nhà nghèo, mùa gió, thở dài, sợi gió, nghèo túng.

+ Từ ghép tổng hợp: thói quen, đám con nít, ông trời, cả nhà.

+ Từ ghép đẳng lập: thơ dại, cà tưng, vỗ tay, quần áo, tâm trạng, tử tế.

(Làm văn không mệt, ngồi phân loại từ ghép mới mệt:")

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
24 tháng 12 2023

- Biểu hiện của tâm trạng “lộn xộn, ngổn ngang” ở nhân vật “tôi”: Vừa mừng vừa bực; Vương vấn những nỗi buồn khó tả; Lo sợ khi nghĩ về sự chảy trôi của thời gian; Khẩn trương trong tất cả những hành động của mình.

- Lý do khiến nhân vật “tôi” luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng:

+ Khi gió về, lũ con nít nhảy cà tưng, mừng vì sắp được quần áo mới.

+ Gió chướng về đồng nghĩa với gió Tết.

27 tháng 10 2023

Từ láy tượng hình "lơ phơ" và "hắt hiu"

- Tác dụng:

+ Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.

+ Đặc tả chi tiết trạng thái của cành trúc trước cơn gió. 

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:                   Thu về khi lá còn non          Gió hiu hiu lạnh làm con nhớ nhiều                   Dáng mẹ gầy gò thân yêu          Áo nâu trăm mảnh sớm chiều gian nan                 ..................................................                   Đời như chiếc bóng thu vàng          Chợ khuya quang gánh nhịp nhàng mẹ rao                   Vang xa từng tiếng ngọt ngào          Dứt câu nghe lệ...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
                  Thu về khi lá còn non
         Gió hiu hiu lạnh làm con nhớ nhiều
                  Dáng mẹ gầy gò thân yêu
         Áo nâu trăm mảnh sớm chiều gian nan
                ..................................................
                  Đời như chiếc bóng thu vàng
         Chợ khuya quang gánh nhịp nhàng mẹ rao
                  Vang xa từng tiếng ngọt ngào
         Dứt câu nghe lệ dâng trào...ai hay.
(Theo Võ Anh Tài - Chiếc bóng thu vàng)
Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Người mẹ trong đoạn thơ được tác giả miêu tả với những hình ảnh nào? Qua đó em cảm nhận người mẹ trong đoạn thơ là người như thế nào?
Câu 3: Đặt một câu có sử dụng phương châm lịch sự bày tỏ tình cảm của em đối với mẹ.

1

Câu 1: 

Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ : Lục bát. 

Câu 2: 

Người mẹ trong bài thơ trên được miêu tả qua những hình ảnh: dáng gầy gò, áo nâu trăm mảnh, chợ khuya quang gánh, tiếng ngọt ngào, lệ dâng trào. 

Qua đó em cảm nhận được người mẹ trong bài thơ là người phụ nữ lam lũ, vất vả, đức hi sinh cao đẹp và giàu tình yêu thương con. 

Câu 3: 

Đặt câu: Thưa mẹ, con mãi khắc ghi công việc sinh thành và dưỡng dục của mẹ 

Các từ ghép trong đoạn văn: thay đổi, màu sắc, mây trời, mây mưa, dông gió, đục ngầu, giận dữ, buồn vui, tẻ nhạt, sôi nổi, đăm chiêu

Phân loại các từ ghép:

Từ ghép tổng hợpTừ ghép phân loại
thay đổi, màu sắc, mây trời,  dông gió, đục ngầu, giận dữ, buồn vui, tẻ nhạt, sôi nổi.mây mưa, đăm chiêu.

( từ dăm chiêu sửa lại thành đăm chiêu )

Các từ láy trong đoạn văn: âm u, xám xịt, ầm ầm, lạnh lùng, hả hê, gắt gỏng.

Phân loại các từ láy:

Từ láy láy âm đầuTừ láy láy vầnTừ láy láy cả âm đầu và vần
âm u, xám xịt, lạnh lùng, hả hê, gắt gỏng. ầm ầm
23 tháng 2 2022

...

5 tháng 9 2018

Từ ghép

Từ láy

1

Cồn nhỏ, làng xa, chợ chiều, sông dài, trời rộng, cô liêu

Lơ thơ, đìu hiu, chót vót

2

Hôm nay, lãng phí, thời gian, mai đây

Ngắn ngủn, vĩnh viễn

3

Thành công, đường đời, học hành, kiến thức, vũ khí, sự nghiệp

từ văn bản chứa đoạn trích “ Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi...
Đọc tiếp

từ văn bản chứa đoạn trích “ Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.” hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về kỉ nệm tuổi thơ trong đoạn văn sd 1từ tươngj hình, 1 từ tượng thanh

0

Biện pháp điệp từ : "buổi sáng mai"- "một sáng mai", "con đường" 

- Tác dụng: 

+ Tăng tính biểu đạt cho đoạn văn gây ấn tượng sâu sắc với người đọc 

+ Cho thấy những biến chuyển về tâm lý của nhân vật "tôi" một cách rõ nét trong ngày đầu tiên đi học. 

+ Sự thay đổi về tâm lý của nhân vật "tôi" đã khiến mọi cảnh vật xung quanh đặc biệt hơn bao giờ hết.

22 tháng 8 2023

BPTT điệp ngữ: buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh.

Tác dụng: làm nổi bật hơn quang cảnh ngày đầu tiên nhà văn được đi học, bước đến trường khi buổi sáng nhiều sương và có gió lạnh. Đồng thời câu văn trở nên hay hơn, tăng giá trị diễn đạt gợi hình gợi cảm. Từ đó gây ấn tượng và hấp dẫn đọc giả hơn.

Bài 1: Phần trích sau sử dụng nhiều trường từ vựng, hãy tìm các từ thuộcmột trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng ấy.“Hằng năm cứ vào cuối thu, là ngoài đường rụng nhiều và trên không có nhữngđám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựutrường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôinhư mấy cành hoa...
Đọc tiếp

Bài 1: Phần trích sau sử dụng nhiều trường từ vựng, hãy tìm các từ thuộc

một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng ấy.

“Hằng năm cứ vào cuối thu, là ngoài đường rụng nhiều và trên không có những
đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu
trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi
như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng …Những ý tưởng ấy tôi
chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết.
Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường,
lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đấy sương thu và gió
lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường
này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung
quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi
học…” (Trích Ngữ văn 8, tập một— NXB Giáo dục, 2016)

0
: Dựa vào đoạn ngữ liệu trên: a. Tìm hai từ láy trong đoạn trích trên và phân loại từ láy đó? b. Tìm một từ ghép và đặt câu với từ ghép đó ?Học sinh đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. ... Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe. Bỗng em lại tụt xuống chạy về phía tôi, tay ôm con búp bê. Em đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ. - Em để nó ở lại – Giọng em ráo...
Đọc tiếp

: Dựa vào đoạn ngữ liệu trên: a. Tìm hai từ láy trong đoạn trích trên và phân loại từ láy đó? b. Tìm một từ ghép và đặt câu với từ ghép đó ?

Học sinh đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. ... Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe. Bỗng em lại tụt xuống chạy về phía tôi, tay ôm con búp bê. Em đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ. - Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chứ? Anh hứa đi. - Anh xin hứa. Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe. Chiếc xe tải rồ máy, lao ra đường và phóng đi mất hút. (Ngữ Văn 7 – tập 1)

0