Bài 10: Áp suất trên bề mặt Trái Đất được tính là 760 mmHg (milimet thủy ANG
ngân) (bề mặt Trái Đất được tính ngang với mực nước biển). Biết rằng cứ
lên cao 12m so với mực nước biển thì áp suất giảm đi 1 mmHg.
a) Em hãy viết hàm số biểu diễn áp suất khí quyển p (mmHg) theo độ cao h(m)(h<9120)?
b) Em thử tính xem ở Đà Lạt áp suất là bao nhiêu ? Biết rằng Đà Lạt
cao 1475m so với mực nước biển (làm tròn hàng đơn vị).
c) Một người leo núi và đo được áp suất là 523 mmHg. Hỏi anh ta đang ở độ cao bao nhiêu mét so với mực nước biển
a) Bạn tự làm nhé !
b) Số lần mmHg giảm xuống khi ở độ cao của Đà Lạt:
\(1475:12\approx123\) (lần)
Số mmHg giảm xuống:
\(123\cdot1=123\left(mmHg\right)\)
Áp xuất khi quyển ở Đà Lạt là:
\(760-123=637\left(mmHg\right)\)
c) Số mmHg đã bị giảm xuống:
\(760-523=237\left(mmHg\right)\)
Độ cao hiện tại của vị trí đó so với mặt nước biển:
\(237\cdot12=2844\left(m\right)\)